Lịch tiêm phòng vacxin bệnh cho lợn

Hiện nay vấn đề lựa chọn vắc xin và cách cấp vắc xin cho heo ở trại chăn nuôi cần được bà con hiểu đúng và rõ đặc biệt vấn đề thời gian tiêm ngừa để phòng các loại bệnh ở heo.

 

Vắc xin là chế phẩm có tính kháng nguyên dùng để tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động nhằm tăng sưc đề kháng cho heo với một số tác nhân gây bệnh. Trong vắc xin có hai thành phần:

 

Kháng nguyên (là thành phần chủ yếu): gồm có một hoặc một số mầm bệnh đã bị giết chết hoặc làm yếu đi.

Chất bổ trợ: gồm hóa chất để giết mầm bệnh và hóa chất để giữ kháng nguyên ổn định hoặc tồn tại lâu trong cơ thể, tăng hiệu lực và thời gian miễn dịch ở vật nuôi. Thường dùng là keo phèn (gọi là vắc xin keo phèn), dầu khoáng, dầu thực vật (gọi là vắc xin nhũ hóa).

Nguyên tắc chung khi tiêm vắc xin cho heo:

 

  • Thời gian từ lúc chích vaccin đến khi tạo miễn dịch cho heo là 3 tuần (tối thiểu 20 ngày), cấc loại vaccin chích cách nhau tối thiểu 1 tuần.
  • Khoảng thời gian an toàn dùng vaccin cho nái từ 70 ngày sau khi phối đến 3 tuần trước ngày sinh dự kiến (thời gian mang thai 113-115 ngày)

Lợn con,

lợn choai 

Lợn cái

hậu bị

Lợn

nái chửa

Lợn nái

nuôi con

Lợn

đực giống

Fertran-B12

hoặc

Phar-F.B 1080 

1 – 3 ngày tuổi.
Tiêm lần 2

sau 2 tuần

(nếu cần).

 

 

 

 

ADE – Bcomplex

1 – 3 ngày tuổi.
Tiêm lần 2

sau 2 tuần

(nếu cần) 

4 – 5 tháng tuổi 

Ngày chửa 84

và 100 

Ngày tách con 

Khi cần

Pharm- cox
(Phòng cầu trùng)
 

1ml/con 3 – 4

ngày tuổi 

 

 

 

 

Vacxin

Phó thương hàn

L1: 20 ngày tuổi
L2: 7 ngày sau

 

Nếu dịch xảy ra tiêm

cho nái chửa trước đẻ

ít nhất 15 ngày

 

 

Vacxin

Dịch tả lợn 

30 – 45

ngày tuổi 

4 – 5

tháng tuổi

3 – 4 tuần trước đẻ

hoặc sau đẻ trên 15 ngày 

2 lần/năm

Vacxin
Tụ huyết trùng
  

55 – 60

ngày tuổi 

 

3 – 4 tuần trước đẻ

hoặc sau đẻ trên 15 ngày 

2 lần/năm

V. Farrowsure

(Lepto, thai gỗ,

đóng dấu) 

 

6 và 2 tuần

trước phối 

 

7 – 15 ngày

sau đẻ 

2 lần/năm

V. Lở mồm

long móng  

45 – 50

ngày tuổi

2 tuần

trước phối

 

Trước đẻ

trên 20 ngày 

3 lần/năm

V. Rối loạn

và hô hấp (JIXA1-R)

Lần 1: 14 ngày tuổi.

Lần 2: sau 28 ngày

 4 tháng tiêm một lần

Chú ý:

Tiêm vắc xin còn có thể gây phản ứng dị ứng (phản ứng xảy ra nhanh sau khi tiêm). Vật nuôi thể hiện: sốt, run rẩy, nôn mửa, thở gấp, nổi mẩn trên mặt da (thường gặp ở heo). Nếu phản ứng ở mức độ nhẹ thì sau một thời gian sẽ hết, nếu phản ứng ở mức độ nặng thì vật nuôi có thể bị chết. Để tránh phản ứng ở mức độ nặng thì sau khi tiêm ta cần theo dõi cẩn thận trạng thái sức khỏe của đàn vật nuôi trong vài giờ liền.

– Đối với lợn nái đẻ có thể tiêm vacxin sau khi đẻ qua 10 ngày nhưng cần kết thúc trước cai sữa 2 ngày.
– Đối với lợn con: sau khi tiêm mũi vacxin Dịch tả lần thứ nhất khoảng 3 – 4 tuần tiêm thêm mũi thứ 2 là tốt nhất. 
Trong vùng dịch tả lợn: Tiêm ngay cho lợn con sơ sinh vacxin DTL khi chưa bú sữa đầu sẽ phòng được bệnh dịch tả lợn.
– Có thể tiêm vacxin Dịch tả lợn và vacxin Tụ huyết trùng cùng một ngày nhưng tiêm ở 2 vị trí khác nhau và chỉ tiêm cho lợn trên 2 tháng tuổi.
– Trong các trang trại nên tiêm thêm vacxin phòng bệnh viêm phổi truyền nhiễm (bệnh suyễn). Tốt nhất là tiêm các loại vacxin đa giá để tiết kiện thời gian.
– Đối với cơ sở chăn nuôi nhỏ, quảng canh chỉ cần tiêm  Fertran-B12 hoặc Phar-F.B 1080 và ADE-Bcomplex  cho lợn vào lúc 1 – 3 ngày tuổi để bổ sung Fe và tăng cường sức đề kháng, sau đó tiêm các loại vacxin phòng bệnh Phó thương hàn, Dịch tả, Tụ huyết trùng, vùng có nguy cơ tiêm thêm vacxin phòng bệnh Lở mồm long móng, Lepto, Tai xanh là đủ.