Thắp Nhang Ngày Tết Đúng Cách

Từ ngàn đời nay, tục thắp nhang ngày Tết là một truyền thống văn hóa tâm linh của dân tộc ta. Thắp nhang sạch không chỉ là bày tỏ tấm lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên vào mỗi dịp tết đến xuân về. Đây còn là sợi dây gắn kết hai cõi âm dương, là giây phút đoàn tụ thiêng liêng của mỗi gia đình. Tuy nhiên, mỗi vùng miền lại có tục thờ cúng dâng hương khác nhau. Cùng An An tìm hiểu những quy phạm cơ bản được chú trọng và tuân theo, nhất là trong dịp lễ Tết.

Tục thắp nhang ngày Tết

 

 

Từ xưa đến nay, trong nghi thức thờ cúng thần linh, tổ tiên tại các quốc gia phương Đông đều có tục thắp hương. Đây là một tập tục tín ngưỡng lâu đời, bởi đến bây giờ con người vẫn khó có thể lý giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên. Chính vì vậy, việc thắp nhang ngày tết  như là một cách mang đến hy vọng có thể dựa vào sức mạnh thần linh để xua tan đi những điều không may mắn và cầu mong năm mới với những điều bình an đến với gia đình.

Nhang như là một sợi dây gắn kết giữa thế tục và trời cao, dựa vào làn khói mà thể hiện tấm lòng thành kính đến bề trên. Trong các nghi thức của Đạo giáo, hương như là sợi truyền tin, truyền đạt lời thỉnh cầu và ý niệm của người cầu nguyện.

Thắp nhang ngày Tết để cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc

Thắp nhang ngày Tết như thế nào cho đúng cách

Thắp nhang ngày Tết nên sử dụng hương có nguồn gốc từ tự nhiên, tránh hương hóa chất, gây tổn hại sức khỏe, vừa không biểu đạt được lòng thành. Có thể dùng nhang thẻ thông thường hoặc nhang vòng, nhang nụ thắp trên bàn thờ.

Nên cất trữ hương ở những nơi khô ráo, sạch sẽ. Tốt nhất nên lựa chọn những hộp hương có thể đậy kín. Không để hương chưa đốt trên bàn thờ.

Khi lấy hương phải cẩn trọng, nhẹ nhàng, không nên để hương rơi vãi xuống đất.

Thường xuyên lau chùi sạch sẽ những đồ vật thường xuyên tiếp xúc với hương như lư hương, hộp hương…

Sắp xếp vật phẩm dâng cúng ngăn nắp, sạch sẽ trước khi dâng hương

Sắp đặt vật phẩm ngăn nắp, sạch sẽ trước khi cúng lễ

Tâm thế thắp nhang: Khi thắp nhang lên bàn thờ gia tiên, nên có tâm thế khoan thai, bình thản, nhẹ nhàng với tấm lòng thành kính dâng hương.

Không nên thắp quá nhiều nhang vào một bát hương. Chỉ nên thắp 1 nén nhang, nếu là bát mới, bạn có thể thắp 3 nén. Khi châm hương, nên cầm hương hơi chúi xuống một tí để đốt cháy, sau đó dùng tay vẩy lửa cho tắt. Không nên thắp cả bó nhang một lúc, như vậy sẽ tạo không khí ngột ngạt.

Khi thắp hương, bạn cần thành kính cúng bái. Nếu hương còn đỏ lửa nên nhẹ nhàng vẩy cho hương tắt. Tuyệt đối không dùng miệng thổi tắt hương.

Việc dâng hương và cầu nguyện nên nói thầm trong lòng hoặc tụng niệm nhỏ, không nên nói chuyện với người bên cạnh.

Không nên đưa mũi lại gần ngửi hương

Sau khi lễ dâng hương diễn ra hoàn tất, nếu xung quanh có tàn hương rơi vãi, nên dùng khăn lau sạch sẽ, không dùng miệng để thổi tàn hương.

Nếu hương bị tắt, có thể nhấc ra châm lại. Nếu là ở chùa có thể gom lại thành bó, dùng đồ đựng sạch sẽ để đốt. Không nên tự ý vứt bỏ.

Khi thắp hương, nên để hương ở phía tim vì người ta quan niệm như thế là tâm hương. Mình dâng hương bằng sự thành kính sẽ được phù hộ bình an, thịnh vượng.

Lưu ý khi mua nhang ngày Tết

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cơ sở sản xuất nhang tẩm ướp hóa chất gây độc hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Do tính chất giá thành rẻ, “đầu tàn” được cho là Lộc mà không ít người lựa chọn và sử dụng nhang hóa học  mà quên đi việc đảm bảo an toàn sức khỏe.

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ về những tập tục thắp nhang ngày tết để mang đến một năm mới an khang thịnh vượng nhất