Khó khăn khi quản lý cửa hàng tạp hóa bạn nên biết

Quản lý cửa hàng chưa bao giờ là việc dễ dàng. Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra, thất thoát cũng là điều không thể tránh. Biết được những khó khăn khi quản lý cửa hàng là một trong những cách giúp bạn có cách quản lý phù hợp cũng như giải quyết sự cố kịp thời.

1. Khó khăn khi quản lý cửa hàng tạp hóa – Chưa có quy trình quản lý khoa học

Hiểu về khó khăn khi quản lý cửa hàng sẽ giúp bạn tìm đúng cách giải quyết. Dưới đây là những vấn đề thường gặp của chủ tiệm tạp hóa. Để xem chúng có phải là thứ cũng đang gây khó khăn cho bạn không nhé.

hệ thống quản lý và bán hàng

Trong khi các mô hình kinh doanh khác chỉ tập trung vào một nhóm sản phẩm nhất định thì danh sách các loại mặt hàng tạp hóa thiết yếu lại rất đa dạng. Hàng hóa ở tiệm tạp hóa liệt kê sương sương cũng đã trên trăm loại, với đủ kiểu dáng, kích thước, màu sắc, công dụng, giá bán khác nhau. Giá hàng cũng không cố định, cũng không tăng giảm đồng loạt. Với chủ tiệm lâu năm có khi còn quên giá hàng, chủ tiệm mới càng hoang mang hơn.

Nếu chỉ quản lý, kiểm kê hàng hóa bằng cách đơn giản như dùng sổ sách thì sẽ rất khó quản lý. Nhất là nếu kết hợp với việc trưng bày, sắp xếp sản phẩm thiếu khoa học thì việc thất thoát, thâm hụt hàng hóa càng dễ xảy ra hơn. Thực tế, quy trình quản lý hàng hóa là rất quan trọng với mọi lĩnh vực kinh doanh. Và trong mảng tạp hóa thì càng thiết yếu hơn nữa.

Giải pháp cho vấn đề này được nhiều chủ tiệm lâu năm có kinh nghiệm chia sẻ lại là cần có quy trình quản lý khoa học. Cách đơn giản nhất là phân loại sản phẩm thành từng nhóm. Trong từng nhóm lớn lại phân thành từng nhóm nhỏ hơn. Sau đó, trưng bày hàng hóa ở những khu vực hợp lý và mặc định. Trong thời gian đầu, bạn vẫn nên viết giá lên sản phẩm. Cách này không chỉ giúp bạn nhớ giá mà người nhà (hoặc nhân viên) cũng có thể hỗ trợ bạn đúng giá.

Xem thêm: Nghệ thuật trưng bày hàng hóa đẹp, gây ấn tượng và tối ưu hiệu quả bán hàng

2. Thanh toán chậm, mất thời gian

Nhớ giá quan trọng; thanh toán đúng giá và nhanh chóng cũng quan trọng không kém. Lý do mà nhiều khách hàng chọn cửa hàng tạp hóa gần nhà vì có thể mua hàng nhanh chóng, không cần phải đi xa, không phải xếp hàng chờ thanh toán. Nếu bạn không có cách quản lý hàng hóa tốt, không nhớ đúng giá sản phẩm, không tính nhẩm tốt, hay không có công cụ hỗ trợ thanh toán chuyên nghiệp sẽ khiến người mua hàng cảm thấy phiền.

3. Không kiểm soát hàng còn, hàng hết trên kệ

Thông thường, ở nhiều cửa hàng có “saleman” hỗ trợ cập nhật hàng mới khi hết hàng hay hàng sắp hết hạn. Nhưng việc này cũng không hạn chế được một số trường hợp như hàng bán quá nhanh và không được hỗ trợ kịp thời. Một số trường hợp thất thoát nằm ngoài tầm kiểm soát,… Và nếu bạn không có “saleman” hỗ trợ lại càng khó khăn hơn. Bạn có thể chọn cách kiểm kê hàng hóa mỗi ngày, nhưng nếu không có sự hỗ trợ của máy móc cũng thật sự là thử thách.

*saleman: nhân viên tiếp thị trung gian của nhà cung cấp/ đại lý hàng tạp hóa

4. Thất thoát trong quá trình bán hàng

Lượng khách hàng ra vào cửa hàng tạp hóa mỗi ngày có thể rất lớn, nhất là vào giờ cao điểm, dịp Tết, dịp có khuyến mãi lớn. Hóa đơn nhiều, lượng hàng hóa nhập vào xuất ra cũng nhiều gây lẫn lộn, nhầm lẫn, chồng chéo hoặc thiếu sót là chuyện rất dễ xảy ra.

camera quản lý cửa hàng

5. Thất thoát do khách hàng

Loại thất thoát này thật khó nói. Dù sao thì “cẩn tắc vô áy náy”. Đặc biệt là trong các giờ nhiều khách hàng ra vào, cửa hàng lớn, nhiều ngóc ngách,… thì tình trạng này càng dễ xảy ra.

6. Thật khó để rời khỏi cửa hàng

Đó có phải là cảm giác của bạn lúc này. Dù cho đã có người hỗ trợ, bạn vẫn bị làm phiền vì những cuộc điện thoại hỏi giá bán, chỗ để hàng ở đâu,…?

7. Khó khăn khi quản lý cửa hàng – Khó kiểm soát doanh thu lãi/ lỗ

Hẳn là vậy, nếu bạn không có hệ thống quản lý nhập hàng, xuất hàng ngay từ đầu. Nhiều chủ tiệm tạp hóa chọn cách kiểm soát doanh thu đơn giản là cứ bán hàng mỗi ngày. Vẫn có đủ tiền hàng cho mỗi lần nhập hàng. Vẫn có đủ tiền chi tiêu hàng ngày nghĩa là bán hàng có lợi nhuận. Còn lợi nhuận cụ thể bao nhiêu thì không kiểm kê được.

8. Khó khăn khi quản lý cửa hàng trong khâu quản lý tiền hàng nhà cung cấp

Vấn đề này nghe có vẻ đơn giản nhưng đôi khi cũng gặp không ít khó khăn. Các loại sổ sách vẫn giúp bạn kiểm soát được loại hàng nhập trong mỗi đợt, giá nhập hàng, số lượng hàng,… Tuy nhiên, trường hợp bạn không thanh toán ngay lập tức, thanh toán một phần hay thanh toán sau nhiều lần đặt hàng sẽ khiến bạn loay hoay với các ghi chép và việc kiểm kê của mình.

Các vấn đề đều có thể xảy ra một cách bất ngờ hoặc hiển nhiên. Nhưng nếu bạn có hệ thống quản lý ngay từ đầu và chuyên nghiệp, tất cả sẽ được giải quyết hợp lý và mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Vậy cách quản lý cửa hàng tạp hóa tối ưu là gì?

Khó khăn khi quản lý cửa hàng là điều không thể tránh. Nhưng biết khó khăn có thể là gì sẽ giúp bạn tìm cách giải quyết nhanh hơn, tốt hơn. Tìm hiểu thêm về những cách quản lý cửa hàng tạp hóa càng giúp bạn hạn chế thiệt hại hơn. Chúc bạn thành công với cửa hàng của mình nhé.

Xem thêm bài viết liên quan:

Mở cửa hàng tạp hóa cần giấy tờ gì? Cách xin giấy phép kinh doanh tiệm tạp hóa