10 tác dụng tuyệt vời từ cây mía có thể bạn chưa biết

Hình ảnh vườn mía xanh tươi

Cây mía có tác dụng gì với sức khỏe con người

Cây mía là loại cây được trồng phổ biến quen thuộc đối với con người Việt Nam chúng ta. Mía chủ yếu được dùng để sản xuất đường tinh luyện, một loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày. Ngoài việc sản xuất tin luyện thành đường, trong cây mía còn chứa nhiều dưỡng chất có công dụng trị bệnh khá hiệu quả.

Bài viết dưới đây Thời Sự sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về cây mía. Những tác dụng tuyệt vời mà cây mía mang đến cho sức khỏe của chúng ta.

Tìm hiểu thông tin chung về cây mía

Cây mía là cây gì

Cây mía hay còn gọi là cam giá, tên khoa học là Saccharumo offcinarum L. Thuộc họ lúa, thân cỏ, phân bố ở khu vực nhiệt đới và ôn đới ẩm như Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ, Brazil, Mỹ, Úc…

Trên thế giới, người ta trồng mía theo quy mô công nghiệp để sản xuất đường ăn sacaroza là chủ yếu. Tại Việt Nam, ngoài sản xuất đường, cây mía còn được khai tác sử dụng với nhiều công dụng hữu ích khác nhau.

Hình ảnh vườn mía xanh tươi
Hình ảnh vườn mía xanh tươi

Cây mía tiếng anh là gì

Cây mía tiếng anh là Sugarcane, là loại cây gắn liền với tuổi thơ của mỗi con người chúng ta. Chắc hẳn ai cũng đã từng một lần xước mía, ăn mía, uống nước mía.. Hoặc vui chơi trong các bụi mía rồi đúng không nào ?

Đặc điểm của cây mía

Cây mía thuộc họ lúa (Poaceae) nên thân yếu nhưng sống rất dai. Thân rễ to, mọc trườn lên mặt đất, cao từ 2 đến 6 mét, đường kính từ 2 đến 5 centimet. Thân cây mía chia làm nhiều đốt, ở giữa đốt là các mắt chứa nhiều đường.

Có nhiều loại mía khác nhau như: mía đe (thân nhỏ và thấp), mía bầu (thân to và cao)… tùy từng loại mà vỏ mía có nhiều màu sắc như màu xanh, màu tím, màu đỏ thẫm hoặc trắng.

Phạm vi phân bố cây mía

Cây mía có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo các thông tin thời sự nông nghiệp cho biết, mía hường phân bố ở phạm vi 35 độ vĩ Nam đến 35 độ vĩ Bắc, khu vực nhiệt đới ẩm và ôn đới. Tại Việt Nam mía được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc.

Mía khá dễ trồng vì không kén đất, có thể trồng mía trên nhiều loại đất khác nhau. Đất thích hợp để trồng mía phải là đất xốp, giữ ẩm và thoát nước tốt, độ pH vào khoảng 5.5-7.5. Thời gian thu hoạch khi mía được 10 đến 12 tháng tuổi.

Nơi phân bố chủ yếu của cây mía là vùng nào
Nơi phân bố chủ yếu của cây mía là vùng nào

Thành phần hóa học của cây mía

Trong thân cây mía chứa các thành phần như: đường sacaroza (7-10%), protein (0,22%), chất béo (0,5%).. Ngoài ra còn có calci, coban, crôm, đồng, kali, kẽm…cùng với đó là các loại vitamin B1, B2, B3, B5, B6, vitamin A, C.

Trong vỏ cây mía chứa các loại chất béo như: acid panmatic, acid capronic, acid linolic…Ngoài ra trong cây mía còn có các loại men lacaza, oxydaza, tyrozinara, gluxin, glutamin, loxin, tanin…

10 Tác dụng tuyệt vời từ cây mía đối với sức khỏe con người

Ngoài việc là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất đường, cây mía còn có những tác dụng tuyệt vời. Cây mía có lợi cho sức khỏe con người bởi nguồn dinh dưỡng dồi dào. Cùng Thời Sự điểm qua 10 tác dụng sau đây nhé.

Mía có thể giữ ấm cho cơ thể

Nếu cơ thể bị lạnh hoặc bị mất nước, bạn có thể uống nước mía để làm ấm và bù nước cho cơ thể, vì trong nước mía non có chứa nhiều loại men tốt cho việc điều hòa thân nhiệt.

Mía hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Trong nước mía chứa nhiều kẽm nên có khả năng ngừa các loại ung thư như vú, ung thư dạ dày…

Mía có thể hỗ trợ chữa bệnh vàng da

Uống nước mía giúp cải thiện chức năng gan, làm giảm sắc tố vàng gây nên bệnh vàng da.

Chữa mệt mỏi, khó ngủ

Ép nước mía, đun sôi cùng với một quả trứng gà, uống lúc nóng sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu và tỉnh táo hơn vào hôm sau.

Những tác dụng của cây mía là gì
Những tác dụng của cây mía là gì

Trị da khô bằng mía

Dùng hỗn hợp 1 trái dừa xiêm, 200 ml nước rau má ép, 200 ml nước mía ép, 2 muỗng mật ong. Có thể giúp bạn cải thiện tình trạng da khô, nứt nẻ nếu sử dụng thường xuyên vào mỗi tối trước khi đi ngủ.

An toàn với người bệnh tiểu đường

Người tiểu đường có ăn mía, uống nước mía được không ? Người bệnh tiểu đường nếu dùng nước mía lượng vừa phải sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe. Không làm tăng đường huyết vì mía có chất tạo ngọt tự nhiên.

Trị nôn mửa khi mang thai khá hiệu quả

Thai phụ có thể bỏ thêm 2 lát gừng vào 1 ly nước mía để uống sẽ giúp giảm tình trạng nôn mửa.

Chữa bệnh viêm da

Để trị viêm da bằng mía, chúng ta đem vỏ mía đem nướng, nghiền nát rồi trộn với dầu vừng. Sau đó đem bôi trực tiếp lên da sẽ giúp chỗ sưng viêm giảm rõ rệt.

Chữa táo bón bằng mía

Bệnh nhân táo bón giờ đây đã không còn lo lắng, bởi mía giúp xua tan nỗi lo về chứng táo bón. Chỉ với vài thao tác đơn giản, trộn 3 muỗng ăn canh mật ong với khoảng 200 ml nước mía lại với nhau. Uống ngày 2 lần sáng và tối để đạt hiệu quả nhé.

Giải rượu bia nhanh chóng bằng mía

Uống nước mía với một ít tắc sẽ giúp giải rượu, hơn nữa còn đỡ chống mặt, mệt mỏi khi tỉnh dậy.

Hình ảnh cây mía đẹp
Hình ảnh cây mía đẹp

Giá trị kinh tế của cây mía

Việt Nam là một trong những nước sản xuất đường với quy mô công nghiệp hiện đại. Mà cây mía chính là nguyên liệu không thể thiếu. Tính trên tổng sản lượng đường thô trên toàn thế giới thì đường mía chiếm khoảng 60%. Nên giá trị kinh tế của mía từ đó cũng được nâng cao rõ rệt.

Nước ta đứng thứ 10 trong nhóm những quốc gia có diện tích trồng mía lớn nhất thế giới. Cả nước có khoảng 41 nhà máy đường mía hoạt động, cho ra đời hơn 1,6 triệu tấn đường mía mỗi năm.

Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cây mía, từ nguồn xuất xứ cho đến đặc điểm nổi bật của mía. Đặc biệt là tác dụng tuyệt vời mà cây mía mang đến cho con người. Từ đó mỗi khi có nhu cầu sử dụng mía trong cuộc sống, bạn sẽ lựa chọn được cho riêng mình cách thức phù hợp nhất. Hãy tìm hiểu kĩ thông tin về các loại cây trước khi sử dụng nhé.