Nuôi rùa – Cách nuôi rùa phong thủy,nuôi rùa cảnh

Nuôi rùa cảnh tại nhà đơn giản hiệu quả

Nuôi rùa cảnh hiện nay đã không còn là điều xa lạ với giới trẻ cũng như những người yêu thích động vật. Nếu như nuôi những vật thủy sinh khác chỉ có thể cố định tại một chỗ thì với rùa, bạn có thể mang nó đi khắp nơi. Trong các loại rùa, rùa cạn là giống được ưa chuộng để chọn làm vật cảnh nhất. Bởi hình dáng màu sắc đa dạng, đẹp đẽ, hiền lành và dễ nuôi.

Trên thị trường rùa cạn cảnh hiện nay, ngoài rùa núi vàng, còn nhiều chủng loại rùa khác được du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam. Nhằm đáp ứng nhu cầu chơi thú cưng và sở thích nuôi rùa không chỉ với lớp trẻ mà kể cả những người trung niên, lớn tuổi…

Nuôi rùa cảnh tại nhà đơn giản hiệu quả

Nuôi rùa cảnh tại nhà đơn giản hiệu quả

Có thể nói việc nuôi một vài chú rùa cạn trong nhà không những giúp bạn giải tỏa những căng thẳng trong đời sống thường ngày. Việc nuôi rùa cùng như các loại động vật khác còn giúp chúng ta hình thành, rèn luyện những kỹ năng sống vô cùng bổ ích.

Tuy nhiên có không ít những thắc mắc và một số ý kiến trái chiều về việc nuôi rùa, chẳng hạn như : Nuôi rùa có may mắn không ? Tại sao kiêng nuôi rùa ? Nuôi rùa con như thế nào ? Cho rùa ăn gì ?…

Để hiểu rõ hơn hãy cùng Thời Sự tìm hiểu sở thích nuôi rùa của nhiều người. Cách nuôi rùa phong thủy, rùa cảnh cũng như cách chăm sóc giống rùa này ra sao ?

Những lợi ích từ việc nuôi rùa cảnh

Lợi ích về sức khỏe, tinh thần, giảm căng thẳng, lấy lại bình tĩnh

Tại sao lại nuôi rùa lại có lợi ích kì lạ này ? Bạn biết đó cuộc sống ngày nay khiến cho nhiều người chúng ta chìm công việc. Những tất bật lo toan cho cuộc sống cơm áo gạo tiền hằng ngày. Những lo âu, suy nghĩ tiêu cực khiến tinh thần, cơ thể mất đi sức sống.

Khi trở về nhà với những mệt mỏi lo toan sẽ dần tan biến khi bạn vui đùa cùng chú rùa bên cạnh. việc nuôi rùa của như những thú nuôi khác sẽ giúp bạn vơi đi những căng thẳng, phiền muộn. Giúp tinh thần thoải mái, năng động hơn và giảm stress rất hiệu quả.

Nuôi rùa tốt cho tim mạch

Chăm sóc thú cưng trong nhà sẽ giúp cho tim của bạn được khỏe mạnh. Nhịp tim ổn định mà còn kéo dài được tuổi thọ lâu dài.

Giảm nguy cơ mắc chứng loãng xương

Nuôi rùa sẽ giúp bạn giảm đi được phần nào những nguy cơ có thể mắc bệnh loãng xương. Vì khi bạn mang rùa đi tắm nắng mỗi ngày, cơ thể bạn cũng phần nào hấp thụ được ánh nắng mặt trời. Nếu không cho rùa đi phơi nắng đều đặn mai của chúng sẽ bị mềm đi và dễ mắc bệnh.

Giảm khả năng mắc chứng dị ứng hay hen suyễn

Đặc tính rùa không có lông nên khi nuôi rùa bạn không phải lo lắng mình hay trẻ nhỏ mắc các bệnh như dị ứng hay hen suyễn.

Hình thành, rèn luyện những kỹ năng sống bổ ích

Sống có trách nhiệm

Khi nuôi rùa hay bất kỳ loài thú cưng nào, bạn sẽ được hình thành dần tính quan tâm, có trách nhiệm qua việc hằng ngày suy nghĩ lựa chọn tính toán sẽ cho vật cưng của mình ăn uống ra sao, có khoẻ mạnh hay không?,…

Tính kiên nhẫn, kiên trì

Rùa mang đặc tính chậm chạp từ việc di chuyển, ăn uống và cả cách nhận biết chủ. Nếu như những vật nuôi khác, bạn có thể dễ dàng làm quen với chúng trong vài ngày bằng cách vuốt ve, âu yếm. Thế nhưng với loài rùa thì không, khoảng thời gian để chúng nhận biết và làm quen với bạn có thể nói là khá dài. Vì thế, sự kiên nhẫn để tạo nên mối quan hệ thân thuộc giữa bạn và rùa là rất quan trọng và cần thiết.

Sự tự tin

Nuôi rùa cũng đòi hỏi bạn phải có nhiều kiến thức, chẳng hạn như kích thước bể với độ nông sâu thế nào thì phù hợp cho rùa. Những yếu tố thời tiết, nhiệt độ, môi trường ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của rùa. Chỉ cần nuôi thành công một chú rùa thì bạn cũng trở nên thấy tự tin hơn nhiều về chính mình.

Cử chỉ nhẹ nhàng

Rùa cũng vận động và thích chơi đùa, tuy nhiên chúng không thể chạy nhảy linh hoạt như những loài vật khác. Chúng cần những hành động vui đùa nhẹ nhàng như âu yếm, vuốt ve. Những cử chỉ bạn cần thực hiện thường xuyên, nếu không chú rùa sẽ không tài nào nhớ nổi ra bạn.

Mở rộng vốn hiểu biết

Việc đọc sách cho rùa cùng nghe là cách để bạn vừa thư giãn vừa mở rộng được vốn hiểu biết của mình. Cho dù bạn đọc có ra sao đi nữa, rùa vẫn quẩn quanh bên bạn, lắng nghe bạn đọc. Mặc dù chúng không hiểu hay chăng.

Biết nhìn nhận toàn diện về một vấn đề

Nuôi một chú rùa đòi hỏi bạn cần biết được những yếu tố ảnh hưởng xung quanh nó. Ví dụ như làm gì để trang trí, chuẩn nơi ở cho rùa, nhận biết những dấu hiệu rùa bị bệnh,…Khi bạn nuôi thành công chú rùa của mình, điều đó cũng có nghĩa rằng bạn đã biết cách nhìn nhận một vấn đề toàn diện.

Mở rộng kỹ năng giao tiếp, quan hệ xã hội

Nếu như phải tất bật với mớ công việc văn phòng, ở nhà,… thì việc nuôi một chú rùa sẽ giúp bạn tìm đến những hội người có cùng sở thích, giao lưu, chia sẻ những kinh nghiệm nuôi rùa. Qua đó giúp chúng ta có thể mở rộng mối quan hệ hơn.

Nuôi rùa phong thủy tốt cho gia chủ

Rùa là loài vật có tuổi thọ rất cao, trung bình từ 30 -70 năm. Vì thế chúng được xem là biểu trưng cho sự sống lâu sống thọ của những người trong gia đình, mang đến sự may mắn và tài lộc. Hơn nữa, rùa còn là vật trấn trạch, mang đến sự bình an cho gia chủ và mọi người trong nhà.

Các loài rùa cảnh hiện nay

Không chỉ rùa cạn trong nước mà rùa cạn nhập khẩu từ nước ngoài cũng được sự lựa chọn của nhiều người. Trong phần dưới đây, Cẩm Nang Nuôi Trồng đã tổng hợp top loại rùa cạn cảnh phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.

Rùa núi vàng

Rùa núi vàng phân bố tại nhiều tỉnh ở Việt Nam như Cao Bằng, Lạng Sơn, Tây Ninh,… Rùa núi vàng được sự lựa chọn của nhiều người hiện nay. Với đặc điểm là những tấm sừng màu vàng thẫm, phần mai có màu vàng và gồ cao. Một con trưởng thành có thể dài tới 30 cm và nặng khoảng 3,5 kg. Rùa vàng hiện đang gặp phải nguy cơ tuyệt chủng và được xếp vào loài quý hiếm cần được bảo tồn.

Hình ảnh rùa núi vàng
Hình ảnh rùa núi vàng

Rùa Châu Phi – Sulcata Tortoise

Loài rùa cạn châu Phi này có nguồn gốc ở phía Bắc châu Phi. Khi ở độ tuổi trưởng thành, chúng có thể đạt đến 35 -45 kg về cân nặng và 75 cm về chiều dài. Đặc tính, loài rùa này có khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết và môi trường sống ở nhiều vùng khác nhau. Chi phí bỏ ra cho một con baby mới nở vào khoảng hơn 2 triệu đồng.

Rùa đầu đỏ – Cherry Head Tortoise

Rùa đầu đỏ có tuổi thọ lên đến 50 năm hoặc cao hơn nếu được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt. Chiều dài của chúng có thể dài đến 30 cm khi đạt vào độ tuổi trưởng thành. Loài rùa này không chỉ có đầu màu đỏ mà còn có các màu khác như hồng, cam, vàng. Đặc điểm tương tự như loài rùa chân đỏ.

Rùa Chân Vàng – Yellow Foot Tortoise

Rùa chân vàng có nguồn gốc từ Bắc Nam Mỹ, phía bắc Amazon. Loài rùa này có tuổi thọ cao nhất khoảng 20 năm.

Hình ảnh Rùa chân vàng
Hình ảnh Rùa chân vàng

Rùa Chân Đỏ – Red Foot Tortoise

Rùa chân đỏ được nuôi phổ biến ở Hoa Kỳ, có nguồn gốc từ vùng khí hậu ôn hòa. Đặc điểm chính của chúng là những vảy đỏ ở chân, đầu và mai. Rùa chân đỏ có khả năng thích nghi được với nhiều vùng với đặc điểm khí hậu và môi trường sống khác nhau.

Rùa Sao Ấn Độ – Indian Star Tortoise

Rùa sao Ấn Độ mang đặc điểm trên mai với những vệt sáng màu vàng chụm lại với tạo thành hình như ngôi sao. Chúng có tuổi thọ từ 30 – 80 năm, chiều dài tối đa có thể đạt được là 38 cm và cân nặng vào khoảng 7 kg.

Rùa Hy Lạp – Hermann Tortoise

Trong các loài rùa được nuôi phổ biến, rùa Hy Lạp được biết đến là loài khó nuôi nhất. Bởi để nuôi được rùa này, người chủ cần phải xây dựng bể nuôi có kích thước lớn gấp hơn 10 lần kích thước của nó. Hơn nữa, trong bể cần phải có trang bị hệ thống đèn sưởi và phải cung cấp lượng canxi lớn hằng ngày cho chúng.

Hình ảnh Rùa Hy Lạp – Hermann Tortoise
Hình ảnh Rùa Hy Lạp – Hermann Tortoise

Rùa Da Báo  – Leopard Tortoise

Có nguồn gốc từ châu Phi, loài rùa này có kích thước lớn thứ hai với chiều dài có thể đạt đến 60 cm và cân nặng tới 32 kg. Hơn nữa, tuổi thọ của chúng có thể kéo dài đến 80 năm.

Rùa Đảo – Cổ Đại Aldabra Tortoise

Rùa Đảo được xem là loài rùa lớn thứ hai, đứng sau loài Galapagos. Cân nặng có thể lên đến 250 kg đối với con đực và 160 kg đối với con cái.

Rùa Đảo có lớp vỏ mai cao màu nâu đậm hay xám, chân của rùa đảo to và chắc chắn hơn những loài rùa khác và được bao phủ bởi lớp vảy dày, các ngón chân tương đối ngắn.

Các kỹ thuật cần thiết khi nuôi rùa làm cảnh

Trước khi nuôi rùa cạn cảnh, bạn cần chuẩn bị những điều sau:

Vì rùa là loài có tuổi thọ lâu năm, tuỳ thuộc vào từng giống loài mà chúng có thể sống được từ 20 – 80 năm. Vì thế khi bạn nuôi chúng cũng đồng nghĩa chúng sẽ sống với bạn suốt đời. Rùa có thể phát triển với kích thước lớn, đòi hỏi các chi phí về xây dựng bể nuôi môi trường sống cho chúng khá cao.

Thức ăn dành cho rùa, cũng như chi phí kiểm tra, khám bệnh và các phụ kiện đồ chơi dành cho rùa tương đối cao. Cần lựa chọn nơi bán rùa cảnh uy tín, có chất lượng, được nhiều tin tưởng mua rùa lâu năm và có chế độ bảo hành tốt.

Với mỗi loài rùa cạn đều có cách chăm sóc riêng biệt, phù hợp với từng nguồn thức ăn, môi trường sống  khác nhau. Vì thế trước khi nuôi bạn cần tìm hiểu thật kỹ về đặc tính, thói quen sinh hoạt, môi trường sống của chúng.

Cách nuôi rùa cảnh sao cho hiệu quả
Cách nuôi rùa cảnh sao cho hiệu quả

Điều kiện nơi ở cho rùa

Bạn cần chọn khu vực dành riêng cho rùa sinh sống, tất nhiên phải che kín bao quanh khu vực nuôi rùa. Nơi ở của rùa cần phải rộng rãi, có kích thước tối thiểu là 2,5 mét vuông cho loài rùa có kích thước tối đa 30 cm về chiều dài.

Ban đầu, rùa baby có kích thước nhỏ nên bạn có thể nuôi chúng bằng thùng nhựa hoặc hộp giấy. Tuy nhiên theo thời gian cơ thể của chúng phát triển lớn hơn thì thùng nhựa hay hộp giấy không còn phù hợp nữa.

Bạn có dùng bể bơi dành cho trẻ em, bể kính rộng rãi. Nếu có kinh phí thì xây dựng một khu vực riêng dành cho rùa.

Trang bị đầy đủ các vật dụng, thiệt bị cần thiết cho rùa

Bạn không cần quá lo lắng khi không biết cần trang bị những vật dụng gì cho nơi ở của rùa. Vì tại các shop phụ kiện dành cho thú cưng hay chuyên biệt phụ kiện cho rùa đều có sẵn. Bạn cần chuẩn bị những vật dụng này trước khi mang rùa về nuôi, tránh tình trạng mua rùa về rồi mới chật vật đi tìm vật dụng.

Lớp đất nền dành cho rùa

Môi trường sống của rùa tốt hơn khi bạn trang bị cho chúng một lớp đất nền chuyên dụng. Lớp đất nền này có thể xử lý được chất thải của rùa. Hơn nữa, với mỗi loài rùa khác nhau thường có loại đất nền riêng biệt. Vì thế bạn cần phải chú ý lựa chọn loại đất nền phù hợp với rùa mà bạn đang nuôi.

Đảm bảo các điều kiện thời tiết phù hợp với rùa

Ánh sáng để nuôi rùa

Rùa rất cần ánh sáng UVB nhằm hấp thụ vitamin B trong chuyển hoá canxi và trao đổi chất. Vì thế bạn nên trang bị đèn UVB cho rùa và tiến hành thay 6 tháng 1 lần, đảm bảo rùa được hấp thụ UVB liên tục.

Nhiệt độ và độ ẩm

Cần tìm hiểu rõ về điều kiện thích ứng với nhiệt độ và độ ẩm của loài rùa được nuôi, đảm bảo điều kiện môi trường tốt cho rùa sinh sống và phát triển.

Nước nuôi rùa

Với loài rùa cạn, chúng không cần quá nhiều nước, chỉ cần chuẩn bị cho chúng một khay nước vừa đủ để chúng có thể ngâm mình hoặc đi vệ sinh. Lưu ý rằng nước dùng nuôi rùa phải là nước sạch, không chứa clo.

Dựng nơi trú ẩn cho rùa

Trong khu vực nuôi rùa bạn cần phải chuẩn bị một nơi để chúng có thể ẩn náu khi thấy mình gặp nguy hiểm. Để làm nơi trú ẩn bạn chỉ cần dùng chiếc thùng nhựa hay thùng carton,… là đủ để chú rùa của bạn thấy an toàn.

Cách chăm sóc rùa cạn

Sau khi hoàn tất chuẩn bị nơi ở dành cho rùa, bạn cần biết cách chăm sóc rùa cạn như thế nào để chúng có thể sinh trưởng và phát triển tốt.

Chế độ dinh dưỡng

Rùa hay bất kỳ thú cưng nào khác đều có chế độ dinh dưỡng và thức ăn riêng biệt. Thức ăn cho rùa chủ yếu từ thực vật như cỏ, trái cây, rau xanh và chúng không ăn những loại thức ăn từ thịt động vật khác.

Hàm lượng canxi, đạm cung cấp trong thức ăn hằng ngày cho rùa chỉ ở mức vừa đủ, nếu dư thừa hoặc thiếu hụt hai chất này, rùa có thể suy dinh dưỡng, chậm phát triển và cũng có thể mắc nhiều bệnh, thậm chí có thể chết.

Cân nhắc về quá trình ngủ đông của rùa

Ở rùa tồn tại cơ chế ngủ đông khi cơ thể đạt được lớp mỡ đủ tiêu chuẩn nhằm nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể của chúng. Tuy nhiên nếu lớp mỡ của rùa nhà bạn không đạt được chuẩn thì khả năng chúng có thể chết ngay trong quá trình ngủ đông.

Nếu có ý định cho rùa ngủ đông bạn cần phải tham khảo ý kiến từ bác sỹ thú y. Mang rùa đến kiểm tra để biết được chúng có đủ điều kiện để ngủ đông hay không.

Thời gian để rùa ngủ đông có thể kéo dài từ 3 – 5 tháng, trước khi để rùa ngủ đông bạn cần chuẩn bị tốt về nơi ở. Chẳng hạn như đặt hộp hay thùng giấy (nhựa) thích hợp cho rùa ngủ đông ở nơi có nhiệt độ ổn định. Tránh phải ngập nước, quá ẩm ướt.

Trước khi bước vào giai đoạn ngủ đông, cần ngừng cho rùa ăn và giảm nhiệt độ nơi rùa ở trong khoảng 2 tuần. Nhiệt độ trong lúc ngủ đông của từng loài rùa khác nhau. Vì thế bạn cần tìm hiểu kỹ để đảm bảo nhiệt độ ngủ đông phù hợp với rùa mà bạn đang nuôi.

Khám sức khỏe định kỳ cho rùa

Việc khám sức khoẻ định kỳ cho rùa là rất cần thiết và quan trọng. Thực chất cơ thể chúng luôn tồn tại các loài ký sinh trùng có thể gây hại đến chúng và cả người nuôi.

Bằng mắt thường chắc chắn bạn không thể biết được chúng có mắc phải bệnh gì không. Tốt nhất cần phải đưa đến các cơ sở thú y kiểm tra thường đảm bảo sức khỏe cho chúng và cả chính bạn.

Lưu ý khác khi nuôi rùa

Nếu trong nhà có trẻ nhỏ, bạn không nên để các bé tiếp xúc với rùa. Vì có khả năng trẻ nhỏ nhiễm phải các loại vi khuẩn có ở rùa, gây hại đến sức khỏe của trẻ.

Không nên nuôi rùa gần một số loại động vật khác, đặc biệt các chú chó. Vì nếu nuôi cùng có thể gây hại đến rùa, bản tính chó thường thích gặm. Chơi đùa khá mạnh khiến cho rùa không chịu đựng được và sợ hãi.

Đặc tính sinh sản ở rùa

Mùa sinh sản của rùa thường vào thời gian cuối xuân và đầu mùa thu. Đặc biệt chúng đẻ nhiều vào những ngày có mưa to kèm theo sấm chớp nhiều.

Rùa là loài đẻ trứng, khi đẻ trứng xong chúng lấp đất kín lại để tránh những loài vật khác có thể ăn mất. Rùa cái xếp trứng dính vào nhau, từ đáy lỗ cho đến kín hết lỗ, vỏ trứng mới sinh thường rất mềm.

Thụ tinh ở rùa thuộc thụ tinh trong và có thời gian kéo dài đến tận 6 tháng. Tỷ lệ con cái thường cao hơn so với con đực. Mỗi lứa, rùa cái có thể sinh sản từ 10-15 quả trứng, tuỳ thuộc vào giống loài và cân nặng. Trong 1 năm, rùa có thể cho ra 4-5 lứa rùa con. Sinh sản ở rùa tốt nhất khi ở nhiệt độ từ 25-32 độ.

Qua bài viết bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về loài rùa cạn cảnh. Có thể lựa chọn cho mình loài rùa phù hợp để nuôi làm cảnh rồi. Đồng thời với những kiến thức trên chia sẻ, bạn sẽ không còn những lúng túng khi nuôi rùa lần đầu.