Thảo mai là gì? | Hỏi gì?

Thảo mai là gì?

Thảo mai nghĩa là gì?

thảo mai nghĩa là gì 1

Nghĩa bóng

Theo từ điển Việt, thảo có nghĩa là cỏ, mai có thể là một loại hoa nhưng trong trường hợp này mai có nghĩa là mảnh mai, mỏng manh. Thảo mai nghĩa là một cây cỏ nhỏ bé yếu ớt, yếu đuối. Thảo mai” là từ ngữ dùng để chỉ người phụ nữ miệng thì nói một đằng nhưng trong lòng nghĩ một nẻo, có đức tính giả tạo, lả lướt thướt tha gió chiều nào xoay chiều đấy. Là một người không trung thực, ngoài mặt thì cười cười nói nói nhưng đằng sau lưng thì nói xấu, dã tâm hại người khác.

Bên cạnh đó, cụm từ này cũng được hiểu là sự khôn lanh, khéo léo trong giao tiếp và cách hành xử trước công chúng. Đó là một cách hành xử tế nhị , điềm đạm được nhiều người thích thú và xem là đáng học hỏi. Đối với “thảo mai” thì cũng có rất nhiều nghĩa khác nhau, nhưng nhìn chung là nói về một người 2 mặt

Nghĩa đen

Thảo mai còn là tên của một vị thuốc trong y học. Loại quả này có hình dạng giống như tim gà, có màu đỏ, cùi mềm, nhiều nước và có vị chua ngọt. Loại quả này có chứa nhiều chất dinh dưỡng, được dùng như một vị thuốc trong Đông Y điều trị chứng táo bón, chứng thiếu máu do khí hư, chứng ho…

thảo mai nghĩa là gì 2

Nguồn gốc của từ “Thảo mai”

Thảo mai rao bán chỉ vàng

Vào đến giữa làng lại bán chỉ xanh

Câu ca dao trên cô gái miệng nói bán chỉ vàng, nhưng thực ra lại bán chỉ xanh,lấy uy tín làm gốc nhưng người bán hàng trong câu nói trên lại rao một đằng bán một nẻo.Ý nghĩa của câu ca dao này là để châm biếm người thiếu trung thực – hay nói cách khác là giả tạo – trong lời nói, suy nghĩ và hành động của mình.

Đặc điểm của những người có tính thảo mai

  • Thông thường sẽ là những người nói một đằng nhưng trong lòng và làm thì khác xa so với những lời đã nói ra.
  • Những bạn nữ nhẹ nhàng, bánh bèo, khéo ăn nói, dễ thương nhưng tỏ ra ở mức độ quá đà, cố tỏ ra như vậy, thường bị đánh giá là thảo mai.
  • Những người thường tỏ ra thân thiện, yêu quý người đối diện, nhưng trong thâm tâm, trong lòng thì không quý mến gì người đó cũng bị coi là người thảo mai.
  • Người thảo mai thường sẽ có ánh mắt nhìn khá ranh. Khi họ nói chuyện với người đối diện, mắt họ sẽ liếc ngang liếc dọc để ý xung quanh
  • Người thảo mai luôn tỏ vẻ ân cần, tỏ ra quan tâm người khác, khen ngợi, hâm mộ người đối diện. Nhưng sau lưng lại luôn tìm cách hãm hại họ.
  • Đi nói dối, sau lưng thì nói xấu, có cơ hội thì đâm sau lưng bạn bè nhưng trước mặt thì luôn tỏ vẻ thân thiết với mình, bạn thân đi đâu cũng có nhau, luôn tốt bụng, quan tâm mình.
  • Người thảo mai thường muốn được sự chú ý từ người khác nên hay có những biểu hiệu quá lố lăng.

thảo mai nghĩa là gì 3

Từ thảo mai nên sử dụng như thế nào cho đúng?

thảo mai nghĩa là gì 4

Bạn nên chú ý khi sử dụng từ này với người khác. Hãy xem xét mối quan hệ của bạn có đủ thân thiết không bởi nếu bạn không dùng khéo léo có thể sẽ làm mất tình bạn. Thế nên tùy từng môi trường và đối tượng tiếp xúc, bạn mới quyết định nên hay không nên sử dụng cụm từ “thảo mai” để tránh trường hợp gây hiểu nhầm tới người khác.Nhiều trường hợp người ta dùng cụm từ thảo mai để trêu đùa nhau. Do vậy tùy vào từng hoàn cảnh khác nhau bạn có cách hiểu sao cho phù hợp nhất.

Liệu thảo mai có làm ảnh hưởng đến cuộc sống?

thảo mai nghĩa là gì 5

Các cô gái điệu đà, tiểu thư một chút trông cũng rất dễ thương. Tuy nhiên không phải cái gì nhiều cũng tốt. Bạn nên thể hiện sự nhẹ nhàng, điệu đà đó của mình ở mức có thể chấp nhận được. Khi đó, bạn vừa gây ấn tượng tốt với người nhìn, vừa không làm mất điểm của mình trước mặt mọi người.

Có nên tiếp xúc với người thảo mai hay không?

thảo mai nghĩa là gì 6

Tuy nhiên không phải người nào thảo mai cũng là những người xấu. Đôi khi những người nêu ra những nhận xét về những điểm không tốt của khác, nhưng nói một cách ví von, nhẹ nhàng, tránh né việc nói thẳng nói thật. Đối với những người như vậy thì việc thảo mai này lại có thể là một điều tốt.

Những câu nói châm biếm hay về người thảo mai

  • Đồng xu có hai mặt nhưng lại chỉ một mệnh giá. Người có một mặt nhưng sao lại có hai lòng.
  • Cứ làm ác quỷ mà sống thật với bản thân… Chứ đừng mang bộ mặt thiên thần mà tâm hồn dơ bẩn.
  • Người thảo mai nếu không phải là chỉ trích người khác để nâng mình lên. Thì những lời chúc mừng từ người đó chưa chắc đã đáng tin.
  • Người thật thà thường không khéo léo, dẻo miệng, kẻ giả tạo lại nói toàn điều hay.
  • Đừng tốt với ai quá khi chưa hiểu hết được con người của họ. Để không phải ngỡ ngàng khi họ tháo mặt nạ ra.
  • Bản chất của bạn mình đã thấu, hay do bạn quá xấu, nên phải dùng đến mặt nạ để che giấu.
  • Lời nói dối thường không có chân, nhưng những tai tiếng thì lại có cánh

thảo mai nghĩa là gì 7

Tóm lại