108 anh hùng lương sơn bạc có thật hay không

108 anh hùng lương sơn bạc

Trong 108 anh hùng lương sơn bạc chỉ có 5 vị anh hùng Lương Sơn Bạc

Những khán giả, độc giả yêu thích phim, truyện “Thủy Hử” chắc hẳn sẽ luôn tò mò về những hảo hán Lương Sơn có thật trong lịch sử. Họ là ai, đời sống thực tế của họ như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu 5 vị anh hùng Lương Sơn Bạc trong lịch sử có thật trong bài viết dưới đây

Thủy Hử là một trong tứ đại danh tác của nền văn học Trung Quốc cổ đại. Nhắc đến Thủy Hử ta luôn nhớ đến 108 vị thủ lĩnh tài ba, võ nghệ cao cường. Vậy trong số họ có những ai là tồn tại thực ngoài đời? Dưới đây là danh sách 5 vị anh hùng Lương Sơn Bạc trong lịch sử có thật

108 anh hùng lương sơn bạc
108 anh hùng lương sơn bạc

Tống Giang – Đại đầu lĩnh bến nước

Tống Giang là một nhân vật chính điển hình trong danh tác Thủy Hử của tác giả Thi Nại Am. So với các vị anh hùng khác, hình ảnh của Tống Giang được nhắc đến trong các sự kiện, chương hồi nhiều nhất. Vị “Đại đầu lĩnh bến nước” này có vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ quá trình hình thành, phát triển và tan rã của nghĩa quân Lương Sơn Bạc.

Sau khi chấp thuận chiêu an, quy hàng triều đình, Tống Giang này đã thống lĩnh nghĩa quân đi đánh tan giặc Liêu, dẹp loạn Điền Hổ và bắt sống Phương Lạp. Tuy nhiên đến lúc này quân Lương Sơn đã bị tổn thất nghiêm trọng, chỉ có Tống Giang và 26 người khác trở về triều. Sau khi về nhậm chức, ông đã bị gian thần trừ khử.

Theo lịch sử Trung Hoa thì Tống Giang là một nhân vật có thật. Ông là người dẫn đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Tống vào năm 1119. Cuộc khởi nghĩa làm kinh động triều đình, và ít lâu sau đó nhà vua đã ra lệnh chiêu dụ Tống Giang. Dựa trên các tài liệu chính sử cho thấy cuộc khởi nghĩa của Tống Giang chỉ tập trung ở các vùng như Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Đông, Giang Tô và An Huy.

Chưa có bằng chứng cho thấy Tống Giang đã lập tập hợp đội quân ở Lương Sơn Bạc. Ngoài ra, theo nghiên cứu của các nhà sử học Trung Quốc, cuộc khởi nghĩa do “Tống Giang thật” làm thủ lĩnh quy mô chỉ chưa đầy 10000 nông dân và 30 vị tướng, thật khác xa so với những gì được khắc họa trong Thủy Hử. Một số ghi chép của vị sử học khác còn chỉ ra rằng Tống Giang sau khi đâu quân cho triều đình, ông đã tham gia vào đội quân trong cuộc chiến với Phương Lạp. Tuy nhiên việc Tống Giang sau cuộc chiến ra sao, sống chết như thế nào lại chưa có tư liệu nào nhắc đến.

Võ Tòng – Võ hành giả

Võ Tòng hay còn gọi là Võ hành giả-vị tướng Lương Sơn Bạc thứ 14, là một trong những nhân vật được các khán giả và độc giả yêu thích nhất. Trong Thủy Hử, hình ảnh Võ Tòng được biến đến qua nhiều điển tích nổi tiếng như “ Võ Tòng sát tẩu”,  “Võ Tòng đả hổ”, “Thảm sát toàn gia Trương Đô Úy”…. Sau khi trận chiến đánh Phương Lạp của nghĩa quân Lương Sơn Bạc kết thúc, Võ Tòng quy y cửa phật tại một ngôi chùa ở Hàng Châu, Chiết Giang, ông mất khi vừa tròn 80 tuổi. Ngoài Thủy Hử, Võ Tòng cũng xuất hiện trong nhiều tác phẩm nổi tiếng, đáng chú ý như Kim Bình Mai.

Trong suốt một thời gian dài, người ta cho rằng Võ Tòng chỉ là một nhân vật hư cấu, chỉ có trong tưởng tượng của Thi Nại Am. Nhưng sau này đã xuất hiện nhiều bằng chứng lịch sử chứng minh Võ Tòng tồn tại ngoài đời thật. “Võ Tòng thật”ấy cũng là một trong những vị tướng cuộc khởi nghĩa năm 1120 do Tống Giang lãnh đạo. Sách sử Đại Tống Tuyên Hòa ghi chép lại rằng Võ Tòng chính là người cuối cùng trong số 30 vị tướng Lương Sơn Bạc.

Võ tướng Quan Thắng

Đại đao Quan Thắng là vị tướng lĩnh thứ 5 của nghĩa quân Lương Sơn Bạc. Ông được biết đến là người võ nghệ siêu cường, trí tuệ hơn người lại đại nhân đại nghĩa. Có thể nói Quan Thắng là một đại tướng hoàn mỹ nhất trong Thủy Hử. Trong các trân chiến của nghĩa quân Lương Sơn, Quan Thắng đều lập nên nhiều chiến tích. Khi trở về kinh thành , Quan Thắng phong làm Tổng quản Binh mã phủ Đại Danh. Theo tiểu thuyết Thủy Hử thì Quan Thắng mất trong một lần uống rượu say nên sẩy chân ngã ngựa.

Sử sách ghi lại cuối thời Bắc Tống cũng tồn tại một người là Quan Thắng, tuy nhiên người này lại không hề liên quan gì đến nghĩa quân Lương Sơn. Quan Thắng thật là một vị tướng trấn thủ thành Tế Nam, Sơn Đông. Trong Kim Sử có ghi lại Quan Thắng bị Lưu Dự lừa rồi sát hại để dâng thành đầu hàng quân Kim.

Dương Chí

Dương Chí được biết đến trong Thủy Hử với biệt danh là “Thanh Diện Thú”, ông là đầu lĩnh thứ 17 của nghĩa quân Lương Sơn Bạc. Dương Chí sinh ra trong một đình có dòng dõi năm đời Dương gia tướng nổi tiếng, sống ở Quan Tây. Thời trẻ, Dương Chí được xếp vào hàng cao thủ đại nội, giữ chức Điện Tư Chế sứ quân.

Trong trận chiến đấu với Phương Lạp, Dương Chí bị kẻ thù chặt mất chân trái. Sau đó sức khỏe ông suy yếu dần, ngay khi đánh thắng Phương Lạp thì Dương Chí qua đời.

Theo những bằng chứng được ghi lại trong sử sách Trung Hoa, “Dương Chí thật” chính là một trong những vị lĩnh của cuộc khởi nghĩa do Tống Giang chỉ huy năm 1120. Sau khi đội quân nhận chiêu an của triều đình, Dương Chí được phong làm tướng tiên phong, lãnh đạo trong cuộc chiến chống quân Kim năm 1126-1127. Sau đó không có ghi chép lại ông sống chết thế nào.

Yến Thanh – Chàng lãng tử hào hoa

Yến Thanh có biệt hiệu là “Lãng Tử”. Theo Thủy Hử, đây là vị đầu lĩnh thứ 36 của nghĩa quân  Lương Sơn Bạc. Ông được sinh ra tại phủ Đại Danh, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Từ nhỏ lãng tử Yến Thanh đã mất cha mất mẹ. Năm lên 13 tuổi, Lư Tuấn Nghĩa đem Yến Thanh về làm gia nhân, nuôi nâng, chăm lo như con.

Yến Thanh dưới ngòi bút Thi Nại Am hiện lên với ngoại hình khôi ngô tuấn tú, tính tình hảo sảng, giàu lòng nhân nghĩa, lại thêm võ nghệ cao cường, cùng tài đàn hát mê đắm lòng người. Sau khi cuộc khởi nghĩa của Phương Lạp được dẹp yên, lãng tử Yến Thanh đã âm thầm ra đi, chỉ để lại một bức thư từ biệt các huynh đệ Lương Sơn.  

Trong chính sử, “Yến Thanh thật” chính là một trong 30 vị tướng của cuộc khởi nghĩa do Tống Giang cầm đầu năm 1120. Sau khi Tống Giang và một số thủ lĩnh khác nhận chiêu an từ triều đình, Yến Thanh đã bỏ đi lang thang, phiêu bạt khắp chốn. Sau này, ông về mở lò võ tại Hà Bắc, sống một đời nhàn nhã vô ưu.

Với những thông tin chia sẻ trên, hi vọng đã giúp những bạn đọc yêu Thủy Hử hiểu biết thêm về 5 vị anh hùng Lương Sơn Bạc trong lịch sử có thật cũng như có thêm những kiến thức lịch sử hữu ích.