Tổng quan về APEC

Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

Khái quát chung về APEC

style=”text-align:center”>

Thiquocgia.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết khái quát chung về APEC để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương nói chung và hội nghị cấp cao APEC 2017 đang diễn ra tại Việt Nam nói riêng. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Thông tư liên tịch 17/2016/TTLT-BTC-VPCP Lập dự toán kinh phí chuẩn bị, tổ chức APEC 2017

Thông tư 28/2016/TT-BCA thực hiện Quy chế về cấp và quản lý thẻ đi lại của doanh nhân APEC

Khái quát chung về diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

style=”text-align:center”>

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tiếng Anh: Asia-Pacific Economic Cooperation, viết tắt là APEC) là một diễn đàn của 21 nền kinh tế thành viên Vành đai Thái Bình Dương với mục tiêu tăng cường mối quan hệ về kinh tế và chính trị.

APEC được thành lập vào năm 1989 để đáp ứng sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng của các nền kinh tế Châu Á Thái Bình Dương và sự xuất hiện của khối thương mại khu vực ở các nơi khác trên thế giới; để xoa dịu nỗi sợ hãi về một Nhật Bản với kinh tế công nghiệp hóa cao (một thành viên của G8) sẽ thống trị hoạt động kinh tế ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương; và để thiết lập thị trường mới cho các sản phẩm nông nghiệp và nguyên liệu ngoài châu Âu.

Diễn đàn tổ chức các kỳ họp thường niên lần lượt tại mỗi quốc gia thành viên, với người đứng đầu chính phủ mỗi quốc gia thành viên (ngoại trừ Đài Loan, do sức ép của Trung Quốc, chỉ đại diện với một thành viên ngang cấp Bộ trưởng với tư cách là lãnh đạo nền kinh tế dưới tên gọi Trung Hoa Đài Bắc). Kỳ họp cấp cao nhất này được gọi là “Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC” (tiếng Anh: APEC Economic Leaders’ Meeting), báo chí Việt Nam cũng thường gọi là “Hội nghị cấp cao APEC”, được tổ chức lần lượt tại mỗi nền kinh tế thành viên APEC. Từ năm 1991, khi cả Trung Quốc, Đài Loan đều trở thành thành viên APEC, cụm từ “các nền kinh tế” được dùng để chỉ các nước thành viên thay vì sử dụng cụm từ “quốc gia”, cũng như không gọi kỳ họp cấp cao là “Hội nghị thượng đỉnh”, vì nó thường chỉ dùng để chỉ một cuộc họp của các nguyên thủ quốc gia. Điều này nhằm tránh các vấn đề xung đột chính trị từ các quốc gia và vùng lãnh thổ hiện tranh chấp như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông. Trong hầu hết (nhưng không phải tất cả) các hội nghị cấp cao, các nhà lãnh đạo tham dự phải mặc quốc phục của nước chủ nhà.

APEC có ba quan sát viên chính thức: Ban Thư ký Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương và Ban Thư ký Diễn đàn các Đảo Thái Bình Dương. Nước chủ nhà của năm APEC thường được mời tham dự cuộc họp G20 với tư cách đại diện khu vực theo hướng dẫn của G20.

Hội nghị cấp cao APEC 2017

APEC Việt Nam 2017 là loạt hội nghị trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) diễn ra từ đầu tháng 12 năm 2016 đến tháng 11 năm 2017 tại Đà Nẵng, Việt Nam và các thành phố lớn khác như Hà Nội, Nha Trang, Vinh, Ninh Bình, Hạ Long (Quảng Ninh), Huế, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, Hội An (Quảng Nam) với chủ đề: “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”. Với sự góp mặt của các nhà lãnh đạo, các nguyên thủ và đại diện đến từ 21 nền kinh tế thành viên.

Đỉnh điểm của sự kiện này là Hội nghị Cấp cao APEC, hay đầy đủ là Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC (tiếng Anh: APEC Economic Leaders’ Meeting) diễn ra trong hai ngày 10 và 11 tháng 11 ở Đà Nẵng. Đây là lần thứ hai Việt Nam là chủ nhà APEC và tổ chức Hội nghị này, lần đầu vào 2006 tại Hà Nội.

Danh sách 21 nước thành viên APEC

Nền kinh tế thành viên Tên được sử dụng trong APEC Năm gia nhập
Úc Australia Tháng 11 năm 1989
Brunei Brunei Darussalam Tháng 11 năm 1989
Canada Canada Tháng 11 năm 1989
Indonesia Indonesia Tháng 11 năm 1989
Nhật Bản Japan Tháng 11 năm 1989
Hàn Quốc Republic of Korea Tháng 11 năm 1989
Malaysia Malaysia Tháng 11 năm 1989
New Zealand New Zealand Tháng 11 năm 1989
Philippines The Philippines Tháng 11 năm 1989
Singapore Singapore Tháng 11 năm 1989
Thái Lan Thailand Tháng 11 năm 1989
Hoa Kỳ The United States Tháng 11 năm 1989
Trung Hoa Dân Quốc Chinese Taipei Tháng 11 năm 1991
Hồng Kông Hong Kong, China Tháng 11 năm 1991
Trung Quốc People’s Republic of China Tháng 11 năm 1991
México Mexico Tháng 11 năm 1993
Papua New Guinea Papua New Guinea Tháng 11 năm 1993
Chile Chile Tháng 11 năm 1994
Peru Peru Tháng 11 năm 1998
Nga Russia Tháng 11 năm 1998
Việt Nam Vietnam Tháng 11 năm 1998