[REVIEW AZ] Cá kèo bao nhiêu calo và ăn có béo không?

Cá kèo bao nhiêu calo và ăn có béo không
Cá kèo bao nhiêu calo và ăn có béo không

Cá kèo (hay cá bống) là một trong những loài thủy sản đặc trưng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Loài cá này có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn như cá kèo kho rau răm, cá kèo chay, cá kèo kho tiêu, cá kèo nướng muối ớt, cà kèo chiên xù xốt quất, gỏi cá kèo… Để biết cá kèo bao nhiêu calo và ăn có béo không, bạn đọc hãy xem ngay bài viết sau trên Review AZ.

Cá kèo bao nhiêu calo?

Cá kèo là loài thuộc nhóm cá bống Gobiidae có thân hình trụ dài, phủ vẩy tròn rất bé, màu xám hơi vàng, đầu hơi nhọn, mõm tù, mắt tròn nhỏ, lỗ mang hẹp, màng mang phát triển, lưỡi dạng cắt ngang, kích thước nhỏ (ít khi vượt quá 25 cm) với trọng lượng khoảng 30 – 40 gram.

Cá kèo phân bố rộng từ vùng cận nhiệt đốí đến vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam, cá kèo phân bố nhiều ở vùng biển các tỉnh Nam bộ từ Bến Tre, Bạc Liêu, Sóc Trăng đến Cà Mau, nhất là tại cửa sông, cửa biển và các bãi triéu với sản lượng khai thác hàng năm khá cao.

Theo bảng thành phần dinh dưỡng của một số thực phẩm được công bố thì 100g cá kèo chứa khoảng 70 calo với 15,8g đạm, 17 mg canxi, 900 mcg sắt, 83,2g nước, 800 mg chất béo, 181 mg phốt pho. Ngoài ra, cá kèo còn chứa nhiều dưỡng chất như sắt, selen, vitamin B2, D, E, PP… với thịt mềm, có thể chế biến thành nhiều món như lẩu cá kèo, cá kèo kho tộ, cá kèo nướng muối ớt, cá kèo kho rau răm, cá kèo chay, cá kèo kho tiêu…

Ăn cá kèo có béo không?

Như đã chia sẻ ở trên thì 100g cá kèo chỉ chứa khoảng 70 calo trong khi mỗi ngày cơ thể chúng ta cần khoảng 2.000 calo nên ăn cá kèo không gây béo. Thậm chí, nếu ăn với thực đơn hợp lý kết hợp tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày thì bạn còn có thể giảm cân hiệu quả.

Ngoài lợi ích giảm cân thì Đông y còn dùng cá kèo để chế biến thành các món ăn chữa bệnh.

  • Chữa khí huyết hư: Ăn “Lẩu cá kèo rau đắng ” có thể giúp bạn bổ khí dưỡng huyết, ích tỳ vị đồng thời trị chứng hư nhược mới ốm dậy.
  • Chữa ho đờm nhiều: Ăn “Cá kèo kho khế” có thể giúp bạn kiện tỳ phế, hóa đàm, tiêu viêm, trị chứng tỳ phế hư ho đàm, viêm họng, bụng đầy, chậm tiêu.
  • Chữa tâm hồi hộp, tâm tỳ hư: Ăn “Cá kèo kho rau răm” có thể giúp bạn trợ tỳ, dưỡng tâm, hóa trệ, ích khí huyết, trị chứng tỳ hư, bụng đầy châm tiêu, ho đàm nhiều.
  • Chữa tỳ hư bụng đầy chậm tiêu: Ăn “Cá kèo kho củ cải” có thể giúp bạn bổ tỳ vị, thanh phế hóa đàm, trừ thấp, trị chứng tỳ hư bụng đầy châm tiêu, ngược sường đầy tức, ho khan, ho đàm.
  • Chữa chứng đau tức ngực sườn: Ăn “Cá kèo kèo kho củ kiệu” có thể giúp bạn kiện tỳ hoá ứ, ích khí thông huyết mạch, trị chứng bụng đầy chậm tiêu, đi tiểu gắt, tiểu đục, tiểu khó, người dương hư chịu lạnh kém.
  • Chữa bí tiểu, phù thũng: Ăn “Canh cá kèo nấu lá giang” có thể giúp bạn trị chứng thấp nhiệt sỏi tiết niệu, phì đại tuyến tiền liệt, chứng vàng da, men gan cao, mập phì, ngoại cảm nội thương nóng nhiệt.
  • Chữa mập phì, can khí uất kết: Ăn “Cá kèo om dưa chua” có thể giúp bạn trị mập phì, mệt mỏi, tiểu vàng, men gan tăng, chứng viêm đại tràng mãn, trĩ táo bón, răng lợi viêm, mụn nhọt các chứng liên quan thấp nhiệt.

Không phải ai cũng có thể ăn cá kèo!!!

  • Không ăn cá kèo nếu bị bệnh gout: Không chỉ cá kèo mà tất cả các loại cá khác đều giàu purine khi vào cơ thể sẽ phân hủy thành axit uric làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút khi ăn nhiều đồng thời khiến những người mắc bệnh gút trở nên trầm trọng hơn.
  • Không ăn cá kèo nếu bị rối loạn tiêu hóa: Ăn cá kèo có thể khiến những người bị rối loạn tiêu hóa trở nên tràm trọng do chứa nhiều đạm. Khi bị rối loạn tiêu hóa, bạn nên ăn các loại thịt trắng như thịt gia cầm đồng thời uống nhiều nước (khoảng 2,5 – 3 lit nước mỗi ngày).
  • Không ăn cá kèo nếu bị dị ứng với cá: Nếu bị dị ứng với cá hay các thực phẩm nhiều đạm thì bạn nên tránh ăn cá kèo. Nếu cố tình ăn có thể gây mẩn đỏ, nổi mề đay, ngứa da, nôn ói, phù nề, hắt hơi nhiều, khó thở do co thắt khí phế quản, tụt huyết áp, sốc phản vệ.
  • Không ăn cá kèo nếu bị tổn thương gan, thận: Cá kèo chứa nhiều protein. Nếu tiêu thụ quá mức sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và thận ở những người bị tổn thương gan, thận, từ đó khiến bệnh ngày càng nặng hơn.
  • Không ăn cá kèo nếu bị bệnh xương khớp: Cá kèo chứa nhiều protein, sắt, kẽm cùng các dưỡng chất khác. Ăn ở mức hợp lý thì rất tốt nhưng nếu ăn nhiều sẽ gây thừa chất dẫn tới đau khớp, sưng tấy khớp, ảnh hưởng tới việc đi lại cùng cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

NÊN XEM THÊM:

Hi vọng bài viết trên Review AZ đã giúp bạn đọc biết cá kèo bao nhiêu calo và ăn có béo không. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc liên quan tới loại cá này thì có thể chia sẻ [tại đây] để được giải đáp thêm.