Đất đã có sổ đỏ 2021 có tranh chấp được không?

Giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ

Tranh chấp đất đai là một tranh chấp khó giải quyết, phức tạp và đa dạng. Vậy đất đai có sổ đỏ có tranh chấp được không?

Trong bài viết này, Hoatieu.vn sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi “Đất có sổ đỏ tranh chấp được không?” và các vấn đề liên quan việc giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật đất đai 2013.

Tranh chấp đất đai có sổ đỏ 2021

1. Sổ đỏ là gì?

id=”mcetoc_1epg5p7fd0″ style=”text-align:justify”>

Sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đất đai thuộc sở hữu toàn dân nên người dân không có quyền sở hữu mà có quyền sử dụng)

Theo điều 3 Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Như vậy, sổ đỏ là chứng thư pháp lý xác định quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với đất đai được ghi ở trong đó.

Các bạn có thể tham khảo thêm bài Phân biệt sổ đỏ thật-giả để kiểm tra xem sổ đỏ của mình đã hợp lệ hay chưa.

2. Tranh chấp đất đai là gì?

id=”mcetoc_1epg3c3081″ style=”text-align:justify”>

Theo điều 3 luật đất đai 2013, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

3. Đất có sổ đỏ tranh chấp được không?

id=”mcetoc_1epg3c3082″ style=”text-align:justify”>

Điều 203 Luật đất đai quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với đất đai có các giấy chứng nhận tại điều 100 của luật này (bao gồm sổ đỏ). Như vậy, pháp luật đã thừa nhận có các tranh chấp đất có sổ đỏ.

Trên thực tế có rất nhiều vụ tranh chấp đất có sổ đỏ, ví dụ như A và B là hàng xóm, A cho rằng diện tích đất trong sổ đỏ nhà B là không chính xác và đã “lấn” sang phần đất mà ông bà để lại cho mình.

Vì vậy, đất có sổ đỏ vẫn có thể rơi vào quan hệ tranh chấp.

4. Giải quyết tranh chấp đất có sổ đỏ

id=”mcetoc_1epg3c3083″ style=”text-align:justify”>

Giải quyết tranh chấp đất có sổ đỏ

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ được pháp luật quy định như thế nào? Thủ tục này được quy định tại điều 201, 202 Luật đất đai 2013, cụ thể:

Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Do đó trước khi đi đến bước cuối cùng là kiện cáo thì các bên sẽ có thủ tục hòa giải.

Các bên có thể tự mình hòa giải, nếu không thể tự hòa giải thì phải hòa giải thông qua UBND xã. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Hòa giải không thành thì các bên sẽ khởi kiện đến TAND. TAND có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp này là TAND huyện, tỉnh nơi có đất đang tranh chấp.

5. Khởi kiện tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ.

id=”mcetoc_1epg3c3084″ style=”text-align:justify”>

Các bên sẽ làm đơn khởi kiện theo mẫu: Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất

Sau đó các bạn gửi đơn này đến TAND huyện nơi có đất đang tranh chấp.

Điều 190 bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định các hình thức gửi đơn sau:

Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

=> Trong thời hạn 08 ngày làm việctừ ngày tòa án nhận được đơn khởi kiện, tòa án sẽ ra 1 trong 4 quyết định trên để các bạn biết và chuẩn bị các bước tiếp theo: bổ sung, gửi đơn đến đúng tòa án có thẩm quyền, chuẩn bị các giấy tờ…

Các bạn cần lưu ý đơn vị ở đây là 8 ngày làm việc (không bao gồm thứ 7, chủ nhật).

6. Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai

id=”mcetoc_1epg3c3085″ style=”text-align:justify”>

Đối với dạng tranh chấp đất đai có sổ đỏ thì chứng cứ quan trọng là sổ đỏ. Tòa án sẽ xem xét lại quá trình cấp sổ đỏ của cơ quan có thẩm quyền (UBND cấp huyện, tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường…) để xác định quá trình làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đúng hay không (đúng thẩm quyền, quy định đối với từng trường hợp tại mục 2 chương 7 luật đất đai 2013 chưa, đo đạc diện tích đúng chưa…). Nếu quá trình này có vi phạm pháp luật thì tòa án sẽ hủy giấy chứng nhận được cấp sai đi và thực hiện cấp lại cho đúng quy định pháp luật.

Các bên có quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình (lời khai của những người liên quan, giấy tờ khác…) hoặc yêu cầu tòa án xác minh các chứng cứ mà mình không thể thực hiện được.

7. Không đồng ý với bản án của tòa án thì làm thế nào?

id=”mcetoc_1epg5p7fd1″ style=”text-align:justify”>

Nếu các bạn không đồng ý với bản án sơ thẩm giải quyết tranh chấp đất đai của tòa án thì làm đơn kháng cáo (trong thời hạn 15 ngày) và gửi đến cho tòa án cấp trên trực tiếp của TAND đã xét xử sơ thẩm để được xem xét giải quyết theo thủ tục phúc thẩm.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời cho bạn đọc câu hỏi “Tranh chấp đất đai có sổ đỏ 2021 giải quyết thế nào?”. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Đất đai – Nhà ở, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan