TQM là gì? Nguyên tắc quản lý chất lượng toàn diện TQM

Chất lượng hiện đang trở thành một trong những yếu tố quan trọng được ưu tiên hàng đầu tại các doanh nghiệp. Kèm theo đó có rất nhiều phương pháp quản lý chất lượng được nghiên cứu ra nhằm tối ưu quy trình quản lý và đảm bảo chất lượng. Trong đó không thể không nhắc tới hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM. Vậy TQM là gì? Đặc điểm và đặc trưng cơ bản của TQM là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

hinh-anh-tqm-la-gi-1
TQM là gì? Nguyên tắc quản lý chất lượng toàn diện TQM

TQM là gì?

TQM viết tắt của Total Quality Management, là hệ thống quản lý chất lượng toàn diện, tập trung vào hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng và mang tính chất tập trung. Nó được xây dựng dựa vào sự tham gia của mọi thành viên trong doanh nghiệp, tổ chức và mang mục đích hướng tới sự thành công có tính chất lâu dài để đảm bảo việc thỏa mãn khách hàng. Đồng thời mang tới nhiều lợi ích cho các thành viên của tổ chức cũng như của xã hội.

Như vậy chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất về TQM là gì? TQM không chỉ là một hoạt động giúp tránh được sự phiền toái đối với khách hàng mà nó còn giúp nâng cao hơn về các chất lượng của sản phẩm cũng như của dịch vụ nhằm đảm bảo về sự hài lòng của từng khách hàng.

Đặc điểm và đặc trưng cơ bản của TQM

TQM mang những đặc điểm và đặc trưng cơ bản của một quy trình quản lý chất lượng. Cụ thể:

Đặc điểm của TQM

  • Thể hiện chất lượng của mỗi sản phẩm sẽ được định hướng thông qua khách hàng.
  • Đảm bảo tốt về vai trò lãnh đạo của công ty.
  • Chất lượng liên tục được cải tiến.
  • Thể hiện tính nhất thể cũng như tính hệ thống.
  • Có sự tham gia của các bộ phận, nhân viên thuộc các cấp.
  • Sử dụng thêm những phương pháp mang tính chất về tư duy và khoa học kỹ thuật. Chẳng hạn như kỹ thuật thống kê,…
hinh-anh-tqm-la-gi-2
Chất lượng liên tục được cải tiến

Đặc trưng cơ bản của TQM

  • Với sự tham gia của tất cả mọi người sẽ giúp tạo nên chất lượng của TQM.
  • Đảm bảo tới các mối quan hệ với lợi ích của xã hội và chú ý mọi người đều có lợi.
  • Triển khai và tập trung nhiều vào vấn đề giáo dục và đào tạo. Khi đó chất lượng đầu vào sẽ được đào tạo và kết thúc cũng sẽ được đào tạo.
  • Chú ý tới việc xử lý tất cả những dữ liệu của quản lý dựa vào các sự kiện.
  • TQM dựa vào chế độ tự quản. Điều này có nghĩa là sự kiểm tra sẽ không tạo nên chất lượng mà chất lượng sẽ được tạo nên bởi sự tự giác.
  • Quản lý và triển khai đầy đủ các chính sách: Đó là việc xây dựng và triển khai về hệ thống các chính sách trên quy mô toàn công ty.
  • Chia sẻ về những kinh nghiệm cũng như các ý tưởng. TQM giúp khuyến khích việc tìm tòi và sáng tạo ý tưởng nhằm mang tới sự cải tiến mới.
  • Áp dụng các phương pháp thống kê: Đó là việc thu thập dữ liệu, phân tích các dữ liệu về sản phẩm và quá trình thực hiện ra sao.

Nguyên tắc quản lý chất lượng toàn diện TMQ là gì?

  • Sự hài lòng của khách hàng: TQM là một quá trình được tập trung vào đối tượng chủ yếu là khách hàng. Mục đích của TQM thể hiện sự cải tiến về hoạt động kinh doanh thường xuyên giúp cho các thành viên có liên quan được tham gia vào các hoạt động và cùng hướng tới mục tiêu cụ thể, đồng nhất đó. Để từ đó cải thiện về chất lượng của các sản phẩm cũng như dịch vụ được tốt nhất. Đồng thời giúp cải tiến về quy trình sản xuất vẫn đang còn gặp phải nhiều bất cập.
  • Ra quyết định dựa trên thực tế: TQM xây dựng dựa trên nguyên tắc tối ưu về các quyết định mang tính chất thực tế bằng việc sử dụng những số liệu liên quan tới hiệu suất.
  • Truyền thông hiệu quả: Mỗi doanh nghiệp cần có một cuộc đối thoại cởi mở trong toàn bộ tổ chức.
  • Tư duy chiến lược: Chất lượng phải là một phần trong tầm nhìn dài hạn của tổ chức.
hinh-anh-tqm-la-gi-3
Chất lượng phải là một phần trong tầm nhìn dài hạn của tổ chức
  • Hệ thống tích hợp: Một tầm nhìn chung, bao gồm kiến ​​thức và cam kết về các nguyên tắc chất lượng, giữ cho mọi người trong công ty được kết nối. Ngay cả các nhà cung cấp cũng là một phần quan trọng của hệ thống.
  • Tập trung vào quy trình: Doanh nghiệp có hệ thống cấu trúc mọi hoạt động thành các quy trình và do đó, xác định vị trí và lặp lại quy trình tốt nhất.
  • Cải tiến liên tục: Mỗi nhân viên phải luôn suy nghĩ về cách thực hiện tốt hơn công việc của họ để hướng tới mục đích chung của công ty.

Tham khảo:

  • Quản lý chất lượng là gì? Các nguyên tắc quản lý chất lượng
  • QMR là gì và những trách nhiệm của một QMR bạn nên biết

Các ngành sử dụng quản lý chất lượng toàn diện

TQM có nguồn gốc từ những lĩnh vực sản xuất. Tuy nhiên dựa vào những nguyên tắc của TQM vừa nêu trên thì nó có thể được áp dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau như tài chính ngân hàng hay y học.

TQM sẽ tập trung vào sự thay đổi dài hạn hơn là tập trung vào mục tiêu ngắn hạn. Nó sẽ được thiết kế sao cho đảm bảo việc cung cấp một tầm nhìn mang tính chất gắn kết mới cho sự thay đổi của hệ thống.

Những kỹ thuật này cũng có thể được áp dụng cho tất cả các phòng ban trong một tổ chức cá nhân. Điều này giúp đảm bảo tất cả nhân viên đều làm việc hướng tới các mục tiêu đặt ra cho công ty, cải thiện chức năng trong từng lĩnh vực. Các bộ phận liên quan có thể bao gồm quản trị, tiếp thị, sản xuất và đào tạo nhân viên.

So sánh TQM và TPM

Nhiều người còn hay nhầm lẫn giữa TQM và TPM. Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy cùng tham khảo so sánh dưới đây.

Giống nhau

  • Chúng đều có sự lãnh đạo cũng như các cam kết của các cấp quản lý cao nhất trong tổ chức.
  • Hệ thống liên tục được cải tiến.
  • < li>Huy động được sự tham gia của mọi thành viên.

  • Chất lượng được quản lý thông qua quá trình.
  • Dựa trên hoạt động nhóm.
hinh-anh-tqm-la-gi-4
So sánh TQM và TPM

Sự khác nhau giữa TQM và TPM

  • Đối với TQM

Định hướng tập trung vào chất lượng và khách hàng. Hệ thống được cải tiến ở mọi lúc mọi nơi. Mục tiêu của nó luôn hướng tới một nhóm khách hàng cụ thể và không quá chú trọng tới vấn đề bảo trì. Ngoài ra nó không đề cập tới môi trường và được áp dụng đối với sự hoạt động của mọi ngành nghề.

  • Đối với TPM

Hệ thống định hướng tập trung vào nhân viên và lợi ích của doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất. Mọi sự cải tiến đều dựa trên một trọng điểm nhất định, luôn đề ra các mục tiêu và phương hướng cụ thể. Cùng với đó là chú trọng tới vấn đề bảo trì và quan tâm tới môi trường. Đặc biệt TPM chỉ được áp dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Trên đây là một số thông tin nhằm giải đáp câu hỏi TQM là gì mà Luận Văn Quản Trị muốn chia sẻ đến với các bạn. Hy vọng bài viết sẽ mang tới thật nhiều thông tin hữu ích, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về TQM cũng như đặc điểm, nguyên tắc hoạt động của nó. Để từ đó, bạn có thể áp dụng tốt vào doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của mình. Chúc các bạn thực hiện thành công.

Nguồn: thoisu.com.vn