Câu nghi vấn là gì

Câu nghi vấn là gì

Văn học việt nam có vô số câu như: cảm thán, câu trần thuật…trong đó câu nghi vấn là loại được dùng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Vậy câu nghi vấn là gì ? Qua bài viết sau chúng ta cùng tìm hiểu Khái niệm câu nghi vấn? Đặc điểm, chức năng của câu nghi vấn?

Khái niệm câu nghi vấn là gì

Câu nghi vấn là kiểu câu dùng với mục đích để hỏi và tìm kiếm thông tin, nêu lên những thắc mắc về  một sự việc nào đó cần được giải đáp. Thường thì có một số từ nghi vấn điển hình đi kèm trong câu như: ai, gì, hả, bao nhiêu…

Câu nghi vấn là gì
Câu nghi vấn là gì

Một số ví dụ về câu nghi vấn

Chú ơi, cho cháu hỏi bạn việt có ở nhà không?

→  câu nghi vấn có mục đích để hỏi về sự tồn tại, xuất hiện của nhân vật Việt.

Thứ mấy chúng ta gặp nhau?

→  câu nghi vấn có mục đích hỏi về thời gian.

Nhà chú ở đâu?

→  câu nghi vấn có mục đích để hỏi về nơi chốn.

Vì sao bạn đến trễ vậy?

→  câu nghi vấn có mục đích để hỏi về nguyên nhân.

Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn

Câu nghi vấn là dạng câu dùng để hỏi. cho nên dấu hiệu để nhận biết là dấu câu. Mỗi loại câu đều có dấu câu nhất định như: câu cầu khiến (.), câu cảm thán (!), câu nghi vấn (?). ví dụ: con ăn cơm chưa.

Ngoài ra còn có thể sử dụng từ dùng để hỏi như: ai, gì, bao giờ, khi nào, bấy nhiêu….và một số từ có quan hệ nghi vấn : hoặc, hay. Ví dụ: ai là người đến trể nhất?

Khi muốn hỏi về thời gian dùng từ: khi nào, lúc nào, bao giờ, bao lâu.

Ví dụ: con đi học từ khi nào?

Bao lâu nữa thì ba đến?

Mẹ đến đây từ lúc nào?

Khi muốn hỏi về nơi chốn dùng từ: ở đâu, nơi nào

Ví dụ: mẹ gặp con ở đâu?

Nhà mình sẽ đi ăn ở nơi nào?

Khi muốn hỏi về nguyên nhân, lý do có thể sử dụng từ: tại sao, vì sao

Ví dụ: Tại sao con không đi học ?

Vì sao con bỏ học ?

Khi muốn hỏi về sự lựa chọn có thể dùng từ: hay, hoặc, hay là, hoặc là

Ví dụ: Em thích ăn bắp hay ăn xôi?

Mình đi ăn hoặc đi shoping?

Khi muốn hỏi về sự khẳng định hay phủ định có thể sử dụng từ: không, chưa, à, ư, hả.

Ví dụ: Em uống sinh tố  không?

Con uống thuốc chưa?

Chú ý: Cần lưu ý phân biệt từ nghi vấn và từ phủ định. Tuy có cùng hình thức ngữ âm nhưng có ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ:

Mẹ chưa ăn cơm.

→  Từ “chưa” trong trường hợp này là từ phủ định.

Mẹ ăn cơm chưa?

→  Từ “chưa” trong trường hợp này là từ dùng để hỏi.

Nhận xét: Tùy chủ ý của người nó mà từ nghi vấn có thể được đặt ở đầu câu hay cuối câu.

Ví dụ:

Khi nào mẹ đi chợ về?

→  Từ để hỏi “khi nào” được đặt ở đầu câu nhằm nhấn mạnh câu hỏi của người nói.

Nhưng cũng có thể đặt từ để hỏi ấy ở giữa hoặc cuối câu

Ví dụ:

Mẹ khi nào đi chợ về?

Mẹ đi chợ về khi nào?

Chính vì vậy từ nghi vấn không có vị trí cố định. Cho nên trong một số trường hợp người nói có thể lượt bỏ hết chủ ngữ, vị ngữ chỉ để lại dùng để hỏi.

Ví dụ:

Chỗ nào?

Câu nghi vấn được sử dụng khá phổ biến trong giao tiếp hằng ngày. Ngoài ra người nói sẽ lên giọng hoặc nhấn giọng vào một số từ nghi vấn. Còn người nghe thì căn cứ vào ngữ điệu của người nói để nhận diện.

Xuống nước

→  Nếu được nói với giọng điệu nhấn mạnh ngạc nhiên thì đây cũng là câu nghi vấn.

Vai trò và chức năng của câu nghi vấn

Câu nghi vấn được dùng để hỏi một sự vật, việc hay một vấn đề gì đó. Mục đích truyền đạt thông qua việc sử dụng từ nghi vấn. ngoài ra câu nghi vấn còn được dùng với nhiều mục đích khác như: khẳng định, biểu cảm….

Ví dụ:

Con nên tập trung học chứ nhỉ?

→  tuy có hình thức là câu hỏi – có dấu chấm hỏi và từ để hỏi nhưng cầu này lại được dùng với mục đích nhắc nhở, khuyên bảo là chính.

Ôi, con mèo này đáng yêu quá hả?

→ câu này cũng có hình thức câu hỏi nhưng mục đích để bày tỏ cảm xúc, tình cảm đối với sự vật đang được nói đến.

Không tắt đèn à?

→  câu này cũng có hình thức câu hỏi nhưng mục đích là để ra lệnh, cầu khiến.

Qua những chia sẽ trên đây về chủ đề câu nghi vấn là gì, tôi hy vọng với kiến thức chia sẽ ở bài viết trên có thể giúp ít cho quá trình nghiên cứu và học tập của các bạn tốt hơn. Nếu các bạn có đóng góp hay câu hỏi gì liên quan đến câu nghi vấn là gì, đừng quên để lại lời nhận xét bên dưới nhé!