Tài liệu ôn tập thi tuyển chức danh kế toán trường học

Luyện thi công chức, viên chức giáo dục

Tài liệu thi tuyển chức danh kế toán trường học

style=”text-align:center”>

Tài liệu ôn tập thi tuyển chức danh kế toán trường học đưa ra những khái niệm, lý thuyết, bài tập thực hành về công tác kế toán tại trường học, giúp học viên có thể ôn tập để tự tin bước vào kì thi tuyển công chức, viên chức sắp tới.

Tài liệu nghiệp vụ chuyên ngành thi tuyển viên chức giáo viên Mầm non

Tài liệu nghiệp vụ chuyên ngành thi tuyển viên chức giáo viên Tiểu học

Tài liệu nghiệp vụ chuyên ngành ôn thi viên chức giảng dạy THCS

PHẦN LÝ THUYẾT:

1. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TRONG NHÀ TRƯỜNG

1.1. Chức năng của tài chính:

Theo quan điểm hiện hành, tài chính Việt Nam có hai chức năng cơ bản sau:

1.1.1. Chức năng phân phối:

Chức năng phân phối của tài chính biểu hiện bản chất của phạm trù tài chính và được vận dụng vào đời sống kinh tế xã hội để phân phối của cải vật chất thông qua tiền tệ.

1.1.2. Chức năng giám đốc:

Là sự giám sát các hoạt động kinh tế thông qua sự vận động của vốn tiền tệ từ nơi làm ra sản phẩm quốc dân đến nơi có nhu cầu, nhằm đảm bảo cho các quỹ tiền tệ được phân phối và sử dụng một cách tốt nhất, hợp lý nhất. Chức năng này tiến hành thường xuyên, liên tục, toàn diện trong cả trước, trong và sau các hoạt động tài chính.

Trong thực tiễn chức năng này có ý nghĩa rất quan trọng và có những đặc trưng sau:

Nguồn tài chính trong nhà trường:

Nguồn tài chính là một yếu tố cơ bản trong khái niệm tài chính. Nguồn tài chính là tiền tệ đang vận động độc lập trong quá trình phân phối bộ phận tài sản quốc dân mà chủ yếu là tổng sản phẩm quốc dân để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ cho các mục đích xác định.

Trong cơ chế thị trường hiện nay ở Việt Nam, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đang phát triển theo hướng xã hội hóa và đa dạng hóa mục tiêu, chương trình, loại hình trường lớp và các loại hình giáo dục, đào tạo nhằm mục đích nâng cao trình độ dân trí của toàn thể dân cư trong xã hội. Điều này được thể hiện ở chỗ bên cạnh các trường công, đã phát triển trường bán công, trường dân lập, tư thục ở các cấp trong hệ thống giáo dục quốc dân. Do đó, nguồn tài chính trong các nhà trường, các cơ sở giáo dục bao gồm nhiều nguồn như: ngân sách nhà nước, đóng góp của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế; đóng góp của nhân dân; nguồn tự tạo của hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo thông qua kênh nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống; nguồn hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Xuất phát từ nội dung đổi mới trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo, phần chi cho giáo dục từ ngân sách nhà nước hiện nay được giới hạn trong trách nhiệm của nhà nước cho từng lĩnh vực hoạt động của sự nghiệp giáo dục, đào tạo. Giáo dục – đào tạo là sự nghiệp của toàn dân, của toàn xã hội nên ngành giáo dục có nhiều khả năng khai thác và tạo lập vốn.

Trong nhà trường, nguồn tài chính ngoài ngân sách nhà nước cấp, còn có cả nguồn thu sự nghiệp của nhà trường bao gồm:

1.3. Nội dung chi trong nhà trường:

Nội dung chi trong nhà trường bao gồm:

1.3.1. Chi thường xuyên:

Nhà trường được sử dụng nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị để chi cho các hoạt động thường xuyên theo những nội dung sau:

a) Chi hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của nhà trường:

+ Chi mua sách, báo, tạp chí, tài liệu giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, thiết bị vật tư thí nghiệm, thực hành, chi phí cho giáo viên và học sinh đi tham quan, học tập…

+ Chi phí thuê giáo viên hợp đồng giảng dạy, chi trả tiền dạy vượt giờ cho giáo viên của nhà trường.

+ Chi cho công tác tuyển sinh, thi tốt nghiệp và thi học sinh giỏi.

b) Chi cho hoạt động thực hiện vụ thu phí, lệ phí

c) Chi cho các hoạt động dịch vụ như chi thực hiện các hợp đồng lao động sản xuất, khoa học công nghệ, cung ứng dịch vụ đào tạo, dự án liên kết đào tạo, thực hành thực tập, bao gồm chi tiền lương, tiền công, nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định, nộp thuế theo quy định của pháp luật…

1.3.2. Chi không thường xuyên:

Chi không thường xuyên gồm:

1.4. Các hình thức quản lý tài chính

1.4.1. Quản lý theo lối dự toán

a) Thế nào là đơn vị dự toán

Đơn vị dự toán là những đơn vị hành chính sự nghiệp (sự nghiệp giáo dục, kinh tế, văn hóa và các cơ quan dân chính đảng, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang…) hoạt động bằng nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp hay cấp trên cấp phát, hoặc nguồn kinh phí khác như: hội phí, học phí, kinh phí được tài trợ, thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ…

b) Đơn vị dự toán giáo dục và đào tạo được chia làm 3 cấp:

c) Nhiệm vụ của đơn vị dự toán

Điều 26 Luật Ngân sách Nhà nước đã qui định nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị dự toán như sau:

Đơn vị hoạt động được gọi là đơn vị dự toán. Đơn vị dự toán có tài khoản riêng, được nhà nước cấp kinh phí để hoạt đông, quyết toán với nhà nước.

1.4.2. Quản lý theo lối hạch toán kinh tế

Hạch toán kinh tế (phương pháp quản lý kinh tế): là tính toán sao cho tiền thu về bù đắp được mọi chi phí kể cả chi phí để đầu tư phát triển nhà trường.

Đối với các loại hình trường không dùng nguồn vốn của nhà nước phải quản lý tài chính theo hình thức này.

Tài chính được xem là một trong những công cụ có vai trò quan trọng trong nhà trường. Tài chính cho hoạt động giáo dục trong nhà trường là chính sách vận động đồng tiền để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo học sinh. Bản chất của vấn đề tài chính cho giáo dục, vấn đề đầu tư cho giáo dục là sự thực hiện đầu tư cho phát triển, cho việc hoàn thiện mục tiêu nhân cách. Quản lý tài chính trong trường học là quản lý việc thu chi một cách có kế hoạch, tuân thủ được các chế độ tài chính, sư phạm đã quy định và tạo ra được chất lượng giáo dục.

Điều tiên quyết trong công tác quản lý tài chính là phải bảo đảm đúng luật, công khai, minh bạch. Đồng thời, kế toán cần phải nhận thức đúng đắn trách nhiệm của mình là sử dụng nguồn tài chính sao cho tiết kiệm mà có hiệu qủa cao nhất và biết tổ chức, phân phối, sử dụng các nguồn tài chính hợp lý nhằm phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập ngày càng tốt, đưa nhà trường ngày càng phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Trong công tác quản lý tài chính, phải tuân thủ các chế độ, các quy định tài chính, phải liêm khiết trong công tác quản lý tài chính trong nhà trường.

Xem đầy đủ trong file tải về