CSR là gì – Có vai trò như thế nào đối với sự phát triển doanh nghiệp

CSR là gì

CSR là gì – Lợi ích của CSR đối với doanh nghiệp là gì

Bất cứ người làm kinh doanh chân chính nào cũng biết đến 3 chữ Csr. Vậy Csr là gì ? Nó có ý nghĩa là gì đối với doanh nghiệp trong xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Để các bạn có thể nắm rõ hơn bài viết này Bản Tin Thời Sự sẽ giải đáp chi tiết khái niệm Csr là gì ? Cũng như giúp bạn hiểu rõ vai trò, lợi ích của nó đem lại cho doanh nghiệp và xã hội ra sao. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây các bạn nhé.

Khái niệm CSR là gì

Như chúng ta đã biết bất kỳ doanh nghiệp nào khi thành lập cũng đều có những chiến lược kinh doanh, có sứ mệnh của riêng mình. Không chỉ đơn thuần là phát triển doanh số, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp đó. Mà doanh nghiệp cũng cần phải có trách nhiệm đối với xã hội với đất nước của mình.

Như vậy có thể hiểu Csr chính là những điều mà doanh nghiệp cần làm, phải làm đối với sự phát triển kinh tế của xã hội. Csr là chữ cái viết tắt của Corporate Social Responsibility. Dịch từ tiếng Anh sang có nghĩa là sự cam kết về đạo đức của mỗi tổ chức doanh nghiệp trong kinh doanh đối với sự phát triển trung của nền kinh tế, xã hội.

CSR là gì
CSR là gì

Các hoạt động của doanh nghiệp theo nghĩa Csr như

Doanh nghiệp hợp tác với cộng đồng địa phương để phát triển kinh tế của địa phương đó.

Doanh nghiệp đầu tư và phát triển những đóng góp vào xã hội.

Tạo ra công ăn việc làm cho con người ở địa phương đó.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh phải bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Hiện nay đa phần các doanh nghiệp thường xây dựng cũng như dựa trên CSR để thúc đẩy tính thần làm việc. Không những vậy còn giúp các nhân viên làm việc tích cực cố gắng hơn. Xây dựng văn hóa giữa các thành viên tốt đẹp cả trong doanh nghiệp và ngoài xã hội.

Dù vậy cũng không ít các đơn vị doanh nghiệp không quan tâm CSR. Nổi bật trong đó là bột ngọt Vedan xả thải ra sông thị Vải cách đây hơn 10 nằm. Formosa xả các nước thải độc bẩn ra môi trường làm ảnh hưởng môi trường nước.. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền thông khiến cho các doan nghiệp quan tâm hơn về Csr.

Một số ví dụ về hoạt động CSR

Một số công ty điện mặt trời tại Bình Dương đã ủng hộ lắp đèn mặt trời cho bà con nghèo vùng Ninh Thuận.

Một số công ty Marketing tại Bình Dương tặng quà cho bà con nghèo tại trại Phong Tân Uyên.

Phong trào chị em Hội phụ nữ T.P Sông Công, tỉnh Thái Nguyên chống rác thải nhựa.

Chương trình Vì môi trường xanh Quốc gia “Ứng dụng công nghệ 4.0 gắn với bảo vệ môi trường và khỏe cộng đồng”.

Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Bình Dương năm 2019.

Xây nhà mái ấm tình thương cho bà con nghèo tại xã Bến Củi, Tây Ninh…

Csr nghĩa là gì
Csr nghĩa là gì

Các tiêu chuẩn ISO về CSR

Một trong các tiêu chuẩn về CSR có thể kể đến đó chính là tiêu chuẩn ISO 26000. Đây là tiêu chuẩn quốc tế được thành lập đưa ra các hướng dẫn về trách nhiệm xã hội. ISO 26000 được áp dụng cho các tổ chức doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực khác nhau. Tiêu chuẩn ISO 26000 hỗ trợ các tổ chức doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội.

Theo đó tiêu chuẩn ISO 26000 này chỉ gồm các hướng dẫn tổ chức doanh nghiệp tự nguyện. Nó không có các yêu cầu chính vì vậy ISO 26000 thường không được sử dụng giống như tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ISO 14001:2008.

Một số cách để phát triển và truyền thông bằng CSR cho doanh nghiệp

Nghiên cứu đối thủ, các doanh nghiệp, các thương hiệu khác đã làm nhưng gì ? Mình có thể làm tốt hơn không ?

Tích cực tham gia chia sẻ các kiến thức, truyền tải những thông điệp hay ý nghĩa đến xã hội.

Luôn có những chính sách tốt cho nhân viên của mình để phát huy văn hóa doanh nghiệp.

Là doanh nghiệp bạn cần phải biết quan tâm đến những vấn đề xã hội quan tâm đặc biệt về môi trường, con người..

Luôn có kế hoạch xây dựng báo cáo phát triển bền vững định kỳ.

Có thể nói CSR đang là một trong những hướng đi đúng đắng của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Bởi họ biết rằng việc xây dựng giá trị thương hiệu của một doanh nghiệp còn quan trọng hơn so với việc làm ăn chợp giật. Khi doanh nghiệp của bạn đem lại nhiều lợi ích, giá trị cho cộng đồng lúc ấy khách hàng sẽ tự tìm đến bạn. Như vậy có thể nói CSR là một lợi thế cũng như chiến lược để doanh nghiệp phát triển và nâng tầm thương hiệu của mình.

Doanh nghiệp cần lưu ý khi xây dựng CSR

Một trong những sai sót nghiêm trọng mà các doanh nghiệp áp dụng Csr mắt phải đó chính là Marketing quá đà. Hoặc lợi dụng các chương trình vì cộng đồng chỉ để Marketing. Như vậy nếu như quá lạm dụng có thể phản tác dụng, khiến cho công chúng hiểu sai về Csr.

Thứ hai, các doanh nghiệp vừa thành lập còn non trẻ, nếu chưa đủ nguồn lực tài chính cũng nên xem xét trước khi áp dụng CSR. Lời khuyên mà Bản Tin Thời Sự dành cho bạn đó chính là tham gia quyên góp tới những tổ chức thiện nguyện có uy tín. Bởi nếu chỉ làm một cách nữa vời, đứt quãng giữa chừng doanh nghiệp sẽ đứng trước nhiều rủi ro.

Thứ 3, nên hạn không để những hành động khi tổ chức tình nguyện, thiện nguyện của bạn làm ảnh hưởng đến môi trường. Bạn nghĩ việc trồng cây sẽ góp phần bảo vệ môi trường, nhưng trong quá trình trồng bạn lại vứt xả rác ra môi trường….

Như vậy thông qua bài viết phần nào bạn đã hiểu rõ về Csr là gì ? Cũng như lợi ích và những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi áp dụng Csr rồi chứ ? Chúc các bạn thành công !