Câu tục ngữ nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì?

Nhất tự vi sư bán tự vi sư nói lên điều gì?

Câu tục ngữ nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì? Nhất tự vi sư bán tự vi sư là lời dạy của cha ông ta truyền lại cho con cháu, cũng là một nét truyền thống tốt đẹp được gìn giữ cẩn thận của người Việt. Vậy nhất tự vi sư bán tự vi sư có nghĩa là gì?

1. Nhất tự vi sư bán tự vi sư có nghĩa là gì?

id=”mcetoc_1fhn7encf3″>

Nhất tự vi sư bán tự vi sư có nghĩa tiếng Việt là: Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

2. Câu tục ngữ nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì?

id=”mcetoc_1fhn7encf4″>

Câu tục ngữ nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến truyền thống tôn sư trọng đạo, tôn trọng người thầy giáo, cô giáo, những người đã có công dạy dỗ chúng ta không kể thời gian, không kể người đó đã dạy cho chúng ta bao nhiêu.

Câu tục ngữ nhất tự vi sư bán tự vi sư nói đến điều gì?

Câu nói nhất tự vi sư bán tự vi sư như một bài học răn dạy và nó như đã khuyên nhủ chúng ta sống đúng với những đạo lý làm người, cách ứng nhân xử thế về những người đã có công dạy dỗ ta lên người.

Nhất tự vi sư bán tự vi sư là lời dạy của cha ông về lòng tôn trọng thầy cô giáo. Chúng ta cần biết ơn, kính trọng những người đã truyền thụ kiến thức, cách sống, cách làm người cho mình.

3. Truyền thống Nhất tự vi sư, bán tự vi sư

id=”mcetoc_1fhn7encf5″>

Nhất tự vi sư bán tự vi sư – truyền thống tôn sư trọng đạo là truyền thống lâu đời của người Việt Nam.

Điều răn lớn nhất của câu này là: Làm người, trước sau như một phải luôn ghi lòng tạc dạ công ơn những ai đã (nuôi) dạy mình nên người, bởi có ai nên người mà không phải từ những điều đã được dạy, được học?

Và có điều lớn lao nào ta biết được, hiểu được, thấm được, giúp ta nên người được mà lại không phải được tạo nên từ những điều nhỏ, kể cả những điều nhỏ “li ti” mà ta đã được dạy, được học?

Với thời gian, với tuổi tác, hay với sự “thăng tiến”, sự “lớn lên trong con mắt của công chúng”, nhất là “trong con mắt của bản thân”, nhiều khi người ta cũng không khó quên đi rằng điều này điều kia chính là ta đã được thầy ấy, cô ấy dạy chứ không phải là ta “vẫn tự biết từ đầu” như ta đã ngộ nhận, ngộ nhận từ cái lúc ta tự cho rằng “ta đã lớn lên rồi!”.

Hoặc giả, ta cũng có thể thấy nhỏ bé đi, tầm thường đi cái điều mà ta đã vô cùng hoan hỉ khi tiếp thu nó từ người thầy, người cô. Thế nên giờ đây, ta cũng không nhất thiết phải tôn họ là Thầy, là Cô làm gì nữa!

Và rồi, có thể cũng chỉ vậy thôi, chừng nấy thôi.

Thế nhưng, nếu như ta biết được chỉ chừng nấy cũng đủ làm cho ta mất đi cái phần đẹp nhất của Đạo làm người ở trong ta! Và từ đây đến cái chỗ bị người đời mắng cho là “Đồ ăn cháo đá bát” – phỏng là bao xa?

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc ý nghĩa câu tục ngữ nhất tự vi sư bán tự vi sư và giải thích về truyền thống tốt đẹp tôn sư trọng đạo của dân tộc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn