Tần Thủy Hoàng – hoàng đế bạo chúa bất phàm trong lịch sử Trung Quốc

Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, người đầu tiên có công thống nhất 6 đất nước chư hầu lập nên đất nước Trung Quốc. Ông là vị hoàng đế máu lạnh bậc nhất, một bạo chúa, nhưng cũng là một hoàng đế tài hoa bất phàm.

Trải qua 2 nghìn năm xã hội nô lệ, triều đại phong kiến tấp quyền trung ương thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc đã ra đời. Việc Tần Thủy Hoàng tiêu diệt được 6 nước chư hầu , thống nhất đất nước đã đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong lịch sử Trung Hoa – kết thức những năm tháng chiến tranh liên miên, loạn lạc.

Trong 7 nước chư hầu tồn tại trong thời Xuân Thu Chiến Quốc thì nước Tần là nước có thế lực mạnh nhất. Sớm đưa ra những biện pháp cải cách và tăng cường lực lượng, nước Tần nhanh chóng trở thành nước hùng mạnh và tiến hành chinh phạt các nước chư hầu còn lại. Năm 247 trước công nguyên, Doanh Chính (Tần Thủy Hoàng) mới 13 tuổi kế vi vua Tần, năm 22 tuổi chính thức nhiệp chính và bắt đầu thực thi chiến lược hùng vĩ thôn tính 6 nước còn lại , thống nhất thiên hạ. Nhanh chóng trong vòng 9 năm Tần Thủy Hoàng hoàn thành xong sự nghiệp thống nhất Trung Quốc, mở ra 1 cục diện mới mà đến ngày nay lịch sử vẫn ghi nhận công lao to lớn này của ông.

Tần Thủy Hoàng - hoàng đế bạo chúa bất phàm trong lịch sử Trung Quốc
Nhanh chóng trong vòng 9 năm Tần Thủy Hoàng hoàn thành xong sự nghiệp thống nhất Trung Quốc, mở ra 1 cục diện mới mà đến ngày nay lịch sử vẫn ghi nhận công lao to lớn này của ông.

Đừng quên tìm kiếm các khóa học tiếng trung tại THANHMAIHSK nhé.

Sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng thực hiện 1 loạt những chính sách đổi mới. Về chính trị, Tần Thủy Hoàng đã phế bỏ chế độ phân phong, thi hành chế độ Quận Huyện, chia cả nước thành 36 quận, dưới quận là Huyện; Quan lại của trung ương và địa phương đều do nhà vua đích thân tuyển chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm, không thi hành chế độ cha truyền con nối. Chế độ Quận Huyện do nhà Tần sáng lập đã trở thành định chế trong lịch sử phong kiến Trung Quốc hơn 2 nghìn năm, tên gọi của rất nhiều Huyện ở Trung Quốc hiện nay đều là do nhà Tần đặt cho cách đây hơn 2 nghìn năm. Một đóng góp quan trọng nữa của Nhà Tần sau khi thống nhất Trung Quốc là việc thống nhất chữ viết. Trước nhà Tần các nước đều có chữ viết riêng của mình, mặc dù các loại văn tự này có cùng nguồn gốc và cách viết gần giống nhau, nhưng vẫn gây trở ngại cho việc truyền bá và giao lưu văn hóa. Sau khi thống nhất, Nhà Tần qui định chữ Hán Triện nhỏ của nước Tần là văn tự thông dụng trong toàn quốc, từ đó về sau diễn biến của chữ Hán Trung Quốc bắt đầu có cơ sở tra cứu, điều này có ý nghĩa không thể lường hết được đối với sự hình thành lịch sử và kế thừa văn hoá của Trung Quốc.

Tần Thủy Hoàng - hoàng đế bạo chúa bất phàm trong lịch sử trung quốc
Sau khi thống nhất đất nước, Tần Thủy Hoàng thực hiện 1 loạt những chính sách đổi mởi.

Bên cạnh đó nhà Tần Thủy Hoàng còn ra 1 loạt chính sách thống nhất đơn vị đo lường, tiền tệ, pháp luật… Đến năm thứ 2 đời Tần, Tần Thủy Hoàng trở nên vô cùng tàn bạo, không màng đến sống chết của bách tính huy động hàng 70 vạn dân công tiêu tốn tiền bạc để xây dựng khu lăng tẩm Lệ Sơn, Cung điện và đặc biệt phải kể đến là Vạn Lý Trường Thành kéo dài từ sa mạc phía tây đến vùng ven biển phía Đông.

Khi mất, Tần Thủy Hoàng được chôn trong một lăng mộ phức tạp nhất từng được xây dựng ở Trung Quốc. Nằm ở phía bắc núi Ly Sơn, tỉnh Thiểm Tây, nó là một khối kiến trúc chìm dưới đất đầy phức tạp, chứa mọi thứ hoàng đế cần cho“cuộc sống” sau khi chết. Người Trung Hoa cổ đại, cũng như nhiều nền văn hóa khác, bao gồm cả người Ai Cập, đều cho rằng những vật dụng, thậm chí cả người bị chôn cùng với người chết sẽ theo người đó xuống chốn tuyền đài. Tuy nhiên, thay vì chôn theo các đội quân, cung nữ, thái giám, hoàng đế bạo chúa bất phàm họ Tần quyết định dùng tượng đất sét thay thế.

tần thủy hoàng - hoàng đế bạo chúa bất phàm trong lịch sử trung quốc
“Quả đồi lớn, nơi vị hoàng đế được chôn – chưa có ai từng chạm đến được”, Kristin Romey

Sau 15 năm thống trị, nhà Tần sụp đổ dưới sự khởi nghĩa của nhân dân do Trần Thăng và Ngô Quảng lãnh đạo. Lịch sử từ đó bước sang trang mới.