Seiichi Miyake là ai – Google Doodle vinh danh Nhà sáng chế Nhật Bản

Seiichi Miyake - Thông tin seiichi miyake wiki

Tại các quốc gia như Hàn Quốc, New Zealand, Mỹ, Trung Quốc đặc biệt là Nhật Bản trên các đoạn đường giao thông (ngã ba, ngã tư, bến xe buýt hay tàu điện ngầm, ga ra xe lửa…) chúng ta sẽ nhìn thấy các khối gạch màu vàng, hoặc trắng lát nổi lên trên mặt đường người ta hay gọi đó là gạch xúc giác.

Việc thiết kế lắp đặt các gạch xúc giác này giúp ích rất nhiều cho những người bị khiếm thị trong quá trình tham gia giao thông. Họ có thể dùng gậy để nhận biết các tín hiệu cảnh báo từ gạch xúc giác khi tham gia giao thông, nó còn giúp phản ánh độ trơn trượt, chống va đập,…

Theo thời gian những khối gạch xúc này càng được cải tiến nhiều hơn và được lắp đặt ở nhiều quốc gia trên thế giới và người đã phát minh, cải tiến công trình vĩ đại này không ai khác đó chính là ông Seiichi Miyake.

Seiichi Miyake - Thông tin seiichi miyake wiki
Seiichi Miyake – Thông tin seiichi miyake wiki

Tiểu sử Seiichi Miyake và các giai đoạn phát minh cải tiến “gạch xúc giác” của ông

Seiichi Miyake sinh năm 1926 tại Kurashiki và mất năm 1982 tại Okayama, Nhật Bản.

Ông là nhà sáng chế nổi tiếng được biết đến với việc phát minh ra gạch tenji (hay còn gọi gạch xúc giác), ông nảy sinh ý tưởng này vì mục đích giúp đỡ cho một người bạn bị suy giảm thị lực. Đồng thời ông cũng là người tự bỏ tiền túi của mình để xây dựng dự án này lần đầu tiên trên một con đường gần trường học dành cho người khiếm thị tại thành phố Okayama (Nhật Bản). Dự án của ông được Hội người mù của thành phố cộng tác hỗ trợ xây dựng vào đầu tháng 3 năm 1962.

Cùng thời gian này ông nghiên cứu và đưa thêm ý tưởng chọn màu vàng cho các tấm gạch xúc giác để lát đường để tăng khả năng tương tác, ban đầu các tấm này là màu trắng. Ông đưa thêm tín hiệu âm thanh gắn ở các ngã đường để người khiếm thính và khiếm thị nhận biết được tín hiệu đèn giao thông. Ông đã dùng gần hết tiền tiết kiệm của mình để làm thành công dự án này.

Năm 1965 với số tiền còn lại ông đã tự sáng chế ra tấm lát nền xúc giác còn gọi là tấm tenji block, ý nghĩa của tấm lát nền này giúp các người khiếm thị có thể dùng gậy để nhận biết được họ sắp gặp nguy hiểm hay đang đi an toàn. Tấm tenji block có hai dạng hình khối là khối hình thanh dọc có ý nghĩa là đường an toàn có thể đi tiếp, còn các khối hình chấm tròn là đang có nguy hiểm phía trước cần phải chú ý.

Phát minh mới này của ông đến ngày 18 tháng 3 năm 1967 thì mới được tiến hành lắp đặt ở phía Tây Nhật Bản nhờ một nguồn quỹ hỗ trợ.

Với lợi ích và tính khả dụng như thế nhưng mãi đến 10 năm sau thì Nhật Bản mới công nhận gạch xúc giác trở thành công trình bắt buộc trong các tuyến Đường sắt quốc gia Nhật Bản và cũng sau một thời gian dài mong đợi thì ý tưởng của Seiichi Miyake mới được quỹ phúc lợi cộng đồng hỗ trợ xây dựng.

Về sau này rất nhiều quốc gia như Anh, Bỉ, Pháp, Đức, Hàn,… cũng phải ngưỡng mộ và học hỏi theo phát minh này của ông để áp dụng vào thực hiện các dự án giao thông trên đất nước của mình nhằm hỗ trợ việc di chuyển cho người khiếm thị.

Cái tên Seiichi Miyake của ông chứ được nhiều người biết đến cho đến khi Google Doodle vinh danh ông vào ngày 18 tháng 3 năm 2019. Logo của Google Doodle đã đổi thành những khối vàng có chấm nổi tròn và các thanh dọc.

Ý nghĩa của việc phát minh ra gạch xúc giác của Seiichi Miyake

Có thể thấy rằng phát minh của Seiichi Miyake mang ý nghĩa nhân văn vô cùng to lớn và trở thành một cuộc cách mạng đổi mới dành cho những người khiếm thị, người bị suy giảm thị lực trong việc di chuyển định hướng đường đi. Điều này không chỉ giúp cho họ có được đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông mà còn giúp cho họ có thể tự tin hơn suy nghĩ lạc quan hơn trong việc hoà nhập chung sống với những người bình thường.

Cách hoạt động của “Gạch xúc giác”

Seiichi Miyake sáng tạo ra 2 loại gạch xúc giác là:

Gạch có chấm tròn nổi: loại này được lắp đặt tại các lề đường, hố ga, sân ga và bên rìa của các chỗ băng qua đường để cảnh báo với người đi đường về những nguy hiểm phía trước có thể gặp phải.

Gạch xúc giác có thanh dọc như thanh dài: lắp theo dọc đoạn đường mà người khiếm thị có thể đi một cách an toàn giúp họ định hướng được đường đi phía trước.

Trong việc đi đường với các tấm lót nền xúc giác này thì nên có gậy hỗ trợ để người khiếm thị có thể xác định được các loại gạch xúc giá trên đường, nếu không có gậy thì phải tập cảm giác trên giày họ mang hàng ngày.

Những chia sẻ trên cho thấy rằng Seiichi Miyake là một nhà sáng chế vĩ đại, là người đã mang đến một “nguồn sáng” mới chỉ lối dẫn đường cho những người khiếm thị, khiếm thính để cuộc sống của họ bớt đi sự tự ti. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp nhiều người hiểu rõ hơn về lí tưởng sáng tạo của ông và sẽ cùng nhau nhân rộng phát triển nó ra trong tương lai để có thể giúp đỡ một phần cho cộng đồng những người khiếm khuyết.