Chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Táo gồm những gì? 

Đã thành tục lệ, ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các gia đình Việt lại chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Táo nhằm mục đích cầu một năm mới đủ đầy, êm ấm. Tuy nhiên, mâm cỗ mặn gồm những gì và cần lưu ý những điều gì khi cúng thì không phải ai cũng biết. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm khi làm lễ đưa ông Táo về trời.

Tục lệ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp hàng năm 

Theo truyền thuyết, Táo Quân là vị thần được Ngọc Hoàng phái xuống trần gian để theo dõi cũng như ghi chép những việc làm thiện – ác của con người dưới hạ giới.

Hàng năm, cứ tới ngày 23 tháng Chạp, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên thiên đình để báo cáo tất cả những công việc lớn, nhỏ trong năm qua. Bởi thế mà người Việt cho rằng, Táo Quân chính là vị thần sẽ định đoạt thịnh, suy của gia đình trong năm tới. Chính vì thế, ngày 23 Tết các gia đình thường làm mâm cỗ thịnh soạn, long trọng với mong muốn các Táo Quân sẽ phù hộ cho gia đình, báo cáo những việc tốt và “nói giảm, nói tránh” những việc chưa tốt, chưa đúng với Ngọc Hoàng.

Thế nhưng mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm những gì? Trong bài viết này, VinID sẽ chia sẻ đến bạn một số gợi ý chuẩn bị mâm cỗ mặn cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất, gia đình nào cũng nên biết.

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo gồm những gì?

Mâm lễ cúng ông Táo về chầu trời đủ đầy sẽ là hiện thân của ước muốn một năm mới gia đình sung túc. Theo quan niệm dân gian, phương tiện đi lại của các Táo từ hạ giới lên chầu trời là cá chép. Vì vậy, người ta thường chuẩn bị 3 con cá chép đỏ sống để bơi trong chậu nước với quan niệm “cá chép hóa rồng” đưa các Táo về trời. Những con cá chép này sau khi làm lễ sẽ được thả (phóng sinh) ra các ao hồ hoặc sông.

Về mâm cơm cúng ông Táo, không cần quá cầu kỳ, tùy theo điều kiện gia cảnh mà gia chủ có thể chuẩn bị, có thể làm món mặn và món chay. Mâm cúng phổ biến cúng ông Táo gồm:

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo gồm những gì?

  • 1 con gà trống luộc chéo cánh ngậm hoa tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay)
  • 1 đĩa xôi gấc (có thể thay bằng xôi lá cẩm, xôi đậu, xôi lá nếp)
  • 1 đĩa giò lợn, 1 cái bánh chưng, 1 tô canh chân giò nấu măng (hoặc canh mọc)
  • 1 đĩa rau xào thập cẩm, chả rán, thịt đông,…
  • 1 chén gạo
  • 1 chén muối

Bên cạnh đó, các gia đình có thể chuẩn bị thêm các món chè như: chè hoa cau, chè trôi nước, chè kho, các loại bánh trái để mâm lễ thêm đủ đầy và đẹp mắt.

Để có thể mua nguyên liệu một cách dễ dàng, chất lượng, không mất thời gian đi lại, khách hàng có thể lựa chọn các sản phẩm ngay trên tính năng Scan & Go. Vừa đơn giản lại giảm được hàng giờ đồng hồ khi lựa chọn trực tiếp tại chợ, siêu thị. Không những thế, khách hàng mua sắm từ xa bằng Scan & Go còn được miễn phí giao hàng cho hóa đơn từ 300.000 đồng trong bán kính 10km.

Dùng tính năng Scan&Go tại siêu thị VinMart

Để có thể sử dụng được tính năng thông minh, tiện lợi này, khách hàng chỉ cần tải app VinID về điện thoại.

Xem thêm: Lợi ích khi dùng tính năng Scan & Go sắm Tết là gì?

Ngoài việc chuẩn bị mâm cỗ, bạn cũng cần lưu ý khi mua lễ cúng ông Táo:

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo gồm những gì?

  • Mũ ông Táo 3 chiếc: 2 chiếc dành cho Táo ông loại có cánh chuồn và 1 chiếc cho Táo bà thì không có phần cánh chuồn
  • Quần áo giấy cho Táo: hai bộ cho nam, 1 bộ cho nữ
  • Hài Táo Quân: 2 đôi hài nam, 1 đôi hài nữ
  • Giấy tiền vàng mã
  • Trái cây tươi trái cây tươi (quả phật thủ, xoài, táo, cam, thanh long, nho,…)
  • Cau trầu tươi
  • Hương, nến, rượu nếp hoặc trà

Những lưu ý khi làm lễ cúng ông Táo

Cúng ông Táo gồm những gì?” đã được giải đáp trong phần trên. Lễ vật và mâm cỗ để làm lễ tương đối đơn giản và dễ chuẩn bị đúng không? Tuy nhiên, bạn cũng cần ghi nhớ những điều sau đây trước khi làm lễ ngày 23 tháng Chạp:

  • Không đặt mâm lễ cúng dưới bếp: bếp là nơi đun nấu, không phải nơi thể cúng lễ. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.
  • Những lễ vật dùng để cúng ông Táo như mũ, áo, giày, giấy tiền, vàng mã sẽ được hóa sau khi nửa tuần hương cháy hết.
  • Sau khi hóa vàng, gia chủ sẽ phải mang cá chép ra sông, hồ để thả.

Những lưu ý khi làm lễ cúng ông Táo

  • Theo phong tục của ông cha từ xưa để lại, lễ
    cúng phải được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23/12 Âm lịch.
  • Không nên cầu xin phú quý, sung túc, gia chủ chỉ xin Táo quân bẩm báo điều tốt, bớt nói điều không hay.
  • Bàn thờ cần được lau chùi, các đồ thờ cần rửa sạch và được bày biện lại ngay ngắn.

Mâm cỗ cúng ông Công, ông Táo là cách người Việt thể hiện sự biết ơn với các vị thần trong việc mang lại may mắn, hạnh phúc, sức khỏe cho cả gia đình trong một năm. Bài viết trên đã thông tin đến bạn những lễ vật, mâm cỗ cần chuẩn bị trước khi đưa ông Táo về trời. Hy vọng bạn đã có những thông tin cần thiết trước khi làm cỗ cúng ông Táo!