Top các loại Cây Bonsai đẹp có giá trị đắt đỏ

Thế cây Bonsai đẹp được nhiều người yêu thích

Tổng hợp các loại cây Bonsai đẹp hiện nay

Nhắc đến Cây Bonsai thì ta biết rằng đây là một cây được trồng trong khay. Chậu giúp làm sạch bầu không khí trong nhà, nó khiến cho người xem luôn được thư giản, và thỏa mãn thị giác. Bonsai  được các nghệ nhân cắt tỉa tạo dáng theo phương pháp rất đặc biệt.

Vậy bonsai bắt nguồn từ đâu ? Chúng xuất hiện ở Việt Nam từ bao giờ, và cách trồng và chăm sóc nó như thế nào?…và rất nhiều câu hỏi mà mọi người đang quan tâm về bonsai. Bây giờ cùng Thời Sự sẽ cùng bạn tìm hiểu về Bonsai để giải đáp những câu hỏi của nhiều đọc giả đã gửi về nhé.

Thế cây Bonsai đẹp được nhiều người yêu thích
Thế cây Bonsai đẹp được nhiều người yêu thích

Nguồn gốc lịch sử cây Bonsai

Trung Quốc là nơi đầu tiên mà các mô hình phong cảnh, cây thu nhỏ đã được biết đến và trải qua hàng nghìn năm phát triển dần dần bonsai xuất hiện như là hiện nay.

Một trong những truyền thuyết từ xa xưa về bonsai là vào đời Hán (Trong những năm 206 TCN – 220 SCN),một vị hoàng đế đã ra lệnh tạo một mô hình phong cảnh trong sân với đầy đủ những ngọn núi đồi, sông nước và cây cối nhằm mục đích để mô phỏng toàn bộ vương quốc của ông đang cai trị.

Hoàng đế ngắm nhìn phong cảnh này mỗi ngày như nhìn thấy cả đất nước của riêng mình với niềm tự hào vô cùng. Ông coi nó là vật sở hữu của riêng mình, và bất kỳ ai có những cảnh vật tương tự, hoặc chỉ là một phần rất nhỏ cũng bị ông gán vào tội chết.

Tuy nhiên, trước truyền thuyết này, vào năm 1972  người ta cũng từng phát hiện trong lăng mộ của hoàng tử Zhang Huai ( đời nhà Đường từ năm 618 đến năm 907 SCN). Hai bức vẽ trên bức tường trong lăng mộ,  một bức về một phong cảnh và bức còn lại về một cây được trồng trong chậu. Cả 2 bức này đều mang dáng vẻ của cây bon sai. Đây chính là minh chứng cho việc cây bon sai dã xuất hiện từ rất lâu.

Đất nước tiếp theo là Nhật bản, cũng được xem là nơi nghệ thuật Bonsai phát triển rộng rãi bậc nhất nhưng cũng chỉ bắt đầu xuất hiện vào giai đoạn Heian (794 – 1185 SCN) và Kamakura (1185 – 1333 SCN) từ các nhà sư Phật giáo. Ban đầu bonsai là một thú chơi của những người quyền quý, dần dần nó đóng vai trò quan trọng trong văn hóa giải trí của triều đình. Trong giai đoạn đầu, nghệ thuật bonsai Nhật Bản vẫn mang đậm nét của Trung Quốc. Và mãi sau một thời gian dài thì nó mới thực sự phát triển một cách rực rỡ.

Tổng hợp mẫu bonsai đẹp say đắm lòng người
Tổng hợp mẫu bonsai đẹp say đắm lòng người

Hầu hết Những cây bonsai đến Phương Tây đầu tiên đều có xuất xứ từ Nhật Bản và Trung Quốc.

Năm 1879, người Nhật đã giới thiệu bonsai đến hội chợ thế giới tại Paris, Sau đó các cuộc triển lãm có sự góp mặt của cây bonsai liên tục được diễn ra. Một trong những cuộc triển lảm nổi bật nhất đó là triển lãm văn hóa truyền thống tại Anh vào năm 1910 đã bắt đầu làm gia tăng sự chú ý của đông đảo người quan tâm về loại hình nghệ thuật bonsai. dần dần, họ đã công nhận và coi đây là một loại hình nghệ thuật thực sự.

Năm 1989, nghệ thuật bonsai đã phát triển đến giai đoạn phổ thông trên khắp thế giới

Phân loại bonsai 

Các loại bonsai dựa theo kích thước

Dựa vào kích thước phổ biến mà Bonsai được phân làm 4 nhóm sau :

Mini bonsai

Loại cây dưới 15cm là bonsai rất nhỏ, được trồng trong chậu nhỏ và trưng bày trong nhà.

Little bonsai

Loại cây cao từ 16 đến 30cm là bonsai nhỏ.

Normal bonsai

Loại cây cao từ 31 đến 60cm là bonsai trung bình.

Big bonsai

Loại cây cao trên 60cm là bonsai lớn, được trồng trong chậu đặt ở sân vườn hoặc trước hiên nhà.

Mẫu Bonsai đẹp
Mẫu Bonsai đẹp

Các loại bonsai dựa theo nguồn gốc 

Dựa vào nguồn gốc mà Bonsai có thể chia ra làm ba loại chính:

Bonsai thiên nhiên

Loại này thường mọc trong các khe đá trên núi cao, hoặc ở các vách đá dựng cheo leo dọc bờ biển trên các hòn đảo. Bởi vì chúng thường mọc trên các vùng đất rất khô khan và nghèo về dinh dưỡng, cho nên nhiều cây sống đến vài thế kỷ mà cao có vài feet, mang đầy đủ các đức tính hiếm có. Đây là loại Bonsai khó sưu tập nhất.

Bonsai nhân tạo

Có hai loại nhan giống từ cây giống thông thường trong các trại cây và từ các giống kiểu được sưu tầm.

Bonsai do sự trồng tỉa từ hột hoặc cắt ghép nhánh

Đây là một trong những cách nhân giống công phu và đòi hổi cao nhất trong nghệ thuật chơi Bonsai vì chúng được “đẻ” ra tác phẩm từ đầu và nuôi nấng qua thời gian để trở thành cá thể mới.

Các thế cây bonsai phổ biến

Ban đầu bonsai được chia thành 5 thế cơ bản:

Thẳng đứng (Chokkan)

Thẳng đứng phóng khoáng (Moyogi)

Nghiêng (Shakan)

Thác đổ (Kengai)

Nửa thác đổ (Han Kengai ).

Những mẫu bonsai đẹp nhất hiện nay
Những mẫu bonsai đẹp nhất hiện nay

Tuy nhiên, sau khi đã phát triẻn thành nghệ thuật thì bonsai được chia thành rất nhiều thế:

Rễ phủ trên đá (Sekijoju)

Rễ trong đá (Ishizuke)

Chổi (Hokidachi)

Bạt phong (windswept)

Song thụ và tam thụ (Ikadabuki), thế lùm (clump style), văn nhân (bunjin-gi), thế cành rũ (weeping style), thế gỗ mục (dead wood) và nhóm cây hay rừng (Yose Uye)…

Theo một số tạp chí về cây cảnh cũng như kinh nghiệm admin thấy, Các thế cây bonsai được tạo rất đa dạng, dưới đây là một số thế bonsai được ưa chuộng có thể kể đến.

Các dạng Bonsai phổ biến

Bonsai Thế ngũ nhạc

Mô phỏng 5 ông già ngồi đàm đạo hoặc cảnh 5 ngọn núi trong quần thể Ngũ Hành Sơn. 5 cá thể được trồng trong một chiếc chậu hoặc khay to làm cảnh núi rừng, mỗi cá thể cây có một dáng riêng biệt, có thể đứng hết hoặc cây xiêu, cây nằm nhưng kích thước phải có cây lớn, cây nhỏ như sơn thủy mới đẹp.

Thế long đàn phượng vũ

Mô phỏng hình dáng chim phượng đang múa thể hiện sự vui vẻ, yêu đời như chim phượng. Cây thường có hai rễ nổi cao lên thành 2 chân, với ngọn làm đầu chim với cành thứ nhất xòe ra phía sau làm đuôi chim, hai cành uốn xòe ra thành hình cánh chim đang múa. Ở thế này Bonsai đẹp hay không phụ thuộc vào bàn tay của nghệ nhân, phải uốn tỉa làm sao cho uyển chuyển, mềm mại như cánh chim đang múa.

Thế quần thụ tam sơn (thế tam tài)

Mô phỏng 3 cây nằm chung trong một chậu to,. Ba cây đứng gần ngay hàng, cây cao ở giữa và hai cây thấp hơn ở 2 bên. Hoặc có một số nghệ nhân còn để các cây so le nhay, cây to thường có 5 tàn, hai cây  nhỏ còn lại có 3 tàn, cành có thể giao với nhau nhưng phải tạo sự cân đối. Thế uốn này thường được các chuyên gia dùng để uốn với cây tùng hoặc cây bách rất đẹp.

Thế lưỡng long tranh châu

Mô phỏng hai con rồng uốn khúc giao đầu như đang tranh nhau hạt minh châu nằm ở giữa, 2 cây trồng chung vào một chậu, các nhánh làm chân và mây, tán là đuôi xòe ra như múa. Thế này thường uốn với cây mai chiếu thủy, cần thăng hay kim quýt. Lưu ý là không nên đặt hòn cuội hay viên đá quá tròn vào vì nó sẽ khiến bonsai mất đi sự tự nhiên.

Bonsai thế lưỡng long tranh châu
Bonsai thế lưỡng long tranh châu

Thế long bàn hổ phục

Thế long bàn hổ phục mô phỏng tư thế một con rồng nằm uốn khúc và một con hổ nằm sát đất chịu khuất phục bởi chủ nhân, thường các nghệ nhân dùng cây cảnh to có hai thân hoặc hai cây được trồng chung một chậu để uốn. Vì đây là thế uốn rất khó, cho nên các nghệ nhân lão làng mới thực hiện được.

Thế trung bình ngay

Thế trung bình ngay là cây có dáng thẳng đứng và một bộ rể xòa nổi ra trên mặt đất. Gốc to và lồi, các nhánh của cây được uốn đan xen nhau theo một thứ tự nhất định. Đây là một thế không quá khó để uốn, chỉ cần biết phân tàn, cành hợp lý. Thế uốn trung bình ngay biểu tượng cho sự thật thà, ngay thẳng.

Thế trung bình cong

Mô phỏng thân cây cong như thân rồng. Các nhánh đều được uốn so le, phía dưới to trên nhỏ nhưng ngọn phải uốn từ đầu.

Thế trực quân tử

Mô phỏng thế trực thẳng đứng, các cành nhánh ngay thẳng, đường nét dứt khoát. Tượng trưng cho phong cách đĩnh đạc và thanh cao.

Ngoài ra, còn có một số thể độc đáo khác như thế trực liên chi, thế trực quân tử liên chi , thế thất hiền, thế nhất trụ kình thiên, thế tùng thập, thế long thăng, thế long giáng…

Thú chơi bonsai của nhiều đại gia
Thú chơi bonsai của nhiều đại gia

Kỹ thuật trồng và chăm sóc bonsai

Kỹ Thuật trồng bonsai tại nhà

Kỹ thuật trồng Bonsai cũng như cách trồng những cây nghệ thuật khác. Có thể nói chúng rất dễ trồng nhưng rất khó giữ nếu chúng ta trồng và săn sóc không đúng cách. Nhưng Bonsai càng khó hơn vì cây được trồng trong chậu cạn, ít đất nên đất rất mau khô.

Nếu bón phân nhiều quá cây se mọc rất tốt, lá um tùm sẽ làm mất dáng Bonsai, nhưng khi ít phân không đủ dinh dưỡng nuôi cây sẽ chết. Nước và ánh sáng cũng như vậy, phải vừa đủ không thừa không thiếu.

Chậu trồng bonsai như thế nào

Một trong  những yếu tố quan trọng trong kỹ thuật trồng và săn sóc bon bai được chọn là chậu, Chậu phải thích hợp với loại cây mình chọn trồng. Có các loại chậu:, chậu tròn, chậu vuông, chậu hình chữ nhật, hình đa giác, hình bầu dục….

Màu sắc của chậu được chọn phải đồng điệu với cây mới tạo nên được sự duyên dáng cân bằng với cây. Đặc biệt lưu ý với cây có dáng cổ thụ thì nên chọn những chậu mang dáng cổ điển để tránh tình trạng mất cân xứng giữa chậu và cây.

Một chậu bon sai đẹp và có giá trị như thế nào

Nó không chỉ phụ thuộc vào cây, dáng dấp, tư thế uốn mà nó còn phụ rất nhiều vào chậu. Đó là lí do trong những cuộc triễn lãm Bonsai có rất nhiều chậu đựng Bonsai là đồ cổ trên trăm năm.

Có một câu chuyện vui về Bonsai được kể là một du khách Mỹ đến trại cây mua một  chậu cây Bonsai, sau khi hai bên đồng ý giá cả, người Mỹ trả tiền rồi bước đi ngay. Nhưng khi Ông vừa bước ra khỏi cửa thì người bán hàng mới chợt nhớ ra giá bán chỉ tương xứng với cây Bonsai mà thôi. Nên ông chạy theo đòi thêm tiền cho cái chậu.

Người Mỹ đã quay lại và trong sự ngạc nhiên của người bán hàng, người Mỹ đã nhổ trả cây Bonsai và quay lưng bước đi thật nhanh với cái chậu cổ trên ta. Câu chuyện có ý chê bai người Mỹ nhưng cũng thật đáng để cho chúng ta ngẫm nghĩ giá trị của chậu trong việc trồng Bonsai.

Hình ảnh cây bonsai đẹp trước nhà
Hình ảnh cây bonsai đẹp trước nhà

Cách chăm sóc và trang trí bonsai sao cho đẹp

Đá, rêu trang trí

Ngoài việc chọn chậu trồng thích hợp thì Bonsai còn phải đi kèm với rêu, nó góp phần tạo nên sự cổ phong cho toàn cảnh chậu. Ngoài ra người Nhật thường thích dùng đá đẹp để chung với Bonsai hoặc để riêng bên cạnh để tăng thêm sự nhịp nhàng và tinh tế của cây.

Rêu có nhiều loại nhiều màu đa dạng, nhưng rêu nhung xanh là thông dụng được chọn nhiều hơn các màu khác. Còn các màu rêu vàng, rêu nâu, rêu vàng đỏ, và cả rêu màu tím trông rất lãng mạn nhưng ít được chọn hơn.

Một cây Bonsai đẹp phải phơi được cả rễ hoặc rễ cây phủ quanh cục đá. Nếu một cây Bonsai mà gốc thẳng cứ thẳng tiến vào mặt đất thì chẳng còn gọi là Bonsai được.

Lưu ý khi trồng bonsai

Như đã chia sẻ ở trên, đất và phân bón của Bonsai không được giàu quá hoặc nghèo quá sẽ ảnh hưởng đến dáng, làm cho Bonsai mất đẹp. Trong kỹ thuật Bonsai hai chữ mà các bạn phải luôn quan tâm đầu tiên là “quân bình” và “hòa điệu” tức là luôn luôn phải được nghĩ đến trước, trong lúc và sau khi hoàn thành nên một cây Bonsai có tầm vóc.

Cách pha trộn đất trồng Bonsai

Thành phần đất trồng chung cho Bonsai là hỗn hợp pha trộn bao gồm:  3 phần đất thịt + 1 (hay 2) phần cát thô + 1 phần lá mủn + 1/2 phần phân chuồng + 1/2 thức ăn bằng xương nghiền nát.

Lưu ý : Không nên dùng potting soil pha chế sẵn. Tùy theo loại cây chịu acid hay loại cây chịu tính kiềm mà chúng ta nên thêm vôi vào hổn hợp đất trộn cho thích hợp.

Nước và ánh sáng chiếm phần quan trọng còn lại trong việc săn sóc Bonsai: thông thường Bonsai loại xanh muôn thuở và loại thông (coniferous) đều thích ở ngoài trời. Chúng ta có thể tưới bằng vòi nước cho thật ướt cả cây lẫn đất.

Đối với loại bonsai  theo mùa, người trồng lưu ý cần phải đem vào nhà hoặc nơi kín vào mùa đông để tránh lạnh. Ðể bonsai lên một cái khay tưới thật chậm chờ cho nước thấm rồi mới tưới. Đặc biệt lưu ý tưới chậm cho đến khi nào thấy nước chảy tràn ra khay hãy thôi, không nên tưới nhanh mạnh.

Chơi bonsai là phải chơi như thế này
Chơi bonsai là phải chơi như thế này

Thưởng thức bonsai đẹp

Trong thiên nhiên, cây cảnh nào cũng đẹp, cây nào cũng quý. Nhưng với bonsai, là loài cây đã được chăm chút từng chút,được gọt giũa bởi đôi bàn tay tài hoa cần mẫn và kiên trì những nghệ nhân thì vẻ đẹp đó đã bước sang một đẳng cấp khác, dẳng cấp cao hơn.

Một nghệ nhân thực thụ là người có thể biến một cây cảnh thông thường trở thành một tác phẩm bonsai mà không để lại vết cắt, đục khoét gì. Họ tạo ra những tác phẩm khiến người xem không dễ dàng nhận ra được.

Vẻ đẹp của một chậu bonsai, không chỉ đơn thuần nằm ở vẻ đẹp bên ngoài với gốc, rễ. Thân và nhánh hay các thế cây đẹp, độc mà còn ở tư duy sáng tạo. Ý nghĩa và giá trị nhân văn mà những nghệ nhân tài ba đã truyền tải đến người sở hữu.

Chính vì lý do này, hiện nay giới trẻ không yêu cầu khắt khe về thế đứng của bonsai khi chọn mua nữa mà thay vào đó là họ chú ý nhiều hơn tới những gì mà tác giả đã dày công vun đắp.

Không chỉ có ở nghệ nhân, người chơi bonsai cũng là những người có trái tim yêu cây cỏ thực sự. Có tính kiên nhẫn để thưởng thức bonsai, thậm chí có thể mất đến hàng giờ để cảm nhận được vẻ đẹp tiềm ẩn của nó.

Vì thế nếu bạn chưa bao giờ hiểu gì hay chưa hiểu chính xác về bonsai, hoặc vẫn còn mơ hồ về nó thì hãy tìm hiểu về môn nghệ thuật này trước khi quyết định mua bonsai nhé. Cây đẹp thì cũng cần một tâm hồn đẹp để thưởng thức nó, Bạn hãy ngắm nhìn chúng như thể bạn đang thực sự “chạm vào” từng tiểu tiết lá cây, nhành cây, thân cây và cố gắng nắm bắt và giải đáp thông điệp mà các nghệ nhân đã truyền đạt nhé.

Trong tất cả các bộ môn nghệ thuật nào cũng vậy, đều có những ưu và nhược điểm riêng, Và Bonsai cũng không ngoại lệ. Nhưng khi đến với nghệ thuật trồng và chăm sóc Bonsai ngoài tính kiên trì thì kết quả mà bạn nhận được sẽ tuyệt vời vô cùng.

Với chia sẻ tổng quan về cây Bonsai trên đây, tuy chưa tròn vẹn lắm. Nhưng cũng phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc về loại cây này. Chúc các bạn luôn có tình yêu cây cảnh và có thêm nhiều hơn những tác phẩm nghệ thuật bonsai đặc sắc.