Ux Design Là Gì Ui Design Là Gì Đâu Là Sự Khác Nhau Giữa Chúng

Dạo quanh một vòng những website tuyển nhân sự, các bạn sẽ thấy rất nhiều tên vị trí khác nhau: UI Designer, UX Designer, Visual Designer, Web Designer, Product Designer.. Không biết các bạn như thế nào, chứ hồi trước cho dù đã đi làm bao nhiêu năm mà Jay vẫn còn mù mờ về những khái niệm này.

Bạn đang xem: Ux design là gì ui design là gì đâu là sự khác nhau giữa chúng

Chắc nhiều bạn mới bước vào lĩnh vực này cũng sẽ có những thắc mắc như Jay đúng không? Hôm nay Jay muốn chia sẻ cho các bạn về cách Jay hiểu và định nghĩa về những khái niệm trên. Hy vọng sẽ giúp các bạn sắp, đang và đã vào nghề có thêm thông tin trong quá trình học tập và làm việc của mình.

UX Maturity

Trước khi đi thẳng vào vấn đề, Jay phải lưu ý với các bạn rằng mỗi công ty sẽ có cách định nghĩa khác nhau cho những khái niệm trên, tùy vào nhu cầu tuyển dụng của họ. Vì vậy, trước tiên, Jay muốn giới thiệu với các bạn về khái niệm UX Maturity của một tổ chức.

UX Maturity hay độ trưởng thành UX thể hiện độ dày dặn về mặt UX của một công ty hoặc doanh nghiệp, và nó ảnh hưởng đến cách công ty đó định nghĩa những khái niệm liên quan. Các bạn có thể tham khảo qua thêm tại bài viết The 6 Levels of UX Maturity của Nielsen Norman Group.

6 cấp độ Trưởng Thành UX

Trong bài viết có phân tích nhiều cấp độ khác nhau từ thấp đến cao, tuy nhiên ở đây chúng ta không cần đi sâu vào từng cấp độ để làm gì cả. Các bạn chỉ cần hình dung sự khác biệt của một công ty mà trước giờ chưa từng có designer nào, không hề quan tâm đến UX, chỉ tập trung vào kỹ thuật, PM và Engineers sẽ làm cả việc design… so với một công ty chú trọng vào người dùng, đề cao và đầu tư vào design, team design có tiếng nói trong công ty, có VP hay Chief of Design, chẳng hạn… Chắc chắn quan điểm của những công ty này về design sẽ rất khác biệt đúng không nào?

Tùy vào độ trưởng thành về UX của một công ty mà công ty đó có những cách nhìn khác nhau về giá trị của UX design, từ đó dẫn đến những quyết định về đầu tư tương ứng về mặt nhân sự, thời gian và nguồn lực dành cho UX design.

Ở những công ty nhỏ, hoặc trước giờ không có designer, họ sẽ thường tuyển một người generalist (đa năng) để cán đán được hầu hết tất cả các lĩnh vực trong UX. Chức danh họ tìm sẽ là UI/UX Designer, Web Designer, App Designer.

Còn những công ty lớn và có team design chuyên biệt, họ sẽ tuyển những vị trí rất cụ thể như User Researcher, Visual Designer, Information Architect, Interaction Designer, UX Writer, Content Strategist… mỗi vị trí sẽ chịu trách nhiệm về một khâu nhất định trong quá trình thiết kế sản phẩm. Nếu các bạn cần thì hôm nào đó Jay sẽ đi sâu vào những vị trí này nhé.

Và bởi vì sự chênh lệch về độ trưởng thành UX này nên ta không thể nào đem cùng một khái niệm ở một công ty đem áp đặt cho một công ty khác được. Vì vậy, điều trước tiên là cần phải đánh giá xem công ty đó đang ở mức độ trưởng thành UX nào rồi mới quyết định.

Dưới dây thì mình sẽ nói ở mức độ chung nhất có thể, và theo cách để có thể dễ dàng phân biệt giữa những khái niệm nhất. Thực tế có rất nhiều sự trùng lặp về chức năng của những vị trí này, ranh giới trách nhiệm rất mong manh và mơ hồ. Những khái niệm dưới đây có thể sẽ không chính xác 100% với một công ty nào hết, nhưng hy vọng sẽ mang lại cho các bạn cái nhìn tổng thể, từ đó có phương pháp nghiên cứu sâu rộng và xác đáng hơn.

UI Design

*

UI viết tắt của User Interface là giao diện người dùng. UI Design là thiết kế giao diện người dùng.

UI Designer, hay nhà thiết kế giao diện người dùng, sẽ góp phần quyết định những yếu tố nhìn thấy được và tương tác được của một sản phẩm, ví dụ như màu sắc, hình ảnh, typography, animation, microinteractions… Đối với những sản phẩm kỹ thuật số, đó sẽ là những nút bấm, màn hình, cửa sổ, thư mục… tương tác được ở trên màn hình thiết bị kỹ thuật số. Nói vậy để phân biệt với việc vẽ hay in trên giấy.

Họ sẽ giúp trả lời những câu hỏi sau đây:

Thiết kế như thế nào để hiển thị tốt trên nhiều thiết bị khác nhau?Làm thế nào để sản phẩm trông hài hòa, đẹp mắt nhất có thể?Làm thế nào để người dùng thấy thích thú và thỏa mãn khi sử dụng?Xu hướng giao diện nào đang thịnh hành?

Ở đây là những thứ đặc trưng nhất của người làm UI, không có nghĩa là UI chỉ làm những thứ này. Để hiểu đúng, UI thật ra là sự giao thoa giữa UX và Visual Design (Thiết kế đồ họa).

*

Vậy nên người làm UI phải biết đủ cả về UX lẫn đồ họa. Và vì không phải 100% là Visual Designer, nên người làm UI không nhất thiết phải vẽ đẹp. Trên thực tế, người làm UI chỉ đơn thuần là nhập những con số và giá trị về kích thước, màu sắc, độ bo góc, độ đổ bóng… cho những yếu tố trên màn hình, chứ không phải là vẽ tay hay tô màu một cách tự do.

Đây là một công việc vừa kỹ thuật vừa sáng tạo, yêu cầu hiểu được những giới hạn của thiết bị, có con mắt và đầu óc thẩm mỹ, cũng như nắm bắt được xu hướng mới, kỹ thuật mới trong việc tạo ra những thiết kế đẹp và lạ mắt.

Đây là một khái niệm dành riêng cho việc thiết kế các sản phẩm kỹ thuật số. Công cụ sử dụng sẽ là những phần mềm chuyên về thiết kế như Figma, Sketch, Invision, Adobe XD. Nhiều năm trước khi ngành này chưa phát triển, những công cụ dùng để thiết kế đồ họa như Adobe Photoshop, Ilustrator cũng được sử dụng.

UX Design

*

UX, viết tắt của User Experience, là trải nghiệm người dùng. UX Design là thiết kế trải nghiệm người dùng.

Theo lý thuyết mà nói, UX Design sẽ bao gồm luôn UI Design. Hai khái niệm này thường đi đôi với nhau, khó có thể tách rời.

UX Designer, hay nhà thiết kế trải nghiệm người dùng, nói một cách đơn giản, sẽ vừa chịu trách nhiệm cho phần nhìn của sản phẩm cộng với công năng của nó.

Một UX Designer không chỉ quan tâm về mặt giao diện, mà còn về cách sản phẩm hoạt động ra sao, phục vụ cho đối tượng nào. Từ việc nghiên cứu người dùng, hiểu về nhu cầu của họ, UX Designer đề xuất những giải pháp, những tính năng của sản phẩm mà có thể giải quyết được vấn đề mà người dùng gặp phải.

Họ sẽ giúp trả lời những câu hỏi sau đây:

Sản phẩm này được làm ra để cho ai sử dụng?Người dùng đang gặp những vấn đề gì?Làm thế nào để sản phẩm có thể giúp người dùng giải quyết vấn đề đó một cách tốt nhất?Làm thế nào để sản phẩm dễ sử dụng nhất với người dùng của nó?

Bạn sẽ phải nói chuyện với khách hàng để nắm bắt được nhu cầu của người dùng, và đưa ra những giải pháp tương ứng cả về mặt công năng chứ không chỉ thẩm mỹ. Lúc này thứ bạn làm sẽ có phần trừu tượng hơn rất nhiều, đó sẽ là những bản đồ, mũi tên, đồ thị, hình vuông hình tròn, văn bản nghiên cứu… chứ không chỉ là những thứ mà người dùng có thể nhìn thấy được nữa.

Đây là một công việc cần empathy (sự thấu cảm), đầu óc tư duy logic, nghiên cứu và giải quyết vấn đề, có khả năng thẩm mỹ, có khả năng giao tiếp, trao đổi và truyền đạt thông tin.

Xem thêm: Thuốc Ngâm Rượu Trị Yếu Sinh Lý Tại Nhà Không Dùng Thuốc, An Toàn, Hiệu Quả

UX design không bị giới hạn trong môi trường kỹ thuật số, mà có thể áp dụng với cả các sản phẩm vật lý. Tuy nhiên, nó được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghệ thông tin và những sản phẩm kỹ thuật số.

Thuật ngữ UX design cũng chỉ mới xuất hiện gần đây thôi, và nó được định nghĩa rất rộng và bao hàm nhiều chuyên môn khác nhau. Thực tế, rất khó để một người có thể làm từ A-Z tất cả các mảng của UX. Vì vậy, trong một đội ngũ UX sẽ có những vị trí chuyên biệt:

Researcher: chuyên về nghiên cứuInteraction Designer: chuyên về thiết kế tương tácUX Writer: chuyên về viết láchContent Strategist: chuyên về nội dungUI/Visual Designer: chuyên về thẩm mỹ

Để có được một đội ngũ UX bài bản không hề đơn giản và cực kỳ tốn kém. Vậy nên nhiều công ty sẽ dùng vị trí UI/UX Designer để chỉ một người có thể làm cả tất cả những việc trên.

Product Design

*

Product Design là thiết kế sản phẩm. Cách Jay hình dung nó là sự giao thoa giữa 3 chuyên môn: UX, đồ họa và chiến lược kinh doanh.

Product Design bao gồm UX Design (bản thân đã bao gồm UI Design + Research), một chút business (kinh doanh), marketing (tiếp thị), và engineering/production/technology (kỹ thuật/sản xuất/công nghệ).

*

Product Designer, hay nhà thiết kế sản phẩm, không chỉ phải quan tâm về mặt thẩm mỹ cũng như công năng của một sản phẩm, mà còn phải bảo đảm về tính khả thi và khả năng mang lại doanh thu của sản phẩm đó. Tức là, không chỉ đẹp hay dễ dùng, mà còn phải sản xuất được và sau khi sản xuất ra, có người chịu bỏ tiền ra để mua sản phẩm này, mà không mua những sản phẩm khác có trên thị trường.

Thực tế, có rất nhiều sản phẩm concept ý tưởng đẹp và thông minh dễ dùng, tuy nhiên lại không tìm được chỗ đứng trên thị trường vì quá đắt đỏ, không khả thi để sản xuất hàng loạt,…

Việc của một Product Designer là phải cân bằng giữa rất nhiều yếu tố khác nhau, vì vậy, các bạn có thể hình dung phần lớn thời gian là trao đổi, thu thập thông tin giữa nhiều phòng ban khác nhau và đề xuất phương án hiệu quả nhất,… sau đó mới tới công đoạn thực hiện.

Họ sẽ giúp trả lời những câu hỏi sau đây:

Làm thế nào để sản phẩm nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh?Làm thế nào để người dùng sử dụng sản phẩm nhiều hơn?Sản phẩm như thế nào thì sẽ mang lại doanh thu cho công ty?Sản phẩm như thế nào thì sẽ khả thi để sản xuất và chế tạo??

Để làm được việc này, một Product Designer phải nắm được thị trường để biết được người dùng đang có nhu cầu gì, đối thủ cạnh tranh là ai, đề ra giải pháp và sản phẩm phù hợp với kỹ thuật và công nghệ công ty hiện có. Cần tư duy logic, nghiên cứu giải quyết vấn đề, khả năng thẩm mỹ, giao tiếp, truyền đạt thông tin… vân vân và vân vân.

CX Design

*

Đây có thể là một khái niệm các bạn ít nghe tới. CX là viết tắt của Customer Experience, trải nghiệm khách hàng. CX Design là thiết kế trải nghiệm khách hàng.

Vậy thì khác gì với Product Design? Vì trải nghiệm của một khách hàng không chỉ do sản phẩm quyết định mà còn bị chi phối bởi những yếu tố như thương hiệu, dịch vụ, chăm sóc khách hàng, chính sách công ty về việc trả hàng, sửa chữa, bảo hành… Bạn có thể thấy, nó đã vượt ra khỏi giới hạn của một sản phẩm.

CX Designer, hay nhà thiết kế trải nghiệm khách hàng, không chỉ quan tâm về tính thẩm mỹ, công năng, khả thi, doanh thu của một sản phẩm, mà còn về tất cả những thời điểm mà một khách hàng có thể tiếp xúc với doanh nghiệp.

Bắt đầu từ khi khách hàng biết về sản phẩm qua tiếp thị, đến trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng, đến việc hậu mãi và chăm sóc khách hàng. Những yếu tố nhỏ nhặt nhất cũng có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng như tốc độ tin nhắn trả lời, thái độ của nhân viên giao hàng, cũng phải được họ quan tâm.

Branding (thiết kế thương hiệu) của góp phần lớn trong việc chi phối trải nghiệm của khách hàng. Có thể một sản phẩm của Apple không có nhiều tính năng hơn đối thủ, tuy nhiên, điều này có thể không thành vấn đề với những khách hàng bị hấp dẫn bởi giá trị thương hiệu mà Apple mang lại được.

Họ sẽ giúp trả lời những câu hỏi sau đây:

Làm sao để nâng cao giá trị thương hiệu của công ty trong mắt khách hàng?Chính sách chăm sóc gì sẽ giúp khách hàng có cảm tình với công ty hơn?Các kênh giao tiếp với khách hàng phải được đào tạo như thế nào?Làm thế nào để tăng sự trung thành của khách hàng với thương hiệu?

Như các bạn có thể thấy, để có thể làm được những việc trên, thì người này cần phải có một vị trí đủ cao trong công ty để có thể có tiếng nói và chi phối nhiều lĩnh vực của công ty như vậy.

Thu nhập

Ở Việt Nam thì Jay thấy vị trí phổ biến nhất là UI/UX Designer. Ở TP HCM, nếu bạn có dưới 5 năm kinh nghiệm, mức thu nhập bạn có thể kỳ vọng là 15 – 35 tr / tháng. Nếu bạn có trên 5 năm kinh nghiệm, mức thu nhập có thể rơi vào tầm 35 – 60 tr / tháng. Số liệu dựa vào khảo sát của Adecco.

Kết luận

Như đã nói ở trên, những khái niệm trên không hề rạch ròi mà có nhiều sự nhập nhằng với nhau, tùy vào quan điểm của người nói. Rahul Varshney, đồng sáng lập của Foster.fm, đã từng nói:

User Experience (UX) và User Interface (UI) là những khái niệm dễ nhầm lẫn và thường được sử dụng sai bởi những người trong ngành. UI mà không có UX thì giống như thợ sơn tô trét lên một bức tường mà không thèm suy nghĩ, còn UX mà không có UI thì như khung sắt của một bức tượng không có thạch cao. Trải nghiệm sản phẩm tốt bắt đầu từ UX rồi sau đó tới UI. Cả hai đều cần thiết để mang lại sự thành công cho sản phẩm.

Rahul Varshney

Dain Miller nhận xét về mối quan hệ giữa UX và UI như sau:

UI là cái yên ngựa, cái dây cương, cái đồ gác chân. Còn UX là cảm giác bạn có được khi cưỡi ngựa.

Dain Miller – Lập trình viên

Trên đây là những hiểu biết của Jay về những khái niệm về một số vị trí công việc trong ngành mà Việt Nam đang gọi là UI/UX Design. Tất nhiên tất cả chỉ là quan điểm cá nhân được Jay đúc kết lại từ kinh nghiệm bản thân và nghiên cứu cái tài liệu tìm được. Hy vọng sẽ giúp giải đáp những thắc mắc của các bạn.

Mọi góp ý đều được hoan nghênh, các bạn hãy để lại comment bên dưới nhé. Xin cảm ơn và hẹn các bạn trong những bài viết sau.