Kỹ thuật nuôi lươn tại nhà – Chia sẻ cách nuôi lươn bùn hiệu quả

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn tại nhà

Kỹ thuật nuôi lươn – Một vài năm trước, lươn có nhiều trong tự nhiên. Nhất là ở những vùng miền quê, bạn có thể dễ dàng bắt tận tay và làm những món ăn ngon từ lươn.

Những năm trở lại đây, lươn sinh sản tự nhiên không còn nhiều như trước. Do đó mà ngày nay người ta đã bắt đầu nuôi lươn để cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào cho thị trường. Vậy nên, việc nuôi lươn không còn quá xa lạ. Kỹ thuật nuôi lươn có lẽ không còn khó khăn đối với nhiều bà con nông dân.

Tuy nhiên, với nhiều bà con, anh em đang tập tành nuôi lươn thì chắc hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn. Không phải ai cũng biết cách để nuôi loài lưỡng cư này. Đây không phải là một việc đơn giản, chúng đòi hỏi người nuôi cần có nhiều hiểu biết về đặc tính cũng như là môi trường nào tốt cho lươn. Vậy nên, Thời Sự sẽ giới thiệu đến bà con cách nuôi lươn tại nhà mang đến giá trị kinh tế cao.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn tại nhà
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn tại nhà

Chia sẻ kỹ thuật nuôi lươn tại nhà cho năng suất cao

Nên chọn lươn giống như thế nào

Bước đầu tiên rất quan trọng trong cách nuôi lươn đúng nhất phải kể đến việc chọn giống lươn. Đây là bước mà bạn cần sự cẩn thận và có kinh nghiệm nhất định. Do quá trình nuôi cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố con người hay môi trường. Vậy nên nếu một chú lươn khỏe mạnh và sinh trưởng tốt thì có thể thích ứng được tốt hơn so với một con lươn yếu ớt.

Và để chọn được con giống chất lượng, thì bạn cần tìm một địa chỉ cung cấp uy tín. Sau đó sẽ tiến hành chọn lươn, vào lúc này, bạn cần lưu ý đến màu da của chúng. Trên thực tế thì lươn thường có 3 loại là chủ yếu. Trong đó, loại màu vàng sẫm là loại được đánh giá là phát triển tốt nhất. Loại màu vàng xanh thì chúng có thể phát triển bình thường. Cuối cùng là màu xám tro thì khá chậm lớn. Vậy nên tốt nhất bạn nên chọn giống lươn đầu, vậy thì lợi ích kinh tế sẽ cao hơn.

Cuối cùng là quan tâm đến kích thước của lươn. Với những con lươn phù hợp với điều kiện nuôi thả trong bồn, chúng khoảng 40-60/kg. Bạn cần lựa chọn những con lươn có kích thước gần bằng nhau, trông khỏe mạnh. Khi đó thì tiến hành nuôi với mật độ 60-80 con/m2, như vậy thì lươn mới có thể sống tốt.

Hướng dẫn cách nuôi lươn tại nhà
Hướng dẫn cách nuôi lươn tại nhà

Cách xây dựng ao nuôi lươn

Đối với cách nuôi lươn theo mô hình gia đình hiện nay thì việc xây những bể chứa để nuôi không còn là xa lạ nữa. Tuy nhiên, điều này không hề đơn giản như bạn nghĩ. Chúng cần có sự cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng về nơi xây bể, địa hình thế nào và hướng nào nữa.

Tốt hơn hết khi xây bể nuôi lươn, bạn cần chọn nơi hơi cao một xíu. Nên đặt hướng ao, bể về phía mặt trời để có thể thu một lượng ánh sáng thích hợp. Nhưng cần tránh gió và có thể gần nguồn nước càng tốt.

Bể nuôi có thể có nhiều kích thước khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quy mô nuôi và diện tích nơi mà gia đình chọn. Cơ bản là 10-30m2 được đánh giá là phù hợp nhất hiện tại.

Hiện nay có nhiều gia đình đã chọn nuôi lươn để có thêm thu nhập. Theo khảo sát cũng như đánh giá tốt từ chuyên gia, bể nuôi lươn được chia làm 2 loại: Bể lót bạt và Bể xi măng. Và chúng đều được xây ngăn cho lươn bò ra ngoài, đồng thời dễ dàng tháo nước khi thay.

Hai cách nuôi lươn tốt nhất mà bạn nên biết

Về nuôi lươn thì cơ bản có 2 cách, tùy vào điều kiện, thời tiết, môi trường mỗi địa phương khác nhau. Bà con nên chọn cách nuôi như thế nào cho phù hợp nhé.

Cách thứ nhất: Nuôi lươn có bùn (nuôi lươn bằng bể lót bạt)

Ở cách này thì vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chọn nơi xây bồn thích hợp như đã nói phía trên. Sau đó xây một bồn chứa diện tích phù hợp với điều kiện của gia đình. Lưu ý chiều cao của bồn tầm 1-1,3m, khi đó tiến hành lắp tấm bạt phủ lên trên và hoàn tất quá trình làm bồn.

Như đã nói thì diện tích lý tưởng nhất là 10-30m2 nên sau khi lắp bạt bạn cần đổ một lượng đất chiếm tầm 2/3 diện tích trên. Khi đó các chú lươn có thể tự do hoạt động, chui rút trong đất.

Bước kế tiếp sẽ là đổ một lượng nước tầm 20-30cm, chú ý không nên cho nước nhiều quá, lươn sẽ không phát triển được. Bên cạnh đó, bạn có thể bỏ thêm ít lục bình để lươn trú ẩn, do đặc tính ưa bóng của chúng.

Chia sẻ kỹ thuật nuôi lươn hiệu quả kinh tế cao
Chia sẻ kỹ thuật nuôi lươn hiệu quả kinh tế cao

Cách thứ 2: Cách nuôi lươn không bùn (nuôi lươn trong bể xi măng)

Xây bể bốn bề là xi măng và mặt trong có thể lát gạch men hoặc gạch tàu tùy điều kiện của bạn. Bạn cũng có thể làm các tấm tre lớn, để trên mặt đất trong bể đã xây, sau đó lót bạt lên trên.

Về diện tích thì có thể từ 7-20m2, cao tầm 1m, và thành bể có viền để ngăn lươn bò ra ngoài. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tạo mái che hay trồng cây để có bóng mát cho lươn, đồng thời tạo lỗ thoát nước để thuận tiện cho vệ sinh bể.

Đáy bể cần được xây sao cho nước có thể chảy về phía lỗ thoát. Và khi mới xây bể cần được ngâm nước trong 1 tuần, mỗi ngày đều phải thay nước mới.

Ngoài ra, để lươn có thể sinh sống tốt với môi trường nuôi tại nhà, thì bạn cần tạo sàn cho lươn trú ẩn cũng như là ăn trên đó. Bạn cần tạo 3 khung tre, hoặc có thể là gỗ cũng tốt. Sau đó xếp chúng chồng lên nhau và chiếm 1/3 bể. Khung trên cùng có thể đan nilon hay lưới để giữ thức ăn cho lươn ăn dễ dàng.

Tốt hơn hết là bạn cần hạn chế ánh sáng chiếu trực tiếp vào bể nuôi và thay nước theo hướng dẫn dưới đây.

Vệ sinh bồn chứa nuôi lươn như thế nào 

Thời kỳ đầu khi lươn mới được thả vào nuôi, bạn cần phải thực hiện thay nước mỗi tuần 1 lần. Sau thời gian tầm 2 tháng thì bạn tăng cường thay nước nhiều hơn trước. Thời gian rút ngắn còn 4 ngày thay 1 lần. Vì vào thời điểm này, nước sẽ rất dễ bẩn, và nếu không kịp thay nước thường xuyên sẽ khiến cho lươn dễ nhiễm bệnh và nguy hiểm nhất là gây chết hàng loạt.

Do đó mà việc thay nước theo chu kỳ như thế chính là cách nuôi lươn đúng đắn. Không chỉ thay nước thôi là đủ, bạn còn cần quan tâm đến nhiệt độ của nước. Thông thường nhiệt độ tốt nhất là không vượt quá 30oC. Đồng thời bổ sung vitamin C, tắm muối thêm để cho nước được sạch và lươn có thể phát triển tốt hơn.

Kỹ thuật nuôi lươn đạt hiệu quả cao
Kỹ thuật nuôi lươn đạt hiệu quả cao

Cho lương ăn như thế nào là phù hợp

Đối với bất kỳ động vật nào cũng vậy, chúng đều cần có quá trình thích nghi với nơi ở mới. Thậm chí là cần làm quen với thức ăn mà bạn cung cấp. Do đó, trong 7 ngày đầu tiên khi nuôi lươn, bạn có thể cho chúng ăn giun đất, nên nhớ là chỉ cho ăn vào buổi tối. Dần dần khi lươn đã có thể thích ứng được rồi, khi đó bạn có thể cho chúng ăn các loại thức ăn khác nhau.

Con lươn ăn gì

Lươn thường ăn các thức ăn đã được nghiền nhỏ, có thể là cá, ốc hoặc cua đồng,…Mỗi ngày như thế bạn chỉ cần cho ăn 2 bữa là đủ.

Đối với loài lươn, chúng không ăn những thức ăn ôi thiu và thức ăn hỏng. Thậm chí đối với những thức ăn thừa ngày hôm trước cũng sẽ khiến chúng thấy khó chịu. Gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến sự phát triển. Vậy nên bạn cần tránh cho lươn ăn thức ăn hỏng, và thay nước định kỳ.

Các bệnh thường gặp của lươn khi nuôi

Với những người chưa biết cách nuôi lươn, khi thấy những tình trạng khác lạ của chúng thường sẽ rất hoang mang, lo lắng. Khi đó, nếu không giải quyết kịp thời có thể dẫn đến lươn chết hàng loạt, gây tổn thất kinh tế.

Do đó, trước khi quyết định nuôi bạn cần phải tìm hiểu thêm một số thông tin về loài lưỡng cư này. Và cũng giống như với các động vật khác, sẽ tùy vào tình trạng bệnh cũng như mức độ nặng hay nhẹ mà sẽ có cách điều trị thích hợp. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp và cách khắc phục dành cho bạn:

Lươn bị lở loét

Cách trị chứng lở loét ở lươn khá đơn giản, bạn có thể trộn 5g Oxytetra vào 50g thức ăn cho lươn. Duy trì sử dụng từ 5-10 ngày. Đồng thời sử dụng thuốc bôi permanganat kali để điều trị lở loét.

Lươn bị bệnh tuyến trùng

Có thể sử dụng các loại thuốc Vemedim, Bayer, Annova…trộn vào thức ăn, với hỗn hợp này, tốt nhất bạn nên cho chúng ăn trong tầm 4-5 ngày

Lươn bị sốt nóng

Thay nước thường xuyên và tách lươn ra, giảm mật độ nuôi lươn. Đây là một trong những chứng bệnh thường gặp nhất ở lươn mà bà con chưa khắc phục triệt để.

Trên đây là cẩm nang nuôi lươn mà chúng tôi đã chia sẻ cho bà con những người yêu thích chăn nuôi. Hy vọng những ai muốn nuôi lươn, sau bài viết này có thể biết được cách nuôi lươn hiệu quả. Hiện nay mô hình nuôi lươn có thể mang lại giá trị kinh tế cao. Chúc bà con thành công !