Con ngoài giá thú có quyền được đăng ký khai sinh không?

Quy định mới nhất về đăng ký khai sinh

Mỗi con người chúng ta khi sinh ra đều có quyền được đăng ký khai sinh. Được pháp luật thừa nhận và bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc con ngoài giá thú có được quyền đăng ký khai sinh không. Bài viết này Haotieu.vn sẽ giúp bạn trả lời.

1. Thời hạn đăng ký khai sinh cho con

id=”mcetoc_1epfgl6mi0″ style=”text-align:justify”>

Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh

1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Như vậy, con cái từ khi sinh ra trong vòng 2 tháng thì cha hoặc mẹ hoặc người thân thích, có trách nhiệm với trẻ em khác phải có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Do đó, con ngoài giá thú cũng là trẻ em, được sinh ra và hoàn thiện như bao người khác, có quyền được đăng ký khai sinh.

2. Hồ sơ đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú

id=”mcetoc_1epfgl6mi1″ style=”text-align:justify”>

Con ngoài giá thú có được đăng ký khai sinh không?

3. Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú

id=”mcetoc_1epfgl6mi2″ style=”text-align:justify”>

Hồ sơ được nêu rõ ở phía trên.

Nộp hồ sơ đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả;

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định

Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

Trường hợp không bổ sung đầy đủ, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ và lập văn bản từ chối tiếp nhận hồ sơ, trong đó ghi rõ lý do từ chối, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

Khi mà thông tin khai sinh đã đầy đủ và phù hợp, cán bộ hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy số định danh cá nhân.

Cán bộ hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

4. Con ngoài giá thú được mang họ cha không?

id=”mcetoc_1epfgl6mi3″ style=”text-align:justify”>

Theo quy định của pháp luật thì con ngoài giá thú được mang họ cha.

Căn cứ quy định tại Luật hộ tịch 2014 và Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì trong trường hợp đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú nếu chưa xác định hoặc không xác định được người cha thì phần ghi tên cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh bỏ trống.

Tuy nhiên, vào thời điểm đăng ký khai sinh mà có người nhận con thì Ủy ban nhân dân xã vừa tiến hành giải quyết việc nhận con và vừa giải quyết việc đăng ký khai sinh. Do đó, muốn con ngoài giá thú được mang họ cha thì trong quá trình làm giấy khai sinh cho con phải tiến hành thủ tục nhận cha cho con.

Như vậy, sau khi đã được công nhận việc nhận cha con hoặc hai người nam, nữ có Giấy đăng ký kết hôn sau đó, người con được mang họ cha.

Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Tờ khai đăng ký khai sinh, thủ tục đăng ký khai sinh đúng hạn từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Hoatieu.vn.