Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen

Lợi ích từ việc nuôi ruồi lính đen

Nuôi ruồi lính đen mang lại hiệu quả kinh tế cao

Ruồi lính đen một cái tên khá mới mẻ trong chăn nuôi côn trùng hiện nay. Được đánh giá là loài khá dễ nuôi, đem lại lợi nhuận kinh tế khá cao cho người nuôi. Theo nhiều thống kê cho thấy, việc nuôi ruồi lính đen đã giúp nhiều hộ gia đình cải tiến kinh tế và làm giàu.

Trong tương lai, việc nuôi trồng loài ruồi lính đen này sẽ được phổ biến rộng rãi ở nhiều khu vực. Vậy ruồi lính đen là gì? Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen hiệu quả ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Ruồi lính đen giúp bà con nông dân làm giàu
Ruồi lính đen giúp bà con nông dân làm giàu

Tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật ruồi lính đen

Ruồi lính đen là gì

Ruồi lính đen hay còn gọi là ruồi đen, đây là loài côn trùng có sẵn trong tự nhiên tại nước ta. Nó còn được gọi với tên khoa học là “Hermetia illucens” thuộc lớp côn trùng Hexapoda.

Ruồi lính đen thích sống ở những nơi có địa hình ẩm thấp, nhiều cây cối. Chính vì thế Việt Nam là nơi có nhiều vị trí, điều kiện như vậy nên ruồi lính đen lựa chọn và sinh sống nhiều. Loài ruồi đen này khi trưởng thành chỉ sống sót được 3-5 ngày.

Thức ăn mà loài ruồi lính đen này sử dụng chính là mùn bã hữu cơ. Còn đối với ấu trùng của loài này thì sử dụng các chất thải từ cuộc sống và các hoạt động nuôi trồng của con người. Có thể kể đến như: rau củ hư, phụ phẩm chăn nuôi, rác thải hữu cơ,…

Vòng đời sinh sống của loài ruồi lính đen

Ruồi lính đen từ khi còn là trứng cho đến phát triển rồi chết đi thường gói gọn trong 45 ngày. Chúng sẽ có 4 ngày tồn tại ở dạng trứng ruồi trước khi nở thành ấu trùng. Sau đó cần 14 ngày để có thể cứng cáp trở thành sâu canxi.

Tiếp tục nó sẽ trở thành những con nhộng đen, có màu trắng sau đó 14 ngày. Rồi lại cần 7 ngày để thành kén và 5 ngày để chính thước được làm ruồi lính đen. Cuối cùng đây là giai đoạn trưởng thành, làm nhiệm vụ giao phối, sinh sản, duy trì giống nòi và chết đi.

Đây chính là vòng đời mà loài ruối lính đen trải qua, ngắn ngủi nhưng đầy ý nghĩa.

Ấu trùng ruồi lính đen làm gì
Ấu trùng ruồi lính đen làm gì

Lợi ích của loài ruồi lính đen

Ngoài lợi ích kinh tế khá thì loài ruồi lính đen còn mang đến những công dụng bất ngờ. Đó cũng chính là những lý do mà khiến nhiều gia đình lựa chọn nuôi chúng. Để biết được tường tận, hãy cùng điểm qua nhanh ngay sau đây nhé.

Là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng phục vụ cho chăn nuôi

Với đặc tính sinh trưởng mạnh, vòng đời ngắn lại sinh sôi nảy nở cực nhanh. Chính vì thế ấu trùng của ruồi lính đen là một nguồn thức ăn giá rẻ cực kỳ. Ngoài ra với điều kiện khí hậu Việt Nam loài ruồi lính đen lại rất dễ sinh sống nên việc tìm kiếm thức ăn cho chăn nuôi vô cùng dễ dàng.

Loài ấu trùng ruồi lính đen chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, phong phú. Đây là nguồn thức ăn rất tốt cho chăn nuôi gia súc, gia cầm hay thủy hải sản. Với hơn 40% protein, 34% chất béo và 9,34 mg can xi. Thật sự, thịt ấu trùng ruồi lính đen là nguồn thức ăn sạch. Không những an toàn mà lại còn giàu dinh dưỡng hơn bao giờ hết.

Giúp xử lý rác thải hữu cơ – bảo vệ môi trường sống

Được đánh giá là loài côn trùng phàm ăn, chính điều đó giúp cải thiện ô nhiễm môi trường rất nhiều. Các chuyên gia gọi đây là chiến binh xử lý rác thải hiệu quả nhất. Vì theo nghiên cứ, loài ấu trùng ruồi lính đen có thể ăn được 40kg phân gia súc chỉ với 1 mét vuông ấu trùng.

Không dừng lại ở đó, nó có thể xử lý 14kg rác thải sinh hoạt hữu cơ trong vòng 14 tiếng. Còn đối với rác thải từ nông nghiệp hay làng nghề thì có thể xử lý nhanh trong vòng 24 đến 48 tiếng. Đây chính là những con số khủng khiếp mà loài ruồi lính đen này có thể giúp con người cải thiện môi trường đáng kể.

Không thể phủ nhận về tính hiệu quả của phương pháp xử lý rác thải này. Vừa an toàn, thân thiện với môi trường lại vừa có chi phí thấp. Ngày nay, rất nhiều nhà nghiên cứu đang khai thác để tối ưu hóa công xuất xử lý rác thải của loài ruồi lính đen này. Trong tương lai, phương pháp này sẽ được phân bổ rộng rãi trên nước ta.

Lợi ích từ việc nuôi ruồi lính đen
Lợi ích từ việc nuôi ruồi lính đen

Sử dụng ấu trùng ruồi lính đen bào chế thước, vắc xin

Trong thành phần của ấu trùng ruồi lính đen có chứa 54% axit laurics, giàu lysine. Đây là những axit có tác dụng diệt được virut có vỏ bọc lipit như sởi hay HIV. Học các Clotridium và Protozoa gây bệnh ở người.

Kỹ thuật nuôi ruồi lính đen bạn cần biết

Tạo môi trường sống cho ruồi lính đen

Đầu tiên bạn phải chuẩn bị nhà lưới để phục vụ cho việc nuôi. Nên lựa chọn những nhà lưới có độ bền cao, có thể chịu được áp lực, mưa gió hay nắng nóng. Có như vậy mới đảm bảo môi trường thuận lợi để ruồi lính đen phát triển và mang lại hiệu quả cao.

Phải lưu ý, chuồng lưới phải kín tránh sự xâm nhập của chim, chuột, thằn lằn vào ăn hết ruồi của chúng ta. Nên tạo môi trường ẩm ướt, tạo nhiều mùn đất hữu cơ như vậy thì loài ruồi lính đen sẽ sinh trưởng tốt nhất.

Vào màu xuân, hạ, thu thì tỷ lệ sống sót và sinh trưởng của loại ruồi này mạnh mẽ hơn mùa đông. Chính vì thế khi nuôi ruồi lính đen bạn hãy cân nhắc thời gian nhé.

Tùy vào diện tích đất và tình hình kinh tế gia chủ mà bạn tính toán và xây dựng chuồng nuôi hợp lý. Thông thường 100g trứng sẽ nuôi trong chuồng khoảng 5m2 và có chiều cao thành 20 cm. Chuồng được xây thành những bể xi măng. Lồng lưới sẽ dùng để giúp việc bảo vệ ruồi sinh trưởng. Mỗi lồng sẽ rộng độ 3m2, 1 lồng vậy có thể che chắn ba bể nuôi.

Đặc biệt bạn cần chuẩn bị 4 khay nhựa với 40*60 cm để làm nhiệm vụ chứa kén đưa vào lồng sinh sản. Tiếp theo là 20 ván gỗ kích thước 5*40cm dày 0.5cm.

Kinh nghiệm nuôi ruồi lính đen hiệu quả nhất
Kinh nghiệm nuôi ruồi lính đen hiệu quả nhất

Quy trình các bước nuôi ruồi lính đen đúng kỹ thuật

Bước 1: Ủ trứng ruồi   

Vật dụng cần chuẩn bị: trứng ruồi lính đen chất lượng, mua ở những cơ sở uy tín. Chuẩn bị 1 lít nước, 1kg hèm bia, khay ủ trứng và 1kg xác mì.

Đầu tiên cho khay ủ xác mì, hèm bia và nước vào và trộn đều lên. Tiếp tục cho nạp trứng ruồi lên trên hỗn hợp vừa trộn. Cuối cùng dùng nắp đậy khay lại để tránh bụi bặm, tạp chất rơi vãi vào. Hãy ủ trứng ở những nơi thoáng mát.

Bước 2: Đưa vào bể nuôi xi măng đã chuẩn bị

Sau thời gian ủ trứng 4 ngày, khi đó trứng đã nở thành các ấu trùng. Lúc này bạn hãy cho chúng vào máng nuôi đã chuẩn bị sẵn. Thức ăn nuôi cho loài này là mùn bã hữu cơ. Đây là hỗn hợp giữa 40% bã mì, 40% bã bia và 20% bã đậu. Hoặc xác của cá phế phẩm, rau củ hỏng,…

Khi đã đưa vào bể nuôi, bạn phải thường xuyên quan sát tình trạng thức ăn trong bể. Nếu khi thấy thức ăn chuyển sang màu đen có nghĩa là đã hết. Lúc đó cần bổ sung thức ăn mới vào để cung cấp dinh dưỡng và giữ độ ẩm cho ấu trùng ruồi lính đen phát triển mạnh mẽ nhất.

Bước 3: Nuôi ấu trùng thành nhộng

Bạn phải tiếp tục cung cấp thức ăn, độ ẩm như vậy để nuôi trong vòng 14 ngày. Khi ấy nó sẽ phát triển thành những con sâu canxi màu trắng. Rồi 14 ngày tiếp theo loài sâu này sẽ biến thành nhộng đen. 7 ngày tiếp đến là khoảng thời gian những con nhộng đen sẽ hóa thành những chiếc kén, nằm im ở đó.

Lưu ý, trong quá trình cung cấp thức ăn cho nó phải bổ sung ở lượng vừa phải. Khi quá nhiều, thừa thải gây mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe của ruồi lính đen.

Chia sẻ cách nuôi ruồi lính đen
Chia sẻ cách nuôi ruồi lính đen

Bước 4: Tạo điều kiện giao phối để sinh sản

Chúng ta bắt đầu thu nhặt kén cho vào khay rồi để vào lồng lưới. Khi đó kén sẽ lột xác và trở thành những chú ruồi lính đen trưởng thành. Việc giao phối sẽ giúp sản sinh ra từ 400 đến 800 con cái. Như vậy việc tái đàn rất dễ dàng.

Bước 5: Thu hoạch ấu trùng ruồi lính đen

Theo ước tính, cứ trung bình 100g trứng ruồi sẽ giúp ta thu hoạch được 250 đến 300 kg ấu trùng ruối lính đen. Bạn hãy dùng sàng lọc để tách ấu trùng và thức ăn thừa ra khỏi nhau. Như vậy bạn mới lấy đúng dưỡng chất để phục vụ cho chăn nuôi.

Chúng ta vừa biết qua những lợi ích từ việc nuôi ruồi lính đen mà Thời Sự gửi đến bạn đóc. Hy vọng có thể giải đáp thắc mắc ruồi lính đen để làm gì ? Trứng ruồi lính đen để làm gì ? trứng ruồi lính đen dùng để làm gì ?..

Qua đó giúp bà con có kiến thức trong việc nuôi ruồi lính đen, phục vụ trong đời sống và hỗ trợ gia tăng sản xuất. Hãy nhanh tay lưu lại những kỹ thuật nuôi ruồi lính đen ở bài viết trên nhé. Hy vọng việc nuôi ruồi lính đen sẽ trở nên dễ dàng hơn với tất cả các bạn. Chúc các bạn thành công!