Những lưu ý khi làm kế toán nhập khẩu

Hướng dẫn làm kế toán nhập khẩu

Với mục đích hỗ trợ các bạn kế toán mới ra trường có sự hình dung rõ hơn về công việc của kế toán nhập khẩu ngoài thực tế. Thiquocgia.vn xin giới thiệu đến các bạn những lưu ý khi làm kế toán nhập khẩu, hy vọng các bạn sẽ làm đúng, làm đủ, mời các bạn cùng tham khảo.

– Hiện nay có 1 thực tế là đại đa số các bạn kế toán mới ra trường thường hạch toán sai các bút toán liên quan đến nhập khẩu hàng hóa. Không biết có phải vì trên tờ khai hải quan có tới 3 khoản tiền cùng lúc nên làm các bạn rối hay không? Xin tổng hợp cơ bản các công việc liên quan đến kế toán nhập khẩu cần chú ý:

Lưu ý khi làm kế toán nhập khẩu

style=”text-align:justify”>

1. Hồ sơ nhập khẩu nên kẹp các chứng từ như sau:

– Tờ khai hải quan và các phụ lục.

– Hợp đồng ngoại (Contract).

– Hoá đơn bên bán (Invoice).

– Các giấy tờ khác của lô hàng như: Chứng nhận xuất sứ, tiêu chuẩn chất lượng …

– Các hoá đơn dịch vụ liên quan tới hoạt động nhập khẩu như: Bảo hiểm, vận tải quốc tế, vận tải nội địa, kiểm hoá, nâng hạ, THC, vệ sinh cont, phí chứng từ, lưu kho, và các khoản phí khác ….

– Thông báo nộp thuế

– Giấy nộp tiền vào NSNN/ ủy nhiệm chi thuế

– Lệnh chi /ủy nhiệm chi thanh toán công nợ ngoại tệ ngươi bán.

2. Các bút toán hạch toán hàng nhập khẩu:

– Khi nhận được tờ khai hải quan và bộ hồ sơ về hàng hóa, kế toán hạch toán:

a. Hạch toán giá trị hàng nhập khẩu:

Nợ TK – 156, 211: Giá trị Hàng hóa Nhập khẩu (tính theo tỷ giá ngày thanh toán) (không phải tỷ giá trên tờ khai hải quan).
Có TK – 331: Số tiền thanh toán.

– Trường hợp thanh toán nhiều lần:

VD: Như chuyển tiền đặt trước tiền hàng, hàng về rồi mới chuyển tiền thanh toán.

+ Nếu lãi về tỷ giá Hạch toán
Nợ TK 156
Có TK 515

+ Nếu lỗ về tỷ giá Hạch toán
Nợ TK 635
Có TK 331