Cách nuôi Hamster tại nhà – Cách phòng trị bệnh cho hamster

Hướng dẫn cách nuôi hamster tại nhà

Pet hay còn gọi là thú cưng dường như trở thành một thành viên trong gia đình. Bởi lẽ nó được chăm sóc và cưng chiều như những đứa trẻ con.

Chuột cảnh có hình dáng nhỏ nhắn, được gọi với cái tên quen thuộc là Hamster. Thu hút sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ yêu thích thú cưng hiện nay. Loài Pet này chẳng những có độ dễ thương vô đối mà còn rất dễ dàng trong việc chăm sóc.

Nếu bạn đang có dự định nuôi một vài bé Hamster hay đang vẫn còn lúng túng trong việc chăm sóc chúng. Hãy cùng Thời Sự theo dõi bài viết này để biết được cách chăm sóc cũng như những điều thú vị về pet Hamster này nhé.

Hình ảnh hamster đẹp
Hình ảnh hamster đẹp – Cách nuôi hamster đơn giản tại nhà

Nguồn gốc Hamster xuất hiện từ đâu

Được phát hiện vào năm 1892 tại một thành phố thuộc Xiberi. Chuột Hamster được biết đến là loài gặm nhấm có hình dáng bé nhỏ. Môi trường sống của chúng chủ yếu là trong các hang động ở những vùng hoang mạc.

Theo nghiên cứu, Hamster chỉ có tuổi thọ khoảng 2-3 năm. Do môi trường sống có nhiệt độ cao vào ban ngày. Nên chúng chỉ có thể hoạt động kiếm ăn chủ yếu vào ban đêm, thường từ 7 – 10h tối.

Đặc tính chung của Hamster

Tổ tiên trước đây của loài Hamster có tập tính sống tách biệt với con người trong hang động nhằm tránh được những mối nguy hiểm từ bên ngoài. Nhưng với việc nuôi dưỡng lai tạo để trở thành thú cưng như hiện nay thì chúng không còn bản tính nhút nhát nữa. Thay vào đó là những cử chỉ, hành động vô cùng dễ thương và quen hơi của con người.

Màu lông của hamster

Hamster hiện nay có nhiều chủng loại, tuy nhiên chúng luôn có đặc điểm cơ bản về màu lông như: Phần lông dưới bụng thường có màu trắng. Phần lông trên lưng có màu nâu đậm, màu vàng hay lốm đốm,… Về sau, việc cấy giống, lai tạo thêm những màu lông mới trông bắt mắt hơn như : màu vàng, màu trắng, màu lông bò sữa,…

Chính vì màu sắc trên lông mà Hamster thu hút đông đảo người yêu thích. Không chỉ người trẻ mà cả phụ nữ, trẻ em và người lớn tuổi rất thích chúng.

Tính cách chung của hamster

Chuột Hamster sở hữu tính thông minh, hành động hoạt bát, nhanh nhẹn. Chúng có tính tò mò, thích khám phá mọi thứ xung quanh. Hơn nữa còn có cả tính háo ăn và vô cùng thân thiện với con người.

Ngoại hình hamster

Khi nhìn thấy chú chuột Hamster thì ắt hẳn, nét đáng yêu của chúng luôn khiến bạn thấy thích thú và muốn cưng nựng. Bởi lẽ, chúng sở hữu ngoại hình béo tròn cùng đôi mắt to thích tò mò khám phá xung quanh.

Đôi tai bé thế thôi nhưng luôn nghe ngóng tình hình bên trong, bên ngoài. Nếu bạn thấy hai cái má phính, căng tròn thì chúng đang ngậm cả kho thức ăn trong đó đấy, và ít khi nào bạn hai cái má xẹp bao giờ cả.

Tứ chi và đuôi của chuột Hamster rất ngắn, chúng có màu da đỏ hồng. Điều này càng làm tăng thêm độ đáng yêu hết cỡ. Nhìn mũm mỉm thế thôi, nhưng chuột Hamster cực kỳ linh hoạt và nhanh nhẹn. Hơn nữa chúng luôn biết giữ gìn cơ thể sạch sẽ.

Hướng dẫn cách nuôi hamster tại nhà
Hướng dẫn cách nuôi hamster tại nhà

Các loài Hamster hiện nay

Hiện nay, chuột Hamster trên Thế giới có những hơn 24 loài. Riêng ở Việt Nam có 4 loài thông dụng nhất, đó là: Hamster Bear, Hamster Robo, Hamster Winter White và Hamster Cambell.

Hamster Bear

Trong 4 loại Hamster tại Việt Nam được kể, Hamster Bear được biết đến là loài có kích thước lớn nhất. Khi đạt đến độ tuổi trưởng thành, chúng có thể dài đến 15 cm và nặng từ 150 -250 g.

Với kích thước béo ú này, chúng được yêu thích nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn trên cả toàn Thế Giới. Theo thống kê khảo sát từ những người yêu thích Hamster, khoảng hơn 70% lựa chọn Hamster Bear để nuôi. Tuy nhiên, loài Hamster này lại thừa hưởng tính cách hung dữ và hiếu chiến. Chúng có thể gây hấn với những loài Hamster khác nếu nuôi chung.

Hamster Robo

Hoàn toàn trái ngược so với anh cả Bear, Robo được xem là em út trong dòng họ. Bởi kích thước của chúng nhỏ bé hơn nhiều. Dù ở độ trưởng thành nhưng Robo chỉ có thể dài nhất khoảng 4-5 cm và nặng 50g.

Nhưng với ngoại hình nhỏ bé ấy, Robo lại sở hữu tính năng động, linh hoạt, ít khi ngủ. Chủ yếu dành thời gian chơi đùa, khám phá mọi vật xung quanh. So với Bear, Robo tỏ ra khá nhút nhát, chúng dễ bị giật mình, sợ hãi trước những người bạn mời. Đặc biệt chúng có thể lăn đùng ra giả chết khi thấy mình bị đe dọa.

Hamster Winter White

Đứng thứ hai sau Bear về ngoại hình, Winter White có chiều dài từ 8 – 10 cm và cân nặng 90 – 120g. Đặc trưng của loài Hamster này chính là màu lông cực kỳ đa dạng và có khả năng thay đổi đậm nhạt theo mùa.

Tính cách của chúng cực kỳ hiền lành, hoà đồng, dễ dàng vui đùa, thích được vuốt ve. Tuy nhiên với người lạ, chúng thường tỏ ra nhút nhát.

Cách nuôi Hamster Winter White
Cách nuôi Hamster Winter White

Hamster Cambell

Có ngoại hình tương tự như Winter White, nhưng Cambell có nét phân biệt riêng. Đó là phần mũi tương đối nhọn và thẳng, trong khi Winter White có mũi cong.

Tai của Cambell rộng hơn hẳn so với Winter White và có ít lông. Loài Hamster này có tính hiếu chiến, hung dữ, chúng sẵn sàng tấn công hoặc đe doạ khi bất kỳ Hamster nào lại gần.

Hướng dẫn cách nuôi chuột Hamster tại nhà

Chế độ dinh dưỡng riêng dành cho chuột Hamster

Hamster được ưa chuộng nhiều bởi khi nuôi chúng không phải quá tốn kém về loại thức ăn. Hơn nữa, chúng ăn cũng tương đối ít và thức ăn mà chúng ăn được rất đa dạng, không hề kén chọn.

Thức ăn chính của hamster là gì

Thức ăn chính dành cho Hamster là những loại hạt ngũ cốc như: hạt bí, hạt dẻ, hạt ngô, hạt kê,… Hầu hết chúng đều được đóng gói bán sẵn trong các cửa hàng thú cưng. Tuy nhiên không nên chọn quá nhiều hạt ngô cho Hamster ăn. Vì đây là loại hạt không có tác dụng tốt với chúng.

Cần tạo thói quen cho Hamster ăn vào 2 bữa chính trong một ngày. Cố định khung giờ ăn và tuyệt đối không được thay đổi thói quen đột ngột này. Vì Hamster có thể bị sốc, không bắt kịp được thói quen ăn uống sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng.

Ngoài loại thức ăn trong hai bữa chính, bạn cần bổ sung phần thức ăn tươi từ 2-3 lần trong ngày. Điều này để chúng hấp thu những chất dinh dưỡng khác.

Các loại rau xanh khuyến khích: bông cải xanh, cà rốt, dưa leo gọt bỏ vỏ,… Tuyệt đối không được cho Hamster ăn thịt tươi hay bất kỳ sản phẩm khác từ động vật. Vì thói quen này có thể thay đổi tính cách của chúng trở nên hung hăng. Có thể cắn bạn hay ăn thịt cả đồng loại khi chúng cảm thấy đói.

Hamster ăn gì - Cách nuôi hamster tại nhà
Hamster ăn gì – Cách nuôi hamster tại nhà

Thức ăn bổ sung

Ngoài thức ăn chính, bạn có thể bổ sung những phần thức ăn phụ để Hamster thật sự hấp thu đầy đủ dưỡng chất để có sức khoẻ tốt, chẳng hạn như:

Phô mát

Bổ sung hằng ngày cho Hamster với lượng bằng kích thước nhỏ hơn hạt ngô. Đây là món ăn khoái khẩu nhất của Hamster, khi được ăn chúng rất thích thú và quen hơi bạn hơn. Đồng thời, giúp cho chúng trở nên mũm mỉm, đáng yêu hơn.

Sữa chua

Tăng sức đề kháng, miễn dịch cho Hamster, giúp cho những bé đang bị bệnh nhanh chóng khỏe mạnh. Hơn nữa, sữa chua sẽ giúp cho lông của Hamster trở nên óng mượt, đẹp mắt hơn. Chỉ cần bổ sung sữa chua cho Hamster 2 tuần 1 lần với lượng bằng ¼ muỗng cà phê.

Trứng luộc

Là thực phẩm dinh dưỡng không thể thiếu dành cho những bé Hamster đang mang thai và sau khi sinh.

Bánh mài răng

Sẽ có rất ít người biết được rằng bánh mài răng là loại thức ăn rất cần thiết cho sự phát triển của Hamster. Nếu Hamster không được ăn những loại thức ăn cứng trong một khoảng thời gian dài. Răng của chúng bắt đầu dài ra, gây xước nướu, biếng ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, bạn cần bổ sung bánh mài răng này 2-3 ngày một lần cho Hamster.

Nơi ở của Hamster

Bất kỳ nuôi một thú cưng nào, bạn cũng phải chuẩn bị cho chúng một nơi ở riêng. Có thể là chuồng, giường, nệm ngủ,… Với Hamster, bạn cần chuẩn bị chuồng nuôi cho chúng có thể là chuồng sắt, chuồng Mica hay chuồng nhựa.

Chuồng sắt

Được người dùng phổ biến nhất, với ưu điểm bền chắc đẹp, tiện lợi khi mang ra ngoài và thoáng mát. Tuy nhiên, chuồng sắt lại khó cho việc vệ sinh thường xuyên và dễ bị bong tróc lớp sơn.

Chuồng Mica

Có thiết kế đa dạng với nhiều mẫu mã đẹp mắt và dễ dàng vệ sinh hơn. Vào mùa đông hay những ngày lạnh, chuồng Mica có thể giữ ấm tốt. Tuy nhiên, phải có nắp đậy, nếu không Hamster sẽ leo ra ngoài. Nhưng bạn cũng phải chú ý không được đậy quá kín. Vì sẽ làm cho Hamster cảm thấy khó chịu và stress.

Chuồng hamster tại nhà đẹp
Chuồng hamster tại nhà đẹp

Chuồng nhựa

Có đặc tính tiện dụng khi mang Hamster ra ngoài đi chơi hay đi du lịch. Nhưng chuồng nhựa cấu tạo khá bí nên không thể để Hamster quá lâu bên trong chuồng.

Không nhất thiết phải mua chuồng, bạn cũng có thể tự tay mình thiết kế nơi ở dành cho Hamster bằng thùng nhựa có sẵn. Chỉ cần khoét các lỗ nhỏ trên nắp để thông thoáng không gian bên trong.

Dù dùng chuồng nào đi nữa thì cần phải đảm bảo không gian bên trong không quá chật hẹp. Bí bách mà phải luôn thông thoáng, sạch sẽ và mát mẻ.

Lót chuồng

Chuẩn bị chuồng nuôi thôi chưa đủ, bạn cần có thêm lót chuồng bên dưới. Hiện nay có hai loại lót chuồng được sử dụng phổ biến đó là mùn cưa nén và cát Sand. Mùn cưa nén có tính thấm hút rất tốt, đồng thời có thể giữ ấm nhưng phải được thay thường xuyên, nếu không Hamster dễ bị vàng lông.

Cát sand có tính thấm hút và khử mùi rất tốt. Nếu để cát thấm nước sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của Hamster. Vì thế cần phải thay cát Sand thường xuyên.

Vật dụng cần thiết khác

Tất nhiên, nơi ở của Hamster còn phải trang bị thêm nhiều đồ vật cần thiết như : Bình nước uống, nhà ngủ dùng để giữ ấm vào những ngày lạnh hay mùa đông.

Hơn nữa, Hamster rất thích khám phá và hoạt động, hãy trang bị thêm khu vui chơi dành cho Hamster với những dụng cụ như:  Wheel chạy (tập thể dục), bập bênh gỗ, nhà gỗ, cầu ống. Bậc thang gỗ, bánh xe đồ chơi, cầu đu võng,…

Những bệnh thường gặp trên Hamster

Mặc dù chuột cảnh Hamster rất dễ nuôi, dễ chăm sóc. Nhưng vẫn có thể gặp các vấn đề về sức khỏe, mắc các bệnh thường thấy trên thú cưng. Nếu gặp phải những vấn đề đó, người nuôi cần làm gì để cho các bé Hamster của mình mau chóng khỏe mạnh, phòng tránh nguy cơ các bệnh có thể xảy ra. Dưới đây là những bệnh thường gặp ở Hamster và những biện pháp điều trị, phòng ngừa và chăm sóc:

Hamster bị tiêu chảy

Bệnh tiêu chảy ở Hamster hay bất kỳ thú cưng nào đều có thể xuất phát từ nơi ở, thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Lượng thức ăn không điều độ, cân bằng.. hoặc do chúng bị stress lâu ngày nhưng người nuôi không phát hiện được.

Nếu thấy bé Hamster bị tiêu chảy, bạn cần tách ngay bé đó ra khỏi đàn. Sau đó cho bé dùng thuốc đặc trị tiêu chảy được bán tại cửa hàng thú cưng hay có thể dùng thuốc tiêu chảy dành cho trẻ sơ sinh. Sau đó cho bé ăn uống hợp lý, tránh các loại thức ăn có thể gây hại cho tiêu hoá.

Cách trị bệnh cho hamster - Cách nuôi hamster
Cách trị bệnh cho hamster – Cách nuôi hamster

Hamster bị táo bón

Thức ăn có tính nóng như hạt hướng dương, cốm gạo, thức ăn khô hay ngọt sẽ dễ làm cho Hamster bị táo bón. Khi đó bạn cần bổ sung thêm một số loại rau xanh hay một thức ăn có tính mát cho khẩu phần ăn của Hamster.

Hamster bị Cảm lạnh

Khi gặp thời tiết thất thường, thay đổi nắng mưa, hay chuyển mùa. Hamster có thể bị cảm lạnh do sức đề kháng yếu. Bạn cần cho Hamster bổ sung lượng kháng sinh vừa đủ hoặc uống sữa ấm cùng với những thức ăn mềm khác như phô mai, bánh mềm,…

Hamster bị đuôi bị ướt

Đuôi Hamster ẩm ướt do bé bị tiêu chảy từ stress, đặc biệt là những bé vừa mới chuyển sang nhà mới. Chưa thích nghi được với môi trường mới. Nếu thấy đuôi bé bị ướt bạn cần đưa đến thú ý sớm nhất.

Hamster bị sốc nhiệt

Lưu ý về cách nuôi hamster tại nhà, nếu Hamster sống ở nơi quá nóng và hầm bí. Hoặc thời tiết thay đổi đột ngột, phải di chuyển trên quãng đường xa mà không che chắn kỹ càng. Hamster rất dễ bị sốc nhiệt có thể chết ngay. Khi đó, cần phải đưa bé ra nơi thoáng mát. Cho ăn những thức ăn mềm như phô mai, các loại bánh mềm,..cho uống nước bằng từng giọt và bơm vào miệng bé.

Sinh sản ở chuột Hamster

Cách nuôi hamster sau khoảng thời gian trưởng thành, từ hai đến 15 tháng tuổi. Sau thời gian này Hamster sẽ bước vào giai đoạn sinh sản. Để có thể chăm sóc Hamster trong khi mang thai và sau khi sinh có sức khỏe tốt. Bạn cần phải lưu ý những điều sau:

Dấu hiệu cho biết Hamster đang mang thai

Giai đoạn mang thai phụ thuộc vào từng loài Hamster cũng như thể trạng của con cái. Thông thường kéo dài từ 15-25 ngày. Mắt thường chỉ có thể nhận biết sự khác biệt rõ nhất khi Hamster mang thai đó là vào 5 ngày cuối của thai kỳ, bụng của Hamster to rõ rệt. Ngoài ra còn có các dấu hiệu cho thấy Hamster cái đã mang thai thông qua những thói quen sinh hoạt hằng ngày như:

Ăn nhiều hơn

Nếu quan sát thấy bé Hamster thèm ăn hơn bình thường và uống nhiều nước thì có thể chúng có dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, đôi khi do sự thay đổi thời tiết hay mắc bệnh hoặc do bị stress cũng khiến chúng ăn nhiều hơn bình thường.

Tăng cân đột ngột

Hamster khi mang thai sẽ bắt đầu tăng cân do sự phát triển của thai nhi bên trong.

Núm vú sưng

Vú Hamster có dấu hiệu sưng lên tức là cơ thể chúng đang tích sữa chuẩn bị cho con bú.

Hành động và tính cách thay đổi

Hamster thường có hành động làm tổ, tích trữ thức ăn trong thời gian chúng mang thai. Hơn nữa, chúng bắt đầu trở nên cáu gắt và sẵn sàng gây hấn với những con khác. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy chúng dường như : Stress nhiều hơn, hành động trở nên chậm chạp, lờ đờ, không còn linh hoạt như bình thường.

Hamster là loài vật vô cùng mắn đẻ, chúng có thể đẻ 1 lứa trong khoảng từ 2-3 tháng tuổi. Mỗi lứa có từ 4-7 em bé nhỏ. Tuy nhiên, khi sinh từ lứa thứ 3, Hamster bắt đầu suy giảm sức khỏe. Các bé sinh ra có vài bé còi cọc, yếu hơn hẳn so với những bé khác, khó phát triển được. Vì thế, chỉ nên cho Hamster sinh đến lứa thứ 2 thì dừng lại.

Chế độ dinh dưỡng dành cho Hamster khi mang thai

Trong quá trình mang thai, Hamster cần được chăm sóc với chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân đối để thai nhi và mẹ được khoẻ mạnh. Chế độ ăn nhiều chất dinh dưỡng rất cần thiết trong giai đoạn này.

Hamster khi mang thai cần được tăng hàm lượng protein và chất béo trong các bữa ăn hàng ngày, ví dụ như trứng luộc, phô mai, thịt gà nấu chín, các loại hạt ngũ cốc cần được bổ sung nhiều hơn so với chế độ ăn bình thường. Hoặc có thể bổ sung thêm các loại thức ăn như giun bột, côn trùng dành riêng cho Hamster.

Bạn cần lưu ý những loại hạt cần phải được tách vỏ kỹ càng tránh Hamster bị ảnh hưởng bởi những hoá chất như thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, không hạn chế lượng nước uống hằng ngày.

Chuẩn bị lồng nuôi dành cho Hamster sơ sinh

Việc chuẩn bị lồng nuôi dành riêng cho Hamster sơ sinh rất quan trọng và cần thiết. Vì Hamster mẹ luôn muốn bảo vệ cho con của mình. Nên bạn cần phải tạo không gian an toàn cho cả mẹ và con, tránh việc Hamster mẹ nổi cáu và hung hăng.

Lồng nuôi được chuẩn bị kỹ càng những vật dụng cần thiết cho mẹ làm tổ cũng như thức ăn, nước uống đầy đủ. Bạn có thể chuẩn bị giấy sạch, rơm, cành cây nhỏ để phù hợp cho không gian của cả mẹ và con non.

Bạn cần chú ý đặt lồng nuôi ở những nơi yên tĩnh, thoáng mát. Tránh những ảnh hưởng từ những con khác cũng như tránh tiếp xúc với lồng nuôi thường xuyên.

Chăm sóc con non

Cách nuôi Hamster sau khi sinh, bạn không nên tiếp xúc quá nhiều, ngoại trừ những việc như cung cấp thức ăn, nước uống.. Và tuyệt đối không vệ sinh chuồng trong thời gian này. Hơn nữa, bạn tuyệt đối không được chạm vào con non. Vì con mẹ có thể nghĩ đó là những con yếu ớt, không đủ sức khỏe và có thể ăn thịt chúng.

Bạn có thể ngăn chặn Hamster mẹ có thể ăn con non bằng cách tách con non ở nơi yên tĩnh khác. Cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết thông qua thức ăn, nước uống hằng ngày.

Sau khi con non đã được hơn 20 ngày tuổi, bạn có thể vệ sinh chuồng nuôi và làm quen với những bé Hamster con này. Để các bé có sức khoẻ tốt hơn, bạn nên đem đến cơ sở thú y để theo dõi, kiểm tra tình trạng sức khoẻ.

Bước sang 3 tuần tuổi, chúng hoàn toàn có thể được cai sữa. Thay vào đó là những loại thức ăn phù hợp nhằm đảm bảo sự cân đối về dinh dưỡng và phát triển. Từ tuần thứ 5 trở đi, bạn nên tách chúng ra nhằm tránh nguy cơ có thể sinh sản không mong muốn. Hoặc xảy ra các cuộc chiến hung hăng tranh giành chỗ ở.

Tổng kết về Hamster

Qua những thông tin hữu ích từ bài viết, hy vọng có thể giúp được bạn đọc hiểu rõ hơn về thú cưng Hamster. Có thêm những thông tin, cách nuôi hamster cũng như xử lý và chăm sóc Hamster đúng cách.