Máy đọc mã vạch loại nào tốt? Cách chọn máy đọc mã vạch phù hợp

Bạn đang phân vân không biết máy đọc mã vạch loại nào tốt để đầu tư cho cửa tiệm của mình? Trong bài viết này, VinID sẽ giới thiệu đến bạn 10 loại đầu đọc mã vạch phổ biến, vừa đảm bảo chất lượng, tiết kiệm chi phí, vừa tối ưu hóa tính năng của thiết bị.

1. Máy đọc mã vạch loại nào tốt? – Máy đọc mã vạch Antech AS1280i

Antech AS1280i có đầy đủ cả 3 yếu tố độ bền, tính năng và công nghệ:

  • Công nghệ quét mã vạch 1D với tốc độ siêu nhanh 550 scan/s. Có thể quét mã bị mờ, cong, xước, mã vạch trong túi nilon (hộp sữa) hay mã barcode mỹ phẩm khó đọc.
  • Máy dễ cầm nắm, độ bền chuẩn IP54, hạn chế bám bụi, hơi nước, chịu lực rơi từ độ cao 1,5m.
  • Kết nối dễ dàng với các loại PC, laptop hiện nay.

Do vậy, thiết bị này đang được sử dụng nhiều trong siêu thị, tiệm tạp hóa, cửa hàng mỹ phẩm, thời trang,…

2. Máy đọc mã vạch Honeywell Xenon 1900

Đây là dòng máy đọc mã vạch 2D thế hệ thứ 6 của Honeywell (Mỹ) với nhiều tính năng nổi bật:

  • Quét được hầu hết các loại mã vạch như: 1D, PDF, 2D, Postal và OCR symbologies. 
  • Tùy vào ứng dụng đọc có thể điều chỉnh tiêu cực (cao, tiêu chuẩn và mở rộng).
  • Kết hợp công nghệ chụp ảnh Adaptus 5.5 và phần mềm cho phép mở rộng chiều sâu trường quét Swift Decoder Omniplanar giúp đọc mã vạch nhanh. Đồng thời, tăng khả năng nhận diện mã vạch chất lượng kém. 

3. Máy quét 2D TEKI TK55

Máy đọc mã vạch loại nào tốt nhất trong lĩnh vực công nghiệp? Máy quét 2D TEKI TK55 là một gợi ý cho bạn. Thiết bị này có thể đọc được mã khắc trên kim loại, tốc độ đọc mã 1D và 2D là 300scan/s. Khi đọc mã máy sẽ kêu bíp bíp cho người dùng dễ nhận biết và quan sát. 

Máy có gam màu xanh phối đen tinh tế, độ hoàn thiện cao. Ngoài ra, máy quét 2D TEKI TK55 cực kỳ bền vì còn được trang bị cò bấm lên tới 1 triệu lần nhấn. Và khi rơi từ độ cao 1.8m, máy vẫn hoạt động tốt nhờ được bọc lớp cao su cao cấp ở phần đầu và tay cầm.

4. Máy quét mã vạch kiểm kho Opticon H-22 1D

Để đánh giá máy đọc mã vạch loại nào tốt bạn cũng có thể dựa vào thương hiệu. Bên cạnh Honeywell, Antech, Opticon của Hà Lan là một thương hiệu uy tín trong lĩnh vực sản xuất  máy đọc mã vạch. 

Sản phẩm đình đám của Opticon được nhiều người biết đến nhất là Opticon H-22 1D. Với thiết kế đột phá như một chiếc điện thoại có phím bấm vật lý và màn hình cảm ứng, dễ cầm, dễ thao tác. Thậm chí là có cả mic, cả loa, dock sạc đi kèm. 

Thiết bị có tốc độ xử lý nhanh do được trang bị công nghệ quét 65nm tia laser cùng đèn flash LED giúp đọc mã vạch 1D, 2D chính xác (100 lần/giây). Ngoài ra, bộ nhớ cực kỳ ấn tượng cùng dung lượng pin khủng (Lithium-Ion 3.7V – 3.060mAh) nên bạn có thể dùng được trong thời gian dài. 

5. Máy quét mã vạch Honeywell YJ5900

Honeywell YJ5900 là loại máy quét khá thông dụng tại các tiệm tạp hóa, cửa hàng bán lẻ, tiệm thuốc, siêu thị. Máy có màu đen nhám, kích thước nhỏ gọn nên khá tiết kiệm diện tích. Phần vỏ được làm bằng nhựa ABS cao cấp chịu lực, độ bền cao. 

Điểm mạnh của thiết bị này phải kể đến:

  • Ứng dụng công nghệ laser đa tia đọc/quét được hầu hết các loại mã vạch 1D
  • Độ nhạy cao, quét được đa hướng
  • Scan nhanh chóng với tốc độ đọc tối đa khoảng 1650 lần/giây và những mã vạch có độ mịn nhỏ 5 mil (~ 0.13 mm)
  • Hiệu suất hoạt động ổn định, tốn ít điện năng

Nếu chưa biết máy đọc mã vạch loại nào tốt, bạn có thể tham khảo dòng máy này.

6. Máy quét mã vạch Symbol LS2208

Máy quét mã vạch tốt trong tầm giá 1 – 2 triệu đồng phải nhắc đến Symbol LS2208. Máy có kiểu dáng nhỏ gọn, kết cấu vỏ ngoài bằng nhựa tổng hợp cứng cáp, độ bền cao, chịu được va đập mạnh. Cửa thoát sử dụng kính cường lực nên hạn chế trầy xước khi quẹt. 

Điểm nổi bật nhất của thiết bị này là tích hợp công nghệ đọc tất cả các loại mã vạch 1D với tốc độ 100 lần/giây. Ngoài ra, còn có 2 chế độ quét thông minh là bấm quét và quét tự động. Máy cũng có thêm bộ chân đế rảnh tay bên dưới giúp thu ngân thao tác máy nhanh hơn. 

7. Máy quét mã vạch không dây wifi 2.4G SC830G

Do là một thiết bị cầm tay nên khi mua máy quét mã vạch nhiều người sẽ quan tâm đến trọng lượng và tính cơ động. Máy quét mã vạch không dây wifi 2.4G SC830G đáp ứng được ngay tiêu chí này. Máy có trọng lượng siêu nhẹ, không có dây nên không bị giới hạn không gian như những dòng khác. Bạn có thể mang theo bên mình để quét mã bất cứ lúc nào. 

Máy hỗ trợ đọc mã 1D, 2D nhanh chóng với độ chính xác cao ngay cả khi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp đến sản phẩm. Với khả năng kết nối bluetooth, wifi và dễ dàng cài đặt trên laptop, PC nên cho phép bạn gửi thông tin mã vạch đã check đến trạm Dock rất nhanh. Đây là thiết bị dùng pin sạc, sạc qua cáp USB và tự ngắt khi đầy nên bạn cũng không phải lo pin bị chai hay tốn điện. 

8. Máy quét mã vạch Datalogic QW2100

Giá hợp lý (hơn 1,3 triệu), thiết kế nhỏ gọn, linh hoạt (để bàn, cầm tay) là những ưu điểm của dòng máy quét mã vạch thế hệ mới Datalogic QW2100. Vỏ máy và chân đế làm từ nhựa cứng, bo mạch bền, chịu được thời tiết khắc nghiệt và va đập mạnh khi rơi từ độ cao 1.5m (tương đương IP42).

Đặc biệt, máy tích hợp công nghệ quét mã độc quyền Green Spot giúp nhận dạng mã nhanh, kể cả mã bị trầy xước, bọc nilon. Tốc độ scan là 400 lần/giây). Thao tác sử dụng máy đơn giản với bấm quét bằng tay và tự động. Những ai không biết nhiều về công nghệ cũng đều có thể dùng được.

9. Máy quét mã vạch Symbol LS1203

Đây là dòng máy chuyên dụng quét mã vạch 1D, GS1 Databar với tốc độ scan khoảng 100 lần/giây. Phạm vi quét cũng khá rộng, linh hoạt với nhiều góc trong bán kính 1m.  Nhờ vậy tiết kiệm thời gian cho cả khách hàng lẫn nhân viên thu ngân. Máy có tay cầm trọng lượng nhẹ chưa tới 130g và chân đế khá vững chắc bên dưới. Giao diện máy trực quan, dễ quan sát với 2 chế độ phát động hoặc liên
tục tùy chọn theo mục đích sử dụng.

10. Máy quét mã vạch giá rẻ Giant Line G1

Giant Line G1 là một trong những dòng máy quét mã vạch tốt nhất và rẻ nhất thị trường hiện nay. Với giá chỉ hơn 500.000 đồng bạn đã sở hữu một thiết bị đọc được hầu hết mã 1D và GS1 DataBar ở nhiều biến thể khác nhau. Ưu điểm của máy có thể kể tới:

  • Đọc mã vạch dưới ánh sáng mặt trời.
  • Thiết kế kiểu dáng cầm tay nhỏ gọn, chất liệu nhựa ABS màu đen bền đẹp, chịu lực và va đập tốt.
  • Công nghệ đọc laser với tốc độ scan nhanh chóng 330 lần/giây, phạm vi bán kính dưới 1.5m.
  • Tích hợp 2 chế độ thủ công, bấm tay sử dụng tiện lợi.
  • Cổng kết nối USB tương thích với cả laptop và PC.

11. Kết luận: Tiêu chí lựa chọn mấy đọc mã vạch 

Nhìn chung, để đánh giá máy đọc mã vạch loại nào tốt, người dùng khi mua hãy cân nhắc các yếu tố sau:

  • Mục đích sử dụng máy quét mã vạch: dùng ở cửa hàng bán lẻ, siêu thị hay kho hàng của nhà máy, khu công nghiệp?
  • Ưu tiên máy quét 2D vì nó cũng có thể đọc được cả mã vạch 1D.
  • Thương hiệu uy tín.
  • Thiết kế gọn nhẹ, dễ cầm nắm, độ bền IP42 trở lên.
  • Tích hợp công nghệ quét laser tốc độ cao.
  • Thao tác dễ dàng, chi phí hợp lý. Với các tiệm tạp hóa, bán lẻ có quy mô nhỏ có thể cân nhắc loại từ 1-3 triệu đồng. Hoặc cũng có thể sử dụng ứng dụng quản lý hàng hóa miễn phí VinShop tích hợp quét mã vạch bằng camera trên smartphone.

Trên đây, VinID đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc máy đọc mã vạch loại nào tốt? Hy vọng bạn đã có được cho mình sự lựa chọn phù hợp!

Ngoài ra, vẫn có một giải pháp giúp bạn thanh toán nhanh hàng hóa ở cửa hàng tạp hóa mà không cần đầu tư quá nhiều thiết bị. Tính năng bán hàng trên ứng dụng VinShop là giải pháp tuyệt vời dành cho bạn.

Xem thêm bài viết liên quan:

Quét mã vạch sản phẩm để làm gì? Quét mã vạch của sản phẩm bằng gì?

Hướng dẫn cách sử dụng tính năng bán hàng trên ứng dụng VinShop