Cây cà phê – Nguồn gốc và sự phát triển của cây cà phê

1 ha trồng được bao nhiêu cây cà phê

Cây cà phê – Nguồn gốc cây cà phê, Cách trồng và chăm sóc hiệu quả

Cây cà phê – Nếu bạn có thói quen uống cà phê, hay đam mê hương vị của cà phê. Vậy bạn đã biết những tách cà phê thơm ngon đấy xuất phát từ đâu chưa.

Bài viết này Thời Sự sẽ cho bạn biết nguồn gốc cây cà phê từ đâu ? Giải đáp 1 ha trồng được bao nhiêu cây cà phê ? Kỹ thuật trồng và chăm sóc, trị bệnh gỉ sắt trên cây cà phê.. Điều mà nhiều bà con nông dân quan tâm nhất hiện nay.

Tìm hiểu thông tin chi tiết về cây cà phê

Cây cà phê là cây gì

Cà phê là một loài cây lâu năm được trồng nhiều ở các tỉnh vùng núi nước ta. Loài cây này thực chất có rất nhiều chi và có một số chi lại không chứa caffein như loại cà phê chúng ta thường uống. Thậm chí số chi của chúng có thể lên đến 500 cá thể.

Tuy số chi khá đông đúc, nhưng xét về mặt kinh tế thì thường chỉ có hai loại. Trong số đó phải kể đến loại mà chiếm đại đa số trên thế giới đó là cà phê chè.. Theo thống kê thì chúng chiếm tận 61% các sản phẩm có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Còn về loại thứ hai, chiếm phần còn lại, được biết với cái tên cà phê vối. Ngoài ra còn một số loại khác nhưng do sản lượng chúng không nhiều và không phổ biến như hai loại trên.

Đặc điểm cây cà phê

Nói về cây cà phê chắc cũng ít ai vùng thành thị biết đến, do hầu hết chúng đều sống ở khu vực miền núi. Nếu bạn nghĩ cây cà phê ngang tầm với mình thì chắc chắn bạn chưa bao giờ nhìn thấy những cây cà phê khổng lồ. Thân cây cà phê có thể cao đến 6m và thậm chí là có cây 10m.

Tuy nhiên, thông thường do phải cung cấp một số lượng hạt lớn cho tiêu thụ trong nước. Nên hiện tại các trang trại đã thực hiện một số phương pháp trồng cây để có thể giảm độ cao của cây thuận lợi cho việc thu hoạch. Chính vì thế, bạn có thể bắt gặp những cây cà phê tầm trung như 2m hoặc cao hơn là 4m.

Không chỉ vậy, khi bạn đứng từ xa thì bạn có thể thấy những cành lá xum xuê của cây cà phê. Có những cây đang trĩu quả, cành thon dài rũ xuống. Trên cành có hàng trăm quả cà phê đỏ mọng. Riêng nói về lá cà phê thì màu của nó rất xanh tươi và hơi đậm xíu. Chiếc lá hình oval và cuống lá khá ngắn, vìa lá hơi uống lượn và mặt lá khá bóng bẩy. Chúng thường mọc xen kẽ với những chùm hạt, nhìn rất đẹp mắt.

Riêng nói về hoa cà phê, thì chúng là loại hoa năm cánh và nở thành từng chùm có thể là dạng đôi hay dạng ba, những bông hoa thường có năm cánh, những bông hoa trắng xóa có thể khiến người ta cảm thấy vẻ nhẹ nhàng, dịu dàng.

Hình trái cà phê đã chính
Hình trái cà phê đã chính

Hình ảnh lá và quả cây cà phê

Với những người chuyên trồng cà phê, họ có thể nhìn những bông hoa cà phê nở và đánh giá về vụ mùa. Điều này thường rất chính xác, và chỉ khi có những đợt thời tiết thất thường làm ảnh hưởng đến loại cây trồng này thì đánh giá ấy mới bị lệch.

Ngoài ra, nếu nói về quá trình tạo ra quả cà phê, thì chúng ta phải kể đến công lao của gió và côn trùng. Bởi chính những thứ này đã giúp hoa thụ phấn, và sau đó chúng sẽ kết thành quả. Chuyển dần từ xanh sang vàng rồi đến đỏ thì quả đã chín và có thể thu hoạch được rồi.

Quá trình thụ phấn có thể diễn ra gần cả năm, khoảng 7 đến 9 tháng. Đó là lý do tại sao có khi cà phê chín rồi mà cây vẫn có hoa. Và cái mà bạn sử dụng để xuất khẩu và tiêu dùng đó là hạt chứa trong quả. Đó mới chính là thứ chúng ta đang sử dụng hàng ngày.

Nguồn gốc của cây cà phê

Câu chuyện về cây cà phê được người dân bản địa vùng Kafffa thuộc Ethiopia vào những năm 1671 – 1672. Theo nhiều tài liệu ghi chép lại, một số người chăn dê tại đây đã phát hiện ra đàn dê có điều gì đó không bình thường. Sau khi theo dõi một thời gian họ phát hiện, những con dê này sau khi ăn hoa và quả cây thì trở nên mạnh mẽ hơn.

Sau đó người ta thử lấy các quả trái cây này ép thành nước để uống. Họ cảm thấy tinh thần tỉnh táo, phấn chấn hơn rất nhiều. Có thể nói cây cà phê được biết đến ở thế kỉ thứ 9, sau đó nó được mang đến Ả rập bởi một số người buôn nô lệ.  Đến giữa thế kỉ thứ 15 cà phê được phát hiện ngon hơn khi chúng được rang và pha làm đồ uống.

Có thể nói Ả Rập chính là nguồn gốc của cà phê, là nơi trồng cà phê độc quyền. Bởi vị cà phê quá hấp dẫn, nhiều nơi khác cũng tìm hiểu kỹ thuật trồng loại cây này. Chỉ từ 1960 đến những năm 1723, cây cà phê đã được trồng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Nhất là ở những vùng có khí hậu nhiệt đới.

Nguồn gốc xuất hiện cây cà phê
Nguồn gốc xuất hiện cây cà phê

Cây cà phê xuất hiện ở Việt Nam khi nào

Vào những năm 1870, Cây cà phê được trồng ở Việt Nam bởi một số người tu hành. Nơi được ghi nhận sự xuất hiện lần đầu tiên của cây cà phê tại Việt Nam đó là một nhà thờ tại Hà Nam, Quảng Bình, Kom Tum.

Năm 1888, Người Pháp tiến hành xây dựng đồn điền cà phê nằm ở Kẻ Sở, Bắc Kỳ với giống cà phê chè được trồng ở một số vùng ven sông. Chính vị quyến rũ của cà phê, nó được trồng rộng rãi tại các vùng Phủ Quỳ- Nghệ An, Đắk Lắk, Lâm Đồng.

Năm 1945 ghi nhận cả nước đạt trên 10.000 ha diện tích cà phê được gieo trồng. Thời bấy giờ, cây cà phê chỉ đạt năng suất từ 400- 600kg trên 1ha.

1 ha trồng được bao nhiêu cây cà phê
1 ha trồng được bao nhiêu cây cà phê

Theo khuyến cáo tại nơi đất không có độ phì cao bà con nên trồng với mật độ 6666 cây/ha. Theo đó khoảng cách giữa 2 hàng là 1,5m, khoảng cách giữa cây này cách cây kia 1m ở trên hàng.

Đối với nơi có đất trồng tốt có thể trồng cây cà phê 3333 cây/ha. Khoảng cách giữa 2 hàng cho phép là 2 m, khoảng cách giữa cây cách cây 1,5m…

Một số giống cà phê tại Việt Nam

Theo Thời Sự ghi nhận tại Việt Nam hiện nay có 3 giống cà phê chủ yếu. Trong đó có khoảng 90% diện tích là cây cà phê vối, còn lại là 10 % cà phê chè và 1% là giống cà phê mít.

Cây cà phê vối là gì

Cà phê với hay còn gọi là Coffea Robusta hoặc Coffea canephora. Đây là loại cà phê được nhiều người yêu thích nhất hiện nay. Đặc điểm của loại cafe vối này đó là phát triển mạnh mẽ ở vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Cây cà phê chè ( Coffea Arabica L.)

Ở Việt Nam giống cà phê này không thể phát triển bởi nhiệt độ khí hậu không phù hợp. Theo thông kê, cà phê chè chiếm 61% sản lượng toàn thế giới.

Cây cà phê mít. (Coffea liberica)

Theo ghi nhận, đây là loại cà phê tương đối dễ trồng, chất lượng gỗ tốt. Song năng suất quả cũng như chất lượng cà phê không ngon chính vì vậy nó chỉ chiếm 1 %.

Tìm hiểu quy trình trồng chăm sóc và thu hoạch cà phê

Ngay từ khi gieo trồng đến ly cà phê bạn đang uống là cả một quá trình dài. Có thể bạn sẽ không nghĩ đến, mỗi một hạt cà phê đều là công sức của rất nhiều con người. Giá trị của chúng không chỉ nằm ở mặt kinh tế mà còn là tinh thần.

Gieo trồng cà phê

Bắt đầu với một hạt giống nhỏ, và người nông dân đã gieo trồng để thành cây. Thông thường thì cây được gieo trồng tại vườn ươm và sau đó mới mang đi trồng trên những mảnh đất thích hợp.

Chăm sóc và thu hoạch

Tùy vào loại cà phê mà sẽ có thời gian thu hoạch khác nhau. Thông thường người ta thường có hai dạng thu hoạch.

Thứ nhất là thu hoạch toàn bộ, nghĩa là thu hoạch ngay khi cà phê còn chín hay sống. Tất cả đều sẽ được những người nhân công thu hoạch toàn bộ.

Thứ hai là thu hoạch một phần, chính xác là thu hoạch những quả cà phê đã chín. Và phương pháp thứ hai này thường phải tốn rất nhiều công sức, chi phí thuê nhân công có tay nghề.

Trồng và thu hoạch cà phê ra sao
Trồng và thu hoạch cà phê ra sao

Cách trị bệnh gỉ sắt trên cây cà phê

Bệnh gỉ sắt trên cây cà phê xuất hiện thường trên lá, thân, quả của cây cà phê. Khi mắc chứng gỉ sắt, cây sẽ dần bị rụng lá, héo úa và không thể đậu quả. Ảnh hưởng lớn đến năng suất, thậm chí còn chết hàng loạt.

Đặc điệm của bệnh gỉ sắt, lá cà phê sẽ xuất hiên một số chấm nhỏ trông giống như giọt dầu. Chúng sẽ lớn dần và xuất hiện lớp bột màu cam. Đây được gọi là bào tử của nấm gỉ sắt.

Theo thời gian bào tử này sẽ phát triển ra bề mặt lá và chuyển màu dần sang trắng. Sau đó chúng sẽ biến mất và để lại vết màu nâu trên lá, trông như bị cháy. Những vết này xuất hiện ở nhiều nơi trên mặt lá làm cho lá cây cà phê hết sắc tố khiến lá rụng. Nếu không trị kịp thời, Bệnh gỉ sét trên cây cà phê sẽ ngày càng nặng và ăn sâu đến thân khiến cây kiệt sức chết đi.

Biện pháp trị bệnh gỉ sắt trên cây bằng hóa học giúp trị ngay lập tức. Tuy nhiên bà con nên phòng bệnh gỉ sắt ở cây cà phê bằng cách phun vào đầu mùa mưa. Một số dung dịch hiệu quả có thể phòng và trị chứng gỉ sắt ở cà phê như : dung dịch Booc- đô, thuốc gốc đồng Coc 85, Fuguran, Champion…

Một số loại thuốc hóa học trị bệnh gỉ sắt trên cây cà phê hiệu quả như Viben-C 50BTN, Tilt Super 300EC, Anvil 5SC, Dizeb-Mb45 80 WP, …

Tách lấy hạt cà phê

Sau khi các nhân công đã thu hoạch cà phê, chúng sẽ được chuyển ngay đến các nhà máy chế biến để tách hạt. Thông thường cà phê sẽ được tách dưới hai dạng chế biến chủ yếu như : Chế biến khô hoặc chế biến ướt. Cuối cùng là rửa sạch hạt và đem đi phơi khô. Hạt cà phê sau khi phơi khô sẽ được bỏ vào bao bì đóng gói. Giai đoạn này có thể đem lưu kho hay xuất khẩu được rồi.

Xử lý cà phê trước khi tiêu thụ

Sau khi phơi khô thì tiếp theo sẽ là xay xát hạt cà phê. Lúc này chúng sẽ được đưa vào máy và loại bỏ tạp chất hay sỏi đá. Tiếp theo sẽ được mang đi đánh bóng và công đoạn sau cùng là phân loại cà phê để tiêu thụ. Có thể mang xuất khẩu ra thị trường nước ngoài hoặc tiêu thụ trong nước.

Cách tạo thành ly cà phê để uống

Sau khi cà phê được đưa đến nơi để tiêu thụ, thông thường chúng đã được phân loại cà phê. Đối với loại cà phê nguyên chất như thị trường hiện nay, cà phê sẽ đem đi rang trước và sau đó sẽ xay nhuyễn thành bột. Cuối cùng là cho cà phê vào máy pha là chúng ta sẽ có ngay một ly cà phê thơm ngon.

Một số công dụng của cà phê

Thông thường, khi nhắc đến cà phê bạn sẽ nghĩ rằng nó có tác dụng giúp bạn tỉnh táo hơn. Tuy nhiên bao nhiêu đó thôi chưa đủ, chúng tôi sẽ cho bạn biết công dụng của cà phê còn nhiều hơn thế nữa. Hãy cùng tìm hiểu xem cà phê có những công dụng gì nhé.

Tổng hợp những tác dụng của cà phê
Tổng hợp những tác dụng của cà phê

Cà phê giúp bạn tỉnh táo

Theo thói quen, khi bạn làm việc căn thẳng hay tình thần xuống dốc, mệt mỏi, uể oải. Bạn thường muốn nhâm nhi một ly cà phê để tinh thần minh mẫn và tỉnh táo làm việc hơn. Thậm chí nếu bạn kết hợp cà phê với đường, không chỉ không thấy đắng mà còn tác động lên não, kích thích sức sáng tạo trong bạn. Tuy nhiên, bạn không nên uống cà phê khi bụng đang đói đấy nhé.

Cà phê có thể giúp bạn cải thiện bệnh huyết áp thấp

Nếu bạn uống cà phê và có những biểu hiện không bình thường, thì tốt nhất bạn nên ngừng dùng nhé. Theo một số nghiên cứu cho thấy, uống cà phê sẽ giúp tăng huyết áp. Chính vì vậy những người có hội chứng tăng huyết áp không nên sử dụng nhiều.

Tăng khả năng miễn dịch

Theo một số nghiên cứu, chứng minh được rằng uống cà phê có thể giảm nguy cơ gây nên tử vong. Điều này được hiểu do cà phê có thể giúp cho hệ miễn dịch của bạn thêm mạnh mẽ. Qua đó chống lại các loại bệnh, giúp sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, đó chỉ là đối với khi bạn sử dụng cà phê hạt nguyên chất an toàn. Chứ không phải loại cà phê hòa tan chứa các chất hóa học.

Uống cà phê có thể giúp bạn giảm đau đầu

Trong các hạt cà phê tự nhiên thường chứa caffein có công dụng rất tốt trong việc làm giảm triệu chứng đau đầu. Nhưng không có nghĩa chúng thay thế cho thuốc chữa bệnh, bạn không nên quá lạm dụng.

Cải thiện trí nhớ của bạn

Không chỉ giảm căng thẳng, khó chịu khi đau đầu.. Các chất có trong hạt cà phê còn là một chất quan trọng cho việc cải thiện trí nhớ. Sử dụng cà phê sẽ khiến cho trí nhớ bạn tốt hơn. Nhưng không phải những loại cà phê hòa tan, cà phê giả trên thị trường. Mà đó phải là cà phê nguyên chất xuất phát từ tự nhiên.

Cà phê còn có thể làm đẹp

Thậm chí nếu bạn sử dụng những bả sau khi pha cà phê đã được pha chế. Chúng còn có tác dụng khử mùi và làm sạch da. Giúp da bạn thêm sáng bóng và ngăn ngừa lão hóa. Hoặc bạn có thể uống cà phê để giảm cân, cũng rất tốt cho sức khỏe đó nha.

Tổng kết về cây cà phê và công dụng của nó

Như vậy với những thông tin nguồn gốc cây cà phê cũng như công dụng của nó. Giải Thưởng Tình Nguyện tin rằng bạn đã có thêm kiến thức hữu ích về cây cà phê. Những lợi ích mà hạt cà phê mang lại cho sức khỏe, cũng như giá trị kinh tế rồi nhé.