Trẻ ho về đêm: 8 nguyên nhân và cách chữa trẻ ho khi ngủ

Trẻ ho về đêm, ho khi ngủ, ho thường xuyên là một trong những biểu hiện sức khỏe khiến không ít bố mẹ lo lắng. Trẻ bị ho về đêm còn là dấu hiệu của 3 căn bệnh nguy hiểm tới đường hô hấp và thực quản mà các phụ huynh cần chú ý.

Hơn nữa, trẻ ho khi ngủ hay trẻ ho nhiều về đêm không thể tự điều chỉnh được cơn ho của mình nên mẹ cần có sự can thiệp phù hợp để ngăn chặn triệu chứng giúp trẻ dễ chịu hơn. Cùng Huggies tìm hiểu các nguyên nhân và cách chữa nhé.

Tham khảo: Quá trình phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Hiện tượng trẻ ho về đêm

Trẻ bị ho là một trong những hiện tượng bệnh lý thường xuyên xảy ra vào 3 năm đầu đời của trẻ khi sức đề kháng của con còn non nớt.

Ho không phải là bệnh mà là triệu chứng của các căn bệnh về đường hô hấp hoặc là phản ứng của cơ thể với các tác nhân bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.

Bé chảy nước mũi, ra nhiều đờm đọng lại trong họng khiến bé dễ ho nhiều. Tuy nhiên, vào ban ngày, khi con hoạt động nhiều, các chất nhầy dễ thoát ra ngoài dễ dàng. Lúc này, mẹ có thể thấy rằng bé ít ho hoặc hầu như không ho mấy. Chỉ đêm khuya, khi ngủ, các dịch nhầy này đọng lại trong họng bé nhiều khiến cho con ho với tần suất thường xuyên hơn. Đây là lý do thường gặp của hiện tượng trẻ ho về đêm.

Nhưng nếu trẻ ho nhiều về đêm một cách bất thường như ho dai dẳng, kèm theo tiếng rít hoặc tiếng bất thường khi thở, điều đó có thể báo hiệu cách bệnh lý trẻ đang mắc phải.

Tham khảo: Làm thế nào để trẻ sơ sinh tăng cân nhanh?

Nguyên nhân khiến trẻ ho về đêm

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm, hệ miễn dịch còn hoạt động chưa tốt nên rất dễ gặp các vấn đề về sức khỏe. Trẻ bị ho về đêm là triệu chứng phổ biến mà rất nhiều bé gặp phải. Trẻ ho nhiều có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, bao gồm tác nhân kích hoạt cơn ho bên ngoài lẫn bên trong cơ thể.

Nhiệt độ xuống thấp

Vào ban đêm, nhiệt độ không khí thường xuống thấp kết hợp với không khí khô khiến cổ họng của trẻ dễ bị khô và kích ứng. Đây là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ ho về đêm hay trẻ ho khi ngủ.

Tình trạng này có xu hướng diễn ra phổ biến hơn vào các giai đoạn chuyển mùa, nhất là mùa đông khi trời trở lạnh. Ngoài ra, nếu cho trẻ nằm ngủ trong phòng điều hòa với nhiệt độ thấp thì trẻ cũng dễ bị ho nhiều về đêm.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh lười bú phải làm sao?

Tư thế ngủ

Tư thế ngủ cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ ho khi ngủ. Trẻ không được gối đầu hoặc tư thế đầu nằm thấp sẽ dễ làm cho chất nhầy và dịch mũi chảy xuống phía cổ họng, gây kích ứng ho.

Phòng ngủ không sạch sẽ

Phòng ngủ không sạch sẽ, thông thoáng cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều. Đặc biệt là những gia đình có thú nuôi trong nhà nhưng không dọn dẹp lông thú thường xuyên hoặc nơi vệ sinh của các con vật không được bố trí đúng. Các vật dụng trẻ hay sờ nắm, chăn gối hoặc thú bông sẽ bị ám bụi bẩn khiến trẻ ho nhiều.

Tham khảo: Phương pháp ăn dặm BLW cho bé

nguyên nhân trẻ bị ho về đêm và cách chữa

Dị ứng

Phấn hoa, lông thú, hay mạt bụi chính là các tác nhân gây dị ứng thường gặp nhất. Mẹ hãy quan sát, nếu cho trẻ chơi đùa cùng thú cưng thì triệu chứng ho sẽ dễ khởi phát hơn. Nếu nguyên nhân trẻ ho nhiều là do dị ứng thì còn đi kèm các triệu chứng khác như hắt hơi, nóng rát ở cổ họng, ngứa mũi, ngứa mắt.

Tham khảo: Quá trình phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Bệnh hen suyễn

Tình trạng trẻ bị ho về đêm trong nhiều trường hợp còn liên quan trực tiếp đến bệnh hen suyễn. Dấu hiệu của căn bệnh này là trẻ bị ho từng cơn rất khó chịu khi thời tiết thay đổi hay khi trẻ tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Bệnh lý này còn khiến cho đường thở của trẻ bị viêm và thu hẹp. Cùng với đó, trẻ còn bị nghẹt mũi và khó thở khi ngủ. Nếu trẻ ho về đêm là do hen suyễn thì mẹ có thể nhận thấy các triệu chứng khác ở trẻ như thở khò khè, đau thắt ngực, mệt mỏi, khó ngủ, mất tập trung…

Viêm xoang

Viên xoang là tình trạng viêm nhiễm ở lớp niêm mạc hô hấp lót trong xoang, có thể phát sinh ở bất cứ nhóm đối tượng nào, bao gồm cả trẻ em. Viêm xoang kèm theo tình trạng phù nề sẽ gây tăng tiết dịch nhầy khiến trẻ bị nghẹt tắc mũi.

Đặc biệt, vào ban đêm khi trẻ ngủ thì dịch nhầy có thể chảy xuống cổ họng. Tình trạng này khiến cho niêm mạc họng bị kích ứng và làm cho trẻ ho nhiều về đêm, ho từng cơn dữ dội.

Nếu thấy trẻ có kèm theo nhiều dấu hiệu khác như đau nhức trán và gò má, chảy dịch mũi màu vàng lục kèm mùi hôi, đau rát họng, khó thở do nghẹt tắc mũi,… thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị nhé.

Tham khảo: Quá trình phát triển và cách chăm sóc trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi

Viêm họng

Đây cũng là một trong những bệnh lý thường gặp về đường hô hấp có thể khiến trẻ bị ho về đêm khi ngủ. Tình trạng ho xuất hiện do cổ họng của trẻ bị kích ứng bởi các tác nhân gây hại. Ngoài ra, các triệu chứng khác có thể nhận biết như ngứa rát cổ họng, thân nhiệt cao, đau đầu, sưng hạch bạch huyết,…

Trào ngược dạ dày thực quản

Đa phần khi trẻ ho đêm, ba mẹ sẽ nghĩ ngay đến các bệnh đường hô hấp. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày thực quản cũng là một nguyên nhân phổ biến.

Khi acid dịch vị trào ngược lên thực quản thì nó cũng sẽ tự động gây kích thích đến hệ thần kinh đường khí quản. Điều này khiến cho khí quản bị căng cứng và làm cho trẻ ho khi ngủ.

Ho do trào ngược thực quản thường xuất hiện khi trẻ ăn quá nhiều ngay trước khi ngủ. Lúc này, lượng thức ăn nạp vào sẽ không kịp tiêu hóa hết và làm tăng nguy cơ trào ngược, gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp dưới.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng?

Các vấn đề khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì tình trạng trẻ ho nhiều về đêm cũng dễ khởi phát hơn khi có những yếu tố nguy cơ khác đồng kích hoạt. Trọng lực khi ngủ, không khí khô, ăn tối no hay quá muộn, phòng ngủ mất vệ sinh,
nhịp sinh học của cơ thể, dị vật đường thở… đều có thể là tác nhân khiến trẻ ho về đêm.

Ngoài ra, tình trạng ho nhiều về đêm hay trong khi ngủ của trẻ cũng có thể là do những vấn đề sức khỏe khác như bệnh lao phổi, viêm phổi, ho gà, cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản,…

Tham khảo: Mấy tháng bé mọc răng?

Cách chữa nhanh chứng ho về đêm ở trẻ nhỏ

Tình trạng trẻ ho về đêm nếu kéo dài sẽ tác động xấu đến sức khỏe của bé. Trước hết, trẻ bị ho nhiều về đêm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ khi trẻ bị khó ngủ, thiếu ngủ, quấy khóc.

Lâu dần, cơ thể trẻ trở nên mệt mỏi, suy nhược, chậm lớn. Chưa kể nếu nguyên nhân gây ho là do các vấn đề bệnh lý thì tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được can thiệp đúng cách.

Vì vậy, đối với các trường hợp không phải do bệnh lý, mẹ có thể áp dụng một số giải pháp an toàn để khắc phục nhanh triệu chứng dưới đây:

  • Làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý
  • Xoa dầu nóng vào gan bàn chân
  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn mỗi ngày.
  • Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm cho không khí, hạn chế gây kích thích cho niêm mạc mũi họng của trẻ.
  • Khi trẻ ngủ, nên giữ cho đầu của trẻ cao hơn phần ngực. Mẹ có thể dùng 1 cái gối êm để kê dưới đầu và vai của trẻ. Tư thế này sẽ giúp đường thở lưu thông dễ dàng hơn, đồng thời hạn chế dịch nhầy chảy từ mũi xuống họng gây kích ứng.
  • Giữ vệ sinh mũi họng cho trẻ sạch sẽ bằng cách thường xuyên dùng nước muối sinh lý để rửa. Đồng thời có thể hút mũi cho trẻ khi cần nhằm giúp đường thở được thông thoáng.
  • Giữ cho không gian sống của trẻ luôn được sạch thoáng. Loại bỏ hết các tác nhân dễ gây kích ứng như phấn hoa, lông thú, khói thuốc lá, bụi bẩn,…
  • Giữ ấm cho trẻ khi ngủ, không để hở bụng, hở cổ, gan bàn chân. Tuyệt đối không để nhiệt độ điều hòa xuống mức dưới 25 độ.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị rôm sảy phải làm sao?

Khi nào trẻ cần đi khám bác sĩ?

Trong nhiều trường hợp, tình trạng ho về đêm ở trẻ cảnh báo các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám khi:

  • Các giải pháp trị liệu cũng như chăm sóc tại nhà không hiệu quả.
  • Trẻ ho kèm theo sốt cao hay ho khạc ra đờm đặc, mùi hôi, màu vàng lục.
  • Cơn ho của trẻ kéo dài hơn 10 ngày.
  • Trẻ bị ho ra máu, hay kèm theo co giật.
  • Cơn ho khởi phát đột ngột ngay sau khi trẻ ăn hay chơi đùa.
  • Ho kèm theo thở khò khè.
  • Trẻ khó bú, khó ăn, khó nuốt.
  • Trẻ ho kèm theo đổ mồ hôi về chiều, sút cân

Trường hợp trẻ ho về đêm là do bệnh lý thì tùy thuộc vào từng bệnh mà bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị đặc hiệu. Nên nhớ rằng, mọi loại thuốc dùng cho trẻ cần tuân thủ chỉ định từ bác sĩ. Chúc bé yêu của mẹ nhanh chóng hết bệnh nhé!

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin khác thì hãy xem qua chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

Mẹ cũng đừng quên trang bị cho bé Tã quần Huggies® mới với công nghệ Lưng Thun Đệm Mây vừa vặn giúp bé thoải mái vận động mà không lo hằn đỏ nhé.