Ví dụ về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

Ví dụ về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Giữa các mặt đối lập luôn có sự thống nhất và đấu tranh. Sau đây, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, ví dụ sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

1. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

id=”mcetoc_1fhmijo0v3″>

Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là:

Các mặt đối lập cùng tồn tại bên nhau, vận động và phát triển theo những chiều hướng trái ngược nhau, nên chúng luôn luôn tác động, bài trừ, gạt bỏ nhau. Triết học gọi đó là sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

2. Ví dụ về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

id=”mcetoc_1fhmijo0v4″>

Ví dụ về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập: Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập được thể hiện qua mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và bị trị trong xã hội xưa.

Họ đối lập với nhau về quyền lợi, ý chí. 2 giai cấp này luôn đấu tranh với nhau để bảo vệ quyền lợi của mình, luôn luôn tác động đến nhau.

3. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

id=”mcetoc_1fhmijo105″>

Ví dụ về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, thường được gọi tắt là quy luật mâu thuẫn là quy luật phổ quát của hiện thực, kể cả trong tư duy và sự nhận thức hiện thực đó bằng chính tư duy của con người.

Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập chứa đựng thực chất và hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Chính V.I.Lênin đã khẳng định như vậy. Ông viết: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng”. Theo V.I.Lênin, “sự phân đôi của cái thống nhất và sự nhận thức các bộ phận đối lập của nó…, đó là thực chất… của phép biện chứng”. Trong phép biện chứng, mối liên hệ giữa các mặt đối lập chính là mâu thuẫn; sự thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập chính là quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.

– Các mặt đối lập của mâu thuẫn vừa thống nhất và vừa đấu tranh với nhau

– Sự đấu tranh và chuyển hóa của các mặt đối lập chính là nguồn gốc, là động lực của sự phát triển

Hoa Tiêu vừa lấy ví dụ cho bạn đọc về sự đấu tranh của các mặt đối lập. Thông qua đó các bạn có thể hiểu phần nào quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Quy luật này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nhận thức, giải quyết mâu thuẫn của con người. Triết học giúp con người nhìn nhận thế giới khách quan, có phương pháp luận sâu sắc, xem xét toàn diện các vấn đề. Các mặt đối lập không chỉ tồn tại sự đấu tranh mà chúng còn có mặt thống nhất, tạo tiền đề cho nhau cùng phát triển.

Hi vọng qua ví dụ vừa rồi, các bạn học sinh có thể vững thêm kiến thức về sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn