Mẫu kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn Mô đun 3

1. Tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm, đề tài.

2. Đọc, hiểu hình thức và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

3. Đọc hiểu nội dung của văn bản.

a. Hình ảnh những chiếc xe không kính.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV chia lớp làm 4 nhóm. (mỗi nhóm 4 em). Phương tiện là giấy khổ A0, bút dạ

– Giao nhiệm vụ cho học sinh:

+ Tìm các hình ảnh, từ ngữ nói về những chiếc xe không kính?

+ Tác dụng?

+ Nguyên nhân nào đã khiến những chiếc xe có đặc điểm như vậy?

+ Qua đó em hình dung như thế nào về tính chất của cuộc chiến tranh này?

Thực hiện nhiệm vụ học tập

Mỗi thành viên làm việc độc lập, suy nghĩ và viết ý tường về nhiệm vụ được giao vào ô của mình trong thời gian 5 phút

– Các thành viên trong nhóm thảo luận thống nhất câu trả lời chung, đại diện nhóm ghi vào phần trung tâm của khăn trải bàn. (5 phút)

– GV viên quan sát và hộ trợ HS thực hiện nhiệm vụ học tập.

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả việc thực hiên nhiệm vụ của nhóm mình.

– GV điều khiển các nhóm nhận xét và giáo viên chốt lại kiến thức:

+ Các hình ảnh thơ, từ ngữ: không kính, không mui, không đèn, thùng xe có xước.

+ Nguyên nhân: bom giật bom rung.

+ Tác dụng: Làm hiện lên hình ảnh biến dạng, trần trụi của những chiếc xe không kính.

+ Tính chất cuộc chiến tranh: Khốc liệt, dữ dội.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của nhóm

b. Vẻ đẹp của người lính lái xe.

Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

– GV chia lớp làm 4 nhóm.

– Yêu cầu học sinh hoàn thiện phiếu học tập theo nội dung của từng nhóm.

– Nhóm 1: Tư thế của người lính.

+ Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên tư thế của người lính?

+ Tác giả đã sử dụng những BPNT nào?

+ Hiệu quả của những BPNT đó?

– Nhóm 2: Tinh thần của người lính.

+ Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên tinh thần của người lính?

+ Tác giả đã sử dụng những BPNT nào?

+ Hiệu quả của những BPNT đó?

– Nhóm 3: Tình đồng chí, đồng đội.

+ Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên tình đồng chí, đồng đội của người lính?

+ Tác giả đã sử dụng những BPNT nào?

+ Hiệu quả của những BPNT đó?

– Nhóm 4: Ý chí chiến đấu của người lính.

+ Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên tinh thần của người lính?

+ Tác giả đã sử dụng những BPNT nào?

+ Hiệu quả của những BPNT đó?

Thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Học sinh tổng hợp phần tìm hiểu theo nhiệm vụ của từng nhóm và ghi ra phiếu học tập

– GV quan sát các nhóm học sinh làm việc và có hướng dẫn cụ thể cho các nhóm (nếu cần)

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

– Gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.

– Tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau và tự nhận xét.

– GV bổ sung, và hướng dẫn học sinh chốt các ý như sau:

Nhóm 1:

– Những hình ảnh diễn tả tư thế của người lính: Ung dung, nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng….

– Những BPNT: Đảo ngữ, nhân hoá, điệp ngữ…

– Hiệu quả: Nhấn mạnh tư thế ung dung, tự tin tập trung cao độ , coi thường hiểm nguy.

Nhóm 2:

– Những hình ảnh, từ ngữ: ừ thì, bụi phun tác trắng, chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc, cười ha ha; mưa tuôn, mưa xối, chưa cần thay…

– Những BPNT: Điệp ngữ, so sánh.

– Hiệu quả: Tinh thần lạc quan, dũng cảm, coi thường hiểm nguy của những người lính.

Nhóm 3:

– Những từ ngữ hình ảnh: bắt tay qua cửa kính vỡ rồi, Chung bát đũa nghĩa là ra đình đấy…

– BPNT: Điệp ngữ, sử dụng từ láy.

– Hiệu quả: thể hiện tình đồng chí, đồng đội rất gắn bó, cởi mở, chân thành.

Nhóm 4:

– Những từ ngữ, hình ảnh: Xe vẫn chạy, vì miền Nam phía trước, Chỉ cần trong xe có một trái tim.

– BPNT: hoán dụ

– Hiệu quả: Nhấn mạnh ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của người lính.

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của nhóm