Nuôi ếch – Kỹ thuật nuôi ếch thịt đơn giản tại nhà cho năng suất cao

Kinh nghiệm nuôi ếch thịt hiệu quả nhất

Thịt ếch là một trong những nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng được rất nhiều người yêu thích. Hiện nay nguồn ếch đồng ngày càng khan hiếm, mà nhu cầu sử dụng của con người thì ngày càng tăng. Đó chính là cơ hội mà nhiều trang trại sản xuất ếch giống, ếch thịt ra đời.

Với kỹ thuật nuôi ếch tại nhà hàng loạt đã mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân. Dưới bài viết này Thời Sự sẽ giới thiệu đến bạn cách nuôi ếch thịt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Kinh nghiệm nuôi ếch thịt hiệu quả
Kinh nghiệm nuôi ếch thịt hiệu quả

Kỹ thuật nuôi ếch thịt tại nhà đầy đủ nhất

Cách chọn giống ếch trước khi nuôi

Yếu tố quyết định nuôi ếch có khỏe mạnh, sinh trưởng bình thường hay không đó chính là chọn giống ếch. Dưới đây là những tiêu chí cần phải có khi lựa chọn giống ếch tốt để nuôi:

Ếch phải là những con to khỏe, nhanh nhẹn và hoạt bát.

Màu sắc ếch phải tươi sáng, đều màu và sắc nét.

Lựa những chú ếch có cùng kích cỡ đều nhau nhưu vậy sẽ đảm bảo ếch phát triển đồng loạt.

Không lựa những chú ếch bị dị tật.

Ngoài việc chọn lựa giống ếch tốt để nuôi, bạn cũng cần quan tâm đến các giá thể thả vào môi trường nuôi. Bạn cần thả vào bể/ao những giá thể sau: rau muống, lục bình, tấm nhựa, bè tre,.. để ếch có thể cư trú và leo lên tìm kiếm thức ăn.

Chuẩn bị môi trường trước khi nuôi ếch

Trước tiên bạn phải lựa chọn địa điểm nuôi ếch của mình. Tùy theo điều kiện, diện tích và môi trường mà bạn có thể lựa chọn nuôi ếch trong ao đất. Nuôi trong lồng bè, giai hoặc nuôi ếch trong bể xi măng. Dưới đây là một số lưu ý khi chọn nuôi ếch ở các môi trường khác nhau. Hãy cùng theo dõi xem cần chuẩn bị và thực hiện như thế nào nhé.

Nuôi ếch trong ao đất

Ao đất bạn phải đảm bảo diện tích từ 50 – 300 m2 trở lên và độ sâu phải khoảng 0,5 – 1 m. Như vậy mới cung cấp đủ độ rộng để để ếch có thể sinh trưởng, phát triển. Khi nuôi ếch bạn cần chú ý độ cao lưới rào quanh ao đạt 50 – 300 m2.

Trước khi thả ếch vào nuôi bạn phải đảm bảo vét bỏ hết bùn, cá, sinh vật lạ dưới ao. Trả lại ao nuôi sạch sẽ, không chất thải, không mầm bệnh. Đảm bảo có hệ thống cấp thoát nước tự nhiên như vậy mới tạo được môi trường sinh sống lành mạnh cho ếch.

Hãy để ao thật khô ráo dưới ánh nắng mặt trời từ 2 đến 4 ngày trước khi cho nước vào ao. Lưu ý, để khử trùng cho ao trước khi nuôi ếch bạn cần rải vôi bột độ 7 – 10kg/100m2.

Trong quá trình nuôi bạn phải cải tạo ao nuôi ếch theo đúng quy trình. Nếu ao có độ nhiễm phèn cao phải xử lý ngay, tránh tình trạng ảnh hưởng đến sự phát triển của ếch.. Đảm bảo nguồn nước sạch, không tạp chất, không nhiễm độc từu môi trường vào ao. Quanh ao phải có độ che phủ phù hợp, không để ánh sáng chiếu trực tiếp xuống ao.

Nuôi ếch thịt trong ao
Nuôi ếch thịt trong ao

Nuôi ếch trong bể xi măng

Với hình thức nuôi trong bể xi măng, bạn phải đảm bảo diện tích bể từ 6 – 30 m2. Độ cao khoảng 1,2 -1,5m. Và hãy dùng lưới nilon để che chắn bể nuôi ếch.

Muốn cho việc thay nước, tháo nước dễ dàng nên xây bể hơi nghiên về hướng xả nước. Đặc biệt cho lưu lượng nước ngập 1/2 thân ếch là phù hợp nhất. Những buổi trưa nắng hay thời tiết oi bức thì thường xuyên phun tưới sương nước để cấp ẩm cho da ếch.

Bạn phải lưu ý những vấn đề sau khi quyết định nuôi ếch trong bể xi măng. Trước khi muốn hoạt động bể phải cho nước vào đầy sau đó cho 5g/m3 thuốc tím vào để khử xi măng. Đợi 15 – 20 ngày, lúc này hãy xả hêt nước trong bể ra, rồi kỳ cọ lại cho bể thật sạch sẽ.

Tiếp tục cho nước vào bể, ngập 40 – 50cm độ cao bể xi măng. Khi này tiếp tục cho 20 – 30g/1m2 muối ăn vào, sau 2 ngày tháo nước cho sạch. Như vậy bạn mới cho ếch vào nuôi được nhé.

Nuôi ếch trong các lồng bè, giai

Những chiếc lồng, giai có kích thước từ 6 – 50m2, chiều cao 1 – 1,2m. Sau đó đặt các lồng, giai vào ao nuôi ếch. Vì thế việc chuẩn bị, cải tạo môi trường nuôi giống như nuôi ếch trong ao. Lưu ý, phải nuôi ếch trong các giai có nắp đậy để tránh ếch nhảy ra ngoài.

Kinh nghiệm nuôi ếch đạt hiệu quả kinh tế cao

Cách thả vào hồ để nuôi ếch

Phải lựa ngày thời tiết mát mẻ, nhiệt độ không khí dưới 300 độ C. Để ếch có thể thích nghi được với môi trường dần dần.

Ếch mua về phải được tắm qua nước muối 3% trước khi thả vào hồ khoảng 1 – 2 phút. Bạn cần thả ếch từ từ bằng cách thả lồng ếch xuống ao tầm 15 -20 phút. Sau đó mới cho nước vào từ rồi thả ếch ra ao.

Để đảm bảo ếch phát triển tốt và đủ môi trường để sinh trưởng cần lưu ý mật độ thả sau đây. Đối với nuôi ếch có cân nặng từ 100 – 200 con/kg.

Tháng thứ 1

Nuôi ếch trong ao đất: 60 – 80 con/m2.

Nuôi ếch trong lồng bè, giai: 150 – 200 con/m2.

Nuôi ếch trong bể xi măng: 150 – 200 con/m2.

Tháng thứ 2: 100 – 150 con/m2.

Tháng thứ 3: 80 – 100 con/m2.

Cho ếch ăn gì để lớn nhanh

Cho ếch ăn gì để lớn nhanh

Thức ăn phù hợp cho ếch phát triển nhanh

Nguồn thức ăn chủ yếu của ếch rất dễ kiếm và có sẵn ngoài tự nhiên. Có thể kể đên như: tép, cá nhỏ, giun, châu chấu, cào cào,… Ngoài ra ếch cũng có thể ăn các loại như: bột ngô, cám gạo, bột ngũ cốc,… Bạn cũng có thể sử dụng các loại thức ăn viên nuôi cá rô phi và da trơn trên thị trường để làm thức ăn cho việc nuôi ếch.

Bạn cũng cần lưu ý thời gian cho ếch ăn. Đảm bảo cung cấp nguồn dinh dưỡng kịp thời nhất để ếch phát triển.

Số lần cho ăn cũng cần được chú ý

Ếch (3 – 100g): nên cho ăn vào khoảng thời gian chiều, tối thì cho ăn nhiều hơn 1 chút. Nên cho ăn 3 – 4 lần/ngày.

Ếch trên 100g: Cho ăn còn 2 – 3 lần/ngày.

Tùy vào sức ăn của ếch mà bạn có thể điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp nhất. Nếu vẫn chưa nắm rõ được tình hình trong quá trình nuôi ếch, bạn có thể tham khảo cách cho ăn sau:

Đối với ếch từ 3 -30g: thì cho 7 – 10% trọng lượng thân.

Đối với ếch từu 30 -150g: thì cho 5 – 7% trọng lượng thân.

Đối với ếch trên 150g: thì cho 3 – 5% trọng lượng thân.

Và một lưu ý nhỏ, bạn cần bổ sung định kỳ lượng vitamin C cần thiết để ếch tiêu hóa tốt nhất lượng thức ăn.

Những lưu ý khi nuôi ếch bà con cần biết

Sau 7 đến 10 ngày thả thì bạn cần kiểm tra xem con nào phát triển vượt đàn. Lúc này bạn cần tách ra nuôi riêng để tránh tình trạng ếch ăn lẫn nhau. Nếu ếch đạt đến cân nặng từ 50 đến 60 gram thì tình trạng ăn lẫn nhau sẽ giảm.

Với nuôi ếch thì bạn cần đảm bảo mỗi ngày tắm ít nhất 2 lần. Nước trong ao nuôi cần được đảm bảo từ 0.2 đến 0.5m. Bạn không nên để sâu quá vì như vậy ếch sẽ bị ngột. Mà cũng không để quá ít nước sẽ khiến nhiệt độ trong ao/hồ tăng cao.

Nguồn nước bơm vào hồ phải qua hệ thống làm sạch nước. Không để lẫn bất kỳ tạp chất, chất độc hại nào vào. Nồng độ PH của nước chỉ nên dao động từ 6 – 9. Một khi PH vượt quá 11 hay nhỏ hơn 4 thì nguy cơ ếch nuôi sẽ chết. Còn đối với nồng độ Ammonia (NH3) thì hoàn toàn không vượt quá 0,02 mg/L.

Chỉ nên cho ếch ăn khi đã tắm, vệ sinh thật sạch sẽ ếch và ao/hồ. Thời tiết thay đổi bạn cũng phải điều chỉnh lượng thức ăn theo để phú hợp nhất. Đối với trường hợp thời tiết ấm lên cần cho ếch ăn nhiều hơn. Khi thay đổi cần điều chỉnh dần dần đừng làm quá đột ngột.

Kinh nghiệm nuôi ếch thịt hiệu quả nhất

Kinh nghiệm nuôi ếch thịt hiệu quả nhất

Nên chú ý thay nước 5 đến 7 ngày một lần, giữ cho nguồn nước nuôi ếch sạch sẽ, không mầm bệnh. Sau mỗi lần thu hoạch ếch cần vệ sinh tổng quát. Khử trùng bằng: Oxidan-tca, Benkocid, Virkon, Han-lodine… Nên thay đổi thuốc khử trùng sau mỗi đợt vì sử dụng một loại nhiều lần dễ làm vi trùng nhờn thuốc.

Tránh những loại động vật như: rắn, chuột đến gần với khu vực nuôi ếch. Bởi chúng có thể gây hại cho cả đàn ếch của bạn đấy.

Tổng kết về kiến thức nuôi ếch

Chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn kỹ thuật nuôi ếch mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hy vọng sẽ hỗ trợ bạn trong ý định mở một trang trại nuôi ếch. Chúc các bạn thành công nhé!