Mẫu Bảng kiểm trước tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em

Phiếu sàng lọc trước tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em

Mẫu Bảng kiểm trước tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em ban hành theo Quyết định 5002/QĐ-BYT sửa đổi Hướng dẫn Khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đối với trẻ em. Mẫu giấy này sẽ dùng để sàng lọc thông tin của trẻ em và kết luận có tiêm chủng hay không. Mời các bạn tham khảo và tải về tại đây.

1. Bảng kiểm trước tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em

id=”mcetoc_1fjd4qj2n2″ style=”text-align:left” align=”center”>

Mẫu Bảng kiểm trước tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ em

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 5002/QĐ-BYT ngày 29 tháng 10 năm 2021)

CƠ SỞ TIÊM CHỦNG
……………………..
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

BẢNG KIỂM TRƯỚC TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG COVID-19 ĐỐI VỚI TRẺ EM

Họ và tên trẻ: …………………….………… Ngày sinh: ………./………./………. Nam □ Nữ □

CCCD/CMT/Hộ chiếu (nếu có):…………………………………Số điện thoại:………………

Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………..…………………….

Họ tên bố/mẹ/người giám hộ: ……………………………………Số điện thoại:…………….

Đã tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19:

□ Chưa tiêm

□ Đã tiêm, loại vắc xin:………………..……………Ngày tiêm:………………………………

I. Sàng lọc

Thân nhiệt: ……..…… ° C Mạch: ……..…… lần/phút

1. Tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc xin phòng COVID-19

Không □

Có □

2. Đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển

Không □

Có □

3. Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào

Không □

Có □

4. Rối loạn tri giác, rối loạn hành vi

Không □

Có □

5. Mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu…

Không □

Có □

6. Nghe tim, phổi bất thườngi

Không □

Có □

7. Phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào (ghi rõ tác nhân dị ứng:…………………………..)

Không □

Có □

8.  Các chống chỉ định/trì hoãn khácii (nếu có, ghi rõ)

……………………………………………………………………………………………………………….

Không □

Có □

II. Kết luận

– Đủ điều kiện tiêm chủng ngay: Đủ điều kiện tiêm chủng ngay: Tất cả đều KHÔNG có điểm bất thường và KHÔNG có chống chỉ định tiêm vắc xin theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất

– Chống chỉ định tiêm chủng vắc xin cùng loại: Khi bất thường tại mục 1

– Trì hoãn tiêm chủng: Khi bất kỳ một điểm bất thường tại mục 2

– Nhóm thận trọng khi tiêm chủng: Khi bất kỳ một điểm bất thường tại các mục 3, 4

– Chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện: Khi bất thường tại mục 5, 6, 7

Lý do:………………………………………………………………………………………………

Thời gian: ….. giờ ….. phút, ngày …..tháng….. năm …..
Người thực hiện sàng lọc
(ký, ghi rõ họ và tên)

i Chỉ định tiêm tại bệnh viện nếu đánh giá tình trạng hiện tại không có chỉ định cấp cứu.

ii Các trường hợp chống chỉ định/trì hoãn theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với loại vắc xin COVID-19 sử dụng hoặc phát hiện có các yếu tố bất thường khác.

2. Những trẻ em nào đủ điều kiện tiêm vắc xin phòng Covid-19

id=”mcetoc_1fjd4qj2n3″>

Chiều 29-10, Bộ Y tế đã ban hành quyết định số 5002/QĐ- BYT về việc “Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cho trẻ em “.

Theo đó, ở phần sàng lọc, bảng kiểm tra trước tiêm chủng vắc-xin Covid-19 đối với trẻ em gồm có các yêu cầu như: Đo thân nhiệt, nhịp tim.

Có 8 yếu tố mà người khám sàng lọc cần quan tâm, đó là:

– Hỏi tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc-xin Covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc-xin Covid-19;

– Đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển;

– Tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào;

– Rối loạn tri giác, rối loạn hành vi;

– Mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, tiết niệu, máu;

– Nghe tim, phổi bất thường;

– Phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào (ghi rõ tác nhân dị ứng…);

– Các chống chỉ định, trì hoãn khác (nếu có cần ghi rõ).

Hướng dẫn của Bộ Y tế nêu rõ: Nếu trẻ đủ điều kiện, tiêm chủng ngay khi trẻ không có điểm bất thường và không có chống chỉ định tiêm vắc-xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Chống chỉ định tiêm vắc-xin cùng loại khi tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc-xin Covid-19 lần trước hoặc các thành phần của vắc-xin Covid-19.

Trì hoãn tiêm chủng cho trẻ khi đang mắc bệnh cấp tính, mạn tính tiến triển.

Thận trọng tiêm chủng cho trẻ khi có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào; rối loạn tri giác, rối loạn hành vi.

Chuyển khám sàng lọc, tiêm chủng tại bệnh viện khi mắc các bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hoá, tiết niệu, máu; nghe tim, phổi bất thường; phản vệ độ 3 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào (ghi rõ tác nhân dị ứng…);

Chiều cùng ngày 29-10, tại buổi tập huấn về tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi, chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em theo hình thức chiến dịch, tại các cơ sở tiêm chủng cố định, điểm tiêm lưu động và trường học.

Với trẻ em trong độ tuổi 12-17 tuổi đang đi học sẽ được lập danh sách theo lớp và triển khai tiêm trước cho nhóm tuổi học sinh Phổ thông trung học, lần lượt theo khối lớp từ khối 12 đến khối 11 và khối 10; tiếp đến là học sinh Trung học cơ sở từ lớp 9, 8, 7.

Với những trẻ không đi học sẽ được điều tra và lập danh sách tại cộng đồng để đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội tiêm chủng cho các cháu.

Vắc-xin sử dụng tiêm chủng cho trẻ em 12-17 tuổi là vắc-xin Comirnaty của Pfizer, sử dụng tương tự như người từ 18 tuổi trở lên; với liều lượng 0,3 ml mỗi liều, đường dùng tiêm bắp; lịch tiêm gồm 2 mũi, khoảng cách tiêm giữa mũi 1 và mũi 2 là 4 tuần (28 ngày).

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.