Bài văn hay tả bố

Bài văn hay tả bố

Có rất nhiều người mà tôi yêu mến. Nhưng có lẽ ngày hôm nay tôi chỉ xin viết về một người trong số đó – bố của tôi
Đối với tôi bố giống như một soái ca vậy. Mỗi lần nghĩ đến bố mọi sự sợ hãi đều tan biến. Nhìn thấy bố, cảm giác an toàn lắm.
Nhà tôi ở miền trung.

Tôi nhớ lúc nhỏ, một mình gia đình tôi sống ở quê, các bác các chú đa số đều ở Hà Nội. Mỗi lần có viêc là anh em lại tụ tập giúp đỡ nhau. Mỗi lần như thế bố lại phải lặn lội ra Hà Nội. Thời đó, xe khách k nhiều cũng k thuận lợi như bây giờ, nên bố tôi luôn tự đi xe máy.

Bố nói đi xe máy cho chủ động. Chị em tôi từ nhỏ đã quấn bố. Mỗi lần các bác gọi điện về, bố bảo phải ra Hà Nội, chúng tôi đều k nỡ, lúc nào cũng hỏi khi nào thì bố về. Bố luôn nói ” ở nhà ngoan, xong việc rồi bố về”. Vậy mà tôi hiếm khi thấy bố đi quá một ngày.

Vì mọi người hay kể lại, mỗi lần bố đi vắng là chị e tôi lại chạy ra đê để đợi bố về, nếu k thấy bố thì đứa nào cũng ủ rủ. Vì vậy, bố thường đi từ sáng sớm, sau đó về trong ngày. Trước đây còn nhỏ, tôi k biết đi về trong ngày như thế vừa mệt vừa nguy hiểm, mà chỉ thấy bố về là vui thôi.

Sau này khi chúng tôi lớn hơn một chút, bố vẫn luôn ân cần. Học đến lớp 5 lớp 6 rồi chúng tôi có thể tự đạp xe đi học. Vậy mà mỗi lần trời mưa, bố đều nhất quyết phải trở bọn tôi đi vì sợ trời mưa chúng tôi vất vả. Ngày xưa k có đường bê tông như bây giờ mà là đường đất. Mặc dù trời mưa, đường lầy lội trơn trượt bố vẫn đều đặn trở ba chị e tôi đi hoc rồi đón về. Trên đường còn k quên bày trò hài hước khiến chúng tôi cười k ngớt.

Năm tôi học lớp 10, ở nhà có dịch đau mắt đỏ, tôi k may bị nặng, mắt gần như k nhìn thấy gì, chỉ như một làn sương đặc. Bố mẹ phải cho tôi ra Hà Nội khám. Ở viện mắt, tôi được kết luận là viêm giác mạc đốm, mà đốm thì rất nhiều nên phải điều trị lâu dài, tái khám 1 tuần một lần. Thế là ròng rã suốt 2 năm, tuần nào bố con tôi cũng ra Hà Nội một lần. Dậy từ sáng sớm đi khám để kịp về cho ngày hôm sau tôi còn đi học.

Cả hai bố con đều mệt mỏi, nhưng bố vẫn luôn động viện tôi ” không sao, mình có bệnh thì mình phải chữa”. Sau này mắt đỡ hơn một chút thì 2 tháng 3 tháng mới đi khám lại một lần. Bố vẫn là người đưa tôi đi. Mãi đến khi lên đại học rồi, tôi thấy bố vất vả nên k cho bố đi cùng nữa, tự tôi có thế đi được.

Thấy tôi kiên quyết bố đành ở nhà, nhưng vẫn k thôi gọi điện nhắc nhở. Đợt thi đại học, vì chia cụm thi nên tôi k còn phải ra tận nơi như trước nữa mà được thi luôn ở tỉnh. Đó là những ngày trời nắng nóng đỉnh điểm. A họ tôi thuê nhà ở gần chỗ tôi thi. Nên bố gửi tôi lại nhà anh chị. Còn mình thì đi về.

Nhà tôi cách thành phố 40km, ngày nào bố cũng lên từ sớm đưa tôi đi ăn sáng, ngồi quán nước hay vỉa hè đợi tôi thi xong r đón về nhà anh chị ăn cơm. Chiều tôi thi xong thì bố lại về nhà. Mỗi lần bố lên đều thấy bố xách rất nhiều đồ ăn. Vì sợ tôi ngại nên bố dặn tôi: thức ăn bố mẹ mang lên cho a chị rồi, con k cần ngại cứ ăn uống tự nhiên lấy sức mà đi thi. Thế mới hiểu nỗi lòng của cha mẹ đến đâu. Luôn lo lắng những thứ nhỏ nhặt nhất. Còn nhớ hôm biết kết quả thi đại học. Tôi bị trượt nguyện vọng một. Tôi nói với mẹ, với bác là tôi trượt rồi rất dễ dàng.

Nhưng khi nhìn bố tôi chỉ nói được hai chữ ” bố ơi” rồi bật khóc nức nở. Bố luống cuống hỏi tôi bị làm sao, có chuyện gì à. Rồi như chơt hiểu ra bố nói ” không sao, trượt nguyện vọng một thì còn nguyện vọng 2,3. Nếu k thích năm sau chúng ta thi lại”. Khi còn ô thi đại học, những lúc mệt mỏi hay k tự tin, tôi hay hỏi bố “bố, nếu con k đậu năm sau con thi lại nhé”. Lúc ấy bố tôi nói ” sao lại trượt, phải cố gắng đậu từ năm đầu để đi học với các bạn chứ, để lỡ một năm ôn lại khó lắm.” Vậy mà lúc này bố lại nói như thế làm tôi càng khóc to hơn. Bố chính là người mà cả đời này tôi k muốn làm thất vọng nhất. Vậy mà cho đến giờ, có lẽ tôi vẫn khiến ông phiền lòng.

Lên đại học tôi ở với bạn, bố cũng k tiện ra. Sau này e trai tôi đậu đại học, hai chị em ở chung. Ngày bố đưa e ra nhập học vào phòng tôi nghỉ ngơi. Trưa ăn cơm xong bố cũng k ngủ, cả trưa lọ mọ tìm chỗ mua đồ, sau đó lại lọ mọ sửa mại mấy ổ cắm, rồi dây nối cho chắc chắn. Trước khi về bố còn dặn đi dặn lại chị e tôi phải cẩn thận điện đóm, nếu thấy hư hỏng phải đi sửa ngay k thì nguy hiểm, rồi dặn bọn tôi đi học phải cẩn thận, phải nấu cơm ăn ít ăn ngoài thôi,… nói chung bố dặn rất nhiều rồi mới chịu về. Chúng tôi đã lớn thế này rồi mà bố mẹ vẫn không khỏi lo lắng.

Mẹ tôi hay kể, bố mẹ ở nhà ăn uống đơn giản lắm. Bố tôi k chịu ăn gì, chỉ thích ăn cơm với canh, cà và cá kho mặn, thỉnh thoảng mẹ có mua đồ về đổi món bố cũng k thích ăn. Vậy mà lần nào chúng tôi về quê, bố cũng dặn mẹ phải mua món này món kia, rồi đích thán xuống bếp nấu cho chị em tôi ăn. Nếu không thì bố sẽ bảo muốn ăn gì thì gọi cho mẹ để mẹ mua. Bố luôn bảo bọn tôi đi học vất vả nên về nhà phải được nghỉ ngơi, ăn uống tốt một chút.

Bố tôi là một người nông dân bình thường, học vấn cũng không cao, nhưng ông không muốn chị em tôi phải thua thiệt điều gì. Bố luôn yêu thương chị e tôi hết lòng. Mỗi quyết định chúng tôi đưa ra, mỗi lựa chọn chúng tôi chọn bố đều chưa từng phản đối. Bố k nói ra nhưng chúng tôi ai cũng cảm nhận được bố giống như đang nói ” bố tin các con luôn chọn lựa đúng đắn”. Đó là cách mà bố luôn đi cùng chúng tôi. Vì vậy bố là người k thể thiếu được đối với tôi.