Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn

Tài liệu tập huấn hè môn Ngữ văn THPT

Tài liệu tập huấn môn Ngữ văn năm 2017

Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Ngữ văn được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành nhằm hướng dẫn giáo viên chủ động lựa chọn nội dung sách giáo khoa hiện hành để xây dựng các bài học theo chủ đề. Thiết kế tiến trình dạy học theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học. Mời các thầy cô cùng tham khảo.

Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Địa lí

Tài liệu tập huấn phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học môn Toán

TÀI LIỆU TẬP HUẤN

PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC

THEO NHÓM VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

MÔN: NGỮ VĂN

(Dành cho cán bộ quản lí, giáo viên trung học phổ thông)

MỤC LỤC

Nội dung

Trang

LỜI NÓI ĐẦU

3

PHẦN I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

5

1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục và đào tạo

5

1. 2. Định hướng xây dựng chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá

6

1.2.1. Lựa chọn nội dung, xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học

6

1.2.2. Áp dụng các phương p háp, kĩ thuật dạy học tích cực

6

1.2.2.1. Về các phương pháp dạy học tích cực

7

1.2.2.2. Về các kĩ thuật dạy học tích cực

8

1.2.3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá

9

1.2.3.1. Mục tiêu, nhiệm vụ đánh giá

9

1.2.3.2. Hình thức đánh giá

9

1.3. Xây dựng bài học

12

1.4. Đổi mới đánh giá bài học và giờ học

13

1.4.1. Đánh giá bài học

14

1.4.2. Đánh giá giờ học, tiết học sau dự giờ

16

PHẦN 2. XÂY DỰNG BÀI HỌC NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH

21

2.1. Định hướng phát triển chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn

21

2.1.1. Vài nét về chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành

21

2.1.1.1. Về chương trình môn Ngữ văn

21

2.1.1.2. Về sách giáo khoa Ngữ văn

23

2.1.2. Phát triển chương trình môn Ngữ văn

24

2.2. Xây dựng bài học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực

26

2.2.1. Quan niệm về bài học

26

2.2.2. Đổi mới mô hình tổ chức dạy học theo tiến trình hoạt động của học sinh

26

2.2.3. Hướng dẫn xây dựng bài học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực

29

2.2.3.1. Lựa chọn nội dung cho bài học

29

2.2.3.2. Xây dựng bài học minh họa

30

PHẦN 3. HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN, QUẢN LÍ VÀ SỬ DỤNG BÀI HỌC TRÊN MẠNG TRƯỜNG HỌC KẾT NỐI

70

3.1. Truy cập và đăng nhập hệ thống

70

3.2. Đăng ký bài học của khóa tập huấn

70

3.3. Cách thức thực hiện các bài học

72

3.4. Cách thức trao đổi, thảo luận trong mỗi bài học

72

3.4.1. Trao đổi với chuyên gia

72

3.4.2. Trao đổi nhóm

72

3.5. Thiết kế bài học trực tuyến

73

3.5.1. Tạo bài học mới – Nhập các thông tin cơ bản của bài học

74

3.5.2. Tạo hoạt động học

75

3.6. Không gian học tập của học sinh

83

3.6.1. Thanh Preview và chế độ học sinh

83

3. 6.2. Hoạt động học của học sinh

84

LỜI NÓI ĐẦU

Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai từ hơn 30 năm qua. Hầu hết giáo viên hiện nay đã được trang bị lí luận về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn hằng năm. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực trong thực tiễn còn chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Nguyên nhân là chương trình hiện hành được thiết kế theo kiểu “đồng tâm, xoáy ốc” nhiều vòng nên trong nội bộ mỗi môn học, có những nội dung kiến thức được chia ra các mức độ khác nhau tùy theo mỗi cấp học (nhưng không thực sự hợp lý và cần thiết). Việc trình bày kiến thức trong sách giáo khoa theo định hướng nội dung, nặng về lập luận, suy luận, diễn giải kiến thức. Cùng một chủ đề/vấn đề nhưng kiến thức lại phân tán trong nhiều bài/tiết. Điều đó không phù hợp với phương pháp dạy học tích cực. Có những nội dung kiến thức được đưa vào nhiều môn học. Hoạt động dạy học chủ yếu được tiến hành trên lớp theo từng bài / tiết nhằm “truyền tải” hết những gì được viết trong sách giáo khoa, chủ yếu dạy lí thuyết mà ít thực hành, vận dụng kiến thức.

Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn tài liệu tập huấn về Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học nhằm hướng dẫn giáo viên chủ động lựa chọn nội dung sách giáo khoa hiện hành để xây dựng các bài học theo chủ đề. Thiết kế tiến trình dạy học theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học. Ngoài các vấn đề chung về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức, kĩ thuật tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tài liệu tập trung vào việc xây dựng bài học theo chủ đề gồm các bước sau:

1. Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học.

2. Lựa chọn nội dung từ các bài học trong sách giáo khoa hiện hành của một môn học hoặc các môn học có liên quan để xây dựng nội dung bài học.

3. Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành; dự kiến các hoạt động học sẽ tổ chức cho học sinh để xác định các năng lực và phẩm chất chủ yếu có thể góp phần hình thành/phát triển từ bài học.

4. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học.

5. Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả ở mục 4 để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theo chủ đề bài học.

6. Thiết kế tiến trình dạy học bài học thành các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực để tổ chức cho học sinh thực hiện ở trên lớp và ở nhà.

Trong sinh hoạt chuyên môn dựa trên Nghiên cứu bài học, các tổ/nhóm chuyên môn có thể vận dụng quy trình này để xây dựng và thực hiện bài học minh họa. Các bài học được xây dựng và trình bày trong tài liệu không phải là mẫu mà chỉ có tính chất minh họa. Việc phân tích, rút kinh nghiệm bài học được thực hiện theo các tiêu chí tại Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GD&ĐT.

Tuy đã hết sức cố gắng nhưng tài liệu không tránh khỏi những thiếu sót. Các tác giả mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy giáo, cô giáo để tài liệu được hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Trân trọng cảm ơn./.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.