hoa co may

Chậm kinh là tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe sinh sản của chị em. Tại sao lại có tình trạng chậm kinh này? Hãy cùng chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh điểm qua 10 nguyên nhân gây chậm kinh cho chị em phụ nữ qua bài viết dưới đây.

Chậm kinh là gì?

Chậm kinh hay trễ kinh là biểu hiện bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt của người bình thường sẽ khoảng 28 – 30 ngày. Nếu chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trên 35 ngày thì được cho là đã bị chậm kinh. Chậm kinh có thể chậm 2 – 3 ngày, chậm kinh 1 tuần đôi khi có thể kéo dài từ 1 đến 2 tháng và nặng hơn có những chị em bị chậm trên 3 tháng.

Chậm kinh không chỉ gây tâm lý lo lắng, bứt rứt, khó chịu, dễ nổi cáu ở chị em phụ nữ mà nguy hiểm hơn khi đó còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới. Bên cạnh đó chậm kinh cũng là dấu hiệu của việc mang thai mà chị em cần đặc biệt lưu tâm để có biện pháp chăm sóc phù hợp.

  • Chậm kinh 2 tháng có sao không
  • Một tháng không có kinh nguyệt có sao không

Top 10 nguyên nhân gây chậm kinh cho chị em phụ nữ

Có rất nhiều nguyên nhân gây chậm kinh cho chị em phụ nữ bao gồm mang thai, các vấn đề tâm lý, bệnh lý. Cụ thể:

Mang thai

Mang thai là nguyên nhân gây chậm kinh thường gặp với nữ giới. Các chị em trong độ tuổi sinh sản và đã quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp tránh thai, khi xuất hiện tình trạng chậm kinh thì phải nghĩ ngay đến trường hợp mang thai đầu tiên.

Thông thường, thành niêm mạc bên trong tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị cho hợp tử vào làm tổ. Nếu không diễn ra quá trình thụ tinh thì lớp niêm mạc này sẽ bị đào thải ra phía bên ngoài và được gọi là kinh nguyệt. Khi trứng và tinh trùng đã thụ tinh và tạo hợp tử sẽ không xảy ra hiện tượng bong tróc lớp niêm mạc tử cung, nữ giới không có kinh nguyệt. Đây là lý giải cho câu hỏi tại sao trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai chị em không có hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng xuất hiện. Chậm kinh được coi là dấu hiệu nhận biết mang thai sớm mà chị em cần lưu ý.

Bác sĩ Trần Thị Thành

Sau khi chậm kinh khoảng 5 đến 7 ngày chị em có thể mua que thử thai để kiểm tra xem có thai hay không. Nếu que thử lên 2 vạch xác định có thai chị em cũng nên sớm đến cơ sở y tế kiểm tra tình trạng thai nhi và được tư vấn phương pháp chăm sóc mẹ và bé trong suốt thai kỳ hoặc các biện pháp nạo phá thai an toàn trong trường hợp mang thai ngoài ý muốn.

Tiền mãn kinh hoặc mãn kinh sớm

Thời kỳ mãn kinh của phụ nữ là khi bước vào độ tuổi 45 – 55 tuổi, sau khoảng 1 năm phụ nữ hoàn toàn không có kinh nguyệt. Tuy nhiên từ sau tuổi 40 chị em đã bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Thời điểm này phụ nữ thường có biểu hiện thất thường về chu kỳ kinh nguyệt như thưa kinh, chậm kinh. Nguyên nhân chậm kinh, chính là do nồng độ estrogen giảm nhanh và không sản sinh thêm đủ cung cấp cho cơ thể và gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Chậm kinh một vài tháng trước tuổi 40 và không mang thai chị em cũng cần lưu tâm đến khả năng mãn kinh sớm.

Cho con bú

Chị em đang có con nhỏ và cho con bú cũng thường xuyên gặp phải tình trạng chậm kinh do rối loạn cân bằng hormone trong cơ thể. Trong khi tiết sữa cơ thể mẹ cũng tiết nhiều prolactin, chất này làm chậm chu kỳ kinh nguyệt do đó mà ngày rụng dâu của mẹ sẽ chậm hơn một vài ngày so với thông thường. Hơn nữa sau quá trình mang thai, chị em có kinh nguyệt trở lại cơ thể cũng sẽ mất một vài tháng đầu bị chậm kinh sau đó mới dần quen và hoạt động ổn định.

Thói quen ăn uống, sinh hoạt

Thói quen ăn uống, sinh hoạt là nguyên nhân gây chậm kinh mà chị em có thể điều chỉnh.

Zalo ưu đãi

Việc thay đổi mức độ, khẩu phần ăn uống bất ngờ khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, bị thay đổi nồng độ các hormone do đó dễ gây nên tình trạng chậm kinh. Ăn uống không đảm bảo còn dẫn đến tình trạng tăng hoặc giảm cân bất thường. Nhất là với chị em thực hiện ép cân, giảm cân đột ngột hầu như đều bị chậm kinh.

Sử dụng quá nhiều bia, rượu và cách chất kích thích cũng là nguyên nhân gây chậm kinh cho chị em phụ nữ. Bia rượu gây ảnh hưởng đến hormone sinh sản của nữ giới qua đó gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Hút thuốc lá hoặc phải ngửi mùi khói thuốc lá thường xuyên sẽ khiến chị em dễ gặp vấn đề về chất lượng, số lượng trứng, tác động đến các cơ quan vùng chậu và lớp nội mạc tử cung.

Tập thể dục, chơi thể thao đều đặn mỗi ngày rất tốt cho chị em phụ nữ tăng cường sức khỏe, độ dẻo dai tuy nhiên nếu tăng mức độ, tần suất các bài tập thể dục, tập thể dục quá sức sẽ là nguyên nhân gây chậm kinh mà chị em cần lưu ý. Tập luyện quá nhiều, mất nhiều sức nhưng cơ thể không bù được lượng năng lượng cần thiết sẽ khiến quá trình sản xuất estrogen bị gián đoạn, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Stress

Stress, căng thẳng trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều hơn cortisol. Cortisol ảnh hưởng đến quá trình sản sinh estrogen và progesterone. Khi hai loại hormone này không sản xuất đủ, không đảm bảo cho chu kỳ kinh nguyệt được diễn ra bình thường sẽ gây nên tình trạng chậm kinh.

Bệnh phụ khoa

Một số bệnh phụ khoa về buồng trứng hoặc tử cung ở nữ giới là nguyên nhân gây chậm kinh bao gồm u xơ cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng, bệnh buồng trứng đa nang, suy buồng trứng,…

Chậm kinh do bệnh phụ khoa không xuất hiện đơn lẻ mà thường đi kèm với nhiều biểu hiện khác như sự thay đổi màu, mùi của máu kinh và khí hư hoặc các cơn đau bụng dưới âm ỉ, đau vùng xương chậu,… Khi xuất hiện các biểu hiện bất thường ở vùng kín chị em nên đi thăm khám sớm, chia sẻ đầy đủ với bác sĩ những dấu hiệu đang gặp phải để được điều trị đúng nguyên nhân giúp cho kinh nguyệt trở về trạng thái ổn định, bình thường.

Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể là nguyên nhân gây chậm kinh chủ yếu của nữ giới. Sự mất cân bằng hệ nội tiết tố ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt gây chậm kinh. Không chỉ vậy rối loạn nội tiết tố còn là nguyên nhân xuất hiện nhiều
nang nhỏ trong buồng trứng (buồng trứng đa nang) ảnh hưởng đến lượng hormone giải phóng trứng. Cân bằng nội tiết tố là yếu tố quan trong giúp chị em có chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh và ổn định.

Bệnh về tuyến giáp

Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tuyến giáp tiết ra quá nhiều hoặc quá ít đều có tác động đến quá trình rụng dâu hàng tháng của chị em trong đó chậm kinh thường do thừa loại hormone này. Những năm gần đây tỷ lệ chị em mắc bệnh lý về tuyến giáp đang tăng cao, gấp 3 lần so với nam giới. Các bệnh lý thường gặp ở tuyến giáp bao gồm suy giáp, cường giáp, viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp,…là một trong những nguyên nhân gây chậm kinh ở nữ giới.

Bác sĩ Phương Nam

Chậm kinh tuổi dậy thì

Kinh nguyệt không đều cụ thể là chậm kinh là tình trạng thường gặp ở lứa tuổi dậy thì. Ở lứa tuổi này khi mới xuất hiện kinh nguyệt, lượng estrogen chưa ổn định có sự thay đổi ở mỗi thời điểm do đó ngày đến tháng không chính xác, có thể chậm hơn hoặc nhanh hơn 1 vài ngày. Chu kỳ kinh lúc này có thể kéo dài 35 – 40 ngày và thời gian “rụng dâu” mỗi tháng cũng khác nhau có khi là 2 – 3 ngày , có khi là 5 – 7 ngày. Sau thời điểm dậy thì một vài năm cơ thể đi vào ổn định thì việc chậm kinh sẽ được giảm bớt, chu kỳ kinh sẽ ổn định, đúng ngày.

Tác dụng phụ của thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai khẩn cấp là phương pháp phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn hữu hiệu được nhiều chị em sử dụng sau khi quan hệ. Tuy nhiên loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ trong đó có làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ bổ sung 1 lượng lớn hormone sinh dục ngăn cản quá trình thụ thai và điều đó khiến nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn, kéo dài chu kỳ kinh. Bị chậm kinh 5 – 7 ngày chị em nên thử mua que tránh thai để xác định xem việc chậm kinh có phải do có thai hay không. Nếu que thử 1 vạch và một vài tuần sau chị em vẫn thấy tình trạng chậm kinh, không có kinh nguyệt thì nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều chỉnh.

Bị chậm kinh phải làm sao?

Phải làm sao khi bị chậm kinh là nỗi băn khoăn của nhiều chị em. Các chuyên gia phụ sản khoa của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh khuyên chị em không nên quá lo lắng. Khi bị trễ kinh một vài ngày đây có thể là biểu hiện bình thường, không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng chậm kinh kéo dài chị em cũng nên lưu ý, trễ kinh đến ngày thứ 7 nên mua que thử thai để kiểm tra. Nếu đã thử thai que 1 vạch, chị em không có thai mà vẫn bị chậm kinh thì có thể đã mắc phải các bệnh lý phụ khoa, bệnh lý về tuyến giáp,… Trường hợp này chị em phụ nữ nên tiến hành thăm khám, tìm ra nguyên nhân và được tư vấn phương pháp phù hợp:

– Với trường hợp trễ kinh do sinh hoạt hàng ngày chị em cần thay đổi thói quen tập luyện thể thao với tần suất phù hợp, ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả. Hạn chế sử dụng các chất kích thích.

– Với nguyên nhân trễ kinh từ tâm lý: Giảm tải bớt gánh nặng công việc, gia đình và luôn giữ tinh thần vui tươi, thoải mái. Bên cạnh đó việc nghe nhạc, ngồi thiền cũng giúp chị em phần nào giảm stress.

– Với nguyên nhân trễ kinh do bệnh lý: Sử dụng thuốc kháng sinh, phương pháp oxygen, kỹ thuật dao LEEP và các biện pháp xâm lấn tối thiểu để điều trị tình trạng chậm kinh do mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về 10 nguyên nhân gây châm kinh cho chị em phụ nữ. Chậm kinh có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm do đó khi có những biểu hiện chậm kinh kéo dài chị em nên sớm đến các cơ sở phòng khám, bệnh viện sản phụ khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó chị em có thể chia sẻ và nhận lời khuyên từ các chuyên gia qua hotline 033 439 0000 hoặc để lại thông tin dưới mục tin nhắn để được tư vấn kịp thời nhất.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

  • Địa chỉ khám phụ khoa uy tín
  • Phòng khám phụ khoa
  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung
  • Vá màng trinh bao nhiêu tiền