KỸ THUẬT CHĂN NUÔI THỎ

Ví dụ bắt cho người khác kiểm tra hoặc chích bắp thì nắm da vùng xương hông, sát đuôi, đặt thỏ ngửa về phía người kiểm tra, người chích. Nếu tự mình kiểm tra hoặc nhỏ thuốc mũi, cho thỏ uống nước thì tay kia ôm vòng xuống sống lưng, đặt thỏ nằm ngửa trên bàn hoặc nằm trên nắp lồng trong vòng cánh tay để nhỏ thuốc.
– Phân biệt thỏ đực, cái: Khi chọn giống, việc phân biệt thỏ đực cái từ lúc 20 -30 ngày là cần thiết. Cách xác định như sau: một tay cầm da gáy nhấc thỏ lên, tay kia kẹp đuôi thỏ vào giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa, ngón tay cái ấn nhẹ vào lỗ sinh dục vuốt ngược lên phía bụng. Nếu thấy lỗ sinh dục tròn, hình trụ nổi lên và xa lỗ hậu môn là con đực. Nếu lỗ sinh dục kéo dài thành khe rãnh gần lỗ hậu môn là con cái.
2. Vận chuyển thỏ:
Khi vận chuyển thỏ đi xa cần nhẹ nhàng, đảm bảo cho thỏ yên tĩnh, nếu thỏ hoảng sợ sẽ phát bệnh hoặc làm thỏ chết. Nếu vận chuyển đường dài thì thỉnh thoảng nên cho thỏ uống nước. Mỗi ngày cần cho thỏ ăn một lần nhưng đêm hôm trước ngày vận chuyển không nên cho ăn quá no, có thể ủ mầm thóc hoặc bắp bỏ vào lồng cho thỏ ăn, vừa thay thức ăn tinh vừa cung cấp nước cho thỏ để thỏ đỡ khát nước. Khi vận chuyển thỏ đi xa tốt nhất nên nhốt mỗi con một ngăn thùng, nếu vận chuyển gần thì có thể nhốt thỏ vào một túi sách cứng, khi trời nóng thì vận chuyển vào sáng sớm; nếu trời lạnh thì vận chuyển vào chiều tối, nếu cho thỏ vào cốp xe chú ý không đậy kín tránh trời nắng nóng thỏ sẽ chết nhanh.
+ Đo thân nhiệt :nếu có hai người thì một người giữ thỏ ở tư thế nằm sấp trên bàn, hai tay nắm da vùng gáy và mông, người đo nhiệt độ một tay cầm đuôi, một tay cầm nhiệt kế loại nhỏ thấm ướt đầu thủy ngân rồi đặt vào lỗ hậu môn xoay nhẹ vào trực tràng sâu 2 cm và sau một phút là đọc được. Nếu chỉ có một người thì đặt thỏ trên bàn, quay đầu thỏ kẹp vào nách mình, một tay nắm lấy da mông và đuôi, tay kia cầm nhiệt kế đo như trên.
+ Đếm nhịp đập tim mạch: hơi khó xác định và ít có ý nghĩa trong việc chuẩn đoán bệnh lý vì thỏ khi sợ hãi tim thỏ đập nhanh hơn nhiều. Có thể xác định được nhịp tim mạch bằng cách để thỏ nằm yên tĩnh, dùng ống nghe đặt tại điểm 1/3 từ dưới lên của xương sườn thứ 2 – 4 từ bên trái hoặc cũng có thể bắt mạnh động mạch đùi ở phía trong bẹn.
+ Chích thỏ: thông thường chỉ chích bắp ở mặt trong đùi. Một người bắt thỏ, người khác chích cầm chân thỏ sau cho ngón tay trỏ đặt cào đầu gối chân đó, tay thuận cầm ống chích đặt kim vào điểm đặt của ngón tay cái giữ chân thỏ, chỗ đó có cơ bắp dày, không có mạch máu lớn. Cần chú ý khi thỏ đạp, cựa mạnh có thể làm rớt ống chích
+ Cho thỏ uống thuốc: để tiết kiệm thuốc và dùng đúng liều thuốc, cần phải bắt thỏ cho uống thuốc trực tiếp chứ không nên pha thuốc vào nước uống hoặc thức ăn đại trà, thỏ ăn uống không hết ngay, thuốc biến chất, không có tác dụng.
Cho thỏ uống nước trực tiếp bằng ống chích hoặc ống hút nhỏ, đặt sâu vào miệng qua mép thỏ rồi bơm từ từ vào miệng, thỏ sẽ nuốt dần. Đối với thỏ con theo mẹ, khi bắt nhấc thỏ lên chờ khi thỏ kêu há miệng ra thì nhỏ thuốc vào miệng, nếu nó không kêu thì nhỏ giọt dưới môi rồi nó sẽ uống được, không nên cho trực tiếp ống chích vào miệng dễ làm sây sát niêm mạc miệng.
+Sát trùng tiêu độc: Ngoài công việc vệ sinh hàng ngày ra, cần định kỳ sát trùng lồng chuồng, máng ăn uống, ổ đẻ…để tiêu diệt các ổ vi trùng và kí sinh trùng ngưng tụ lâu ngày. Lịch sát trùng tiêu độc như sau:
– Mỗi tuần sát trùng máng ăn, máng uống uống 2 lần.
– Hai tuần sát trùng lồng chuồng, lưới cỏ một lần.
– Sau khi bỏ ổ đẻ ra phải dọn sạch, rửa xong phơi khô, trước khi lót ổ đưa vào lồng đẻ thì phải sát trùng.
– Mỗi quí phải quét dọn mặt bằng, rắc vôi bột hoặc phun thuốc sát trùng, thuốc diệt ruồi muỗi một lần. Trước khi sát trùng cần phải quét dọn sạch sẽ rồi mới xử lý các biện pháp sát trùng như: dùng nước vôi ngâm máng ăn, máng uống, dùng nước vôi 10% hoặc dung dịch than củi, tro bếp 20% đun sôi lọc kỹ để phun và ngâm sát trùng dụng cụ, chuồng nuôi. Cóthể dùng Dipterex 2% phun lồng chuồng nuôi thỏ để có tác dụng diệt ghẻ, ruồi muỗi.
+ Kiểm tra sức khoẻ thỏ: trong quá trình chăn nuôi phải định kỳ quan sát, đánh giá trạng thái sức khoẻ của thỏ để có biện pháp kịp thời. Thỏ khoẻ thì rất linh hoạt, phản ứng nhanh với tiếng động xung quanh, khi ăn thỏ đến ngửi thức ăn và ăn ngay. Da thỏ khoẻ thì nhẵn nhụi, lông bóng mượt và không có vảy rộp hoặc không rụng lông thành từng đám. Mũi và mắt khô, không có dịch nhờn chảy ra, phân ở dạng viên cứng nếu thấy viên mềm, nhẵn, nhỏ kết dính với nhau như chùm nho thường thải vào sáng sớm thì đó là “phân Vitamin” bình thường. Niêm mạc hậu môn, cơ quan sinh dục khô, không có vảy, loét, không dính bết dịch thể khác. Thỏ khoẻ thì thở đều, nhẹ nhàng, không có tiếng động, kêu.
Khi nắn vuốt da xung quanh mình thì không thấy khối u, thì nắn da nhấc thỏ lên thì thấy liên kết dưới da chặt chẽ, khi buông tay ra thì da thỏ trở lại bình thường.
NHỮNG BỆNH THƯỜNG XẢY RA Ở THỎ
1. Bệnh ghẻ thỏ:
– Bệnh ghẻ là một bệnh kí sinh trùng ngoài da rất phổ biến gây tác hại lớn trong chăn nuôi thỏ. Trong môi trường ô nhiễm ghẻ , mất vệ sinh, các loài ghẻ có thể truyền nhiễm và kí sinh trên da thỏ qua các đồ vật, lồng chuồng tiếp xúc với thỏ, kể cả người chăn nuôi, chuột chim, thú…
– Bệnh ghẻ thể hiện ở hai dạng: ghẻ đầu do loài ghẻ Notoedres kí sinh gây bệnh ở mí mắt, mũi, mép, có khi lan san cả cổ, gáy vai thường lây truyền sang móng chân, gót chân, da vùng hậu môn và cơ quan sinh dục. Dạng ghẻ tai do loài ghẻ Psoroptes ký sinh gây bệnh ở trong lỗ tai, vành tai.
– Đàn thỏ con theo mẹ và thỏ 1 -2 tháng tuổi có thể đã nhiễm ghẻ nhưng ít biểu hiện ra triệu trứng lâm sàng. Từ hai tháng tuổi trở đi bệnh mới phát triển nhanh, tỷ lệ mắc bệnh ghẻ ở mùa mưa thường cao hơn mùa khô.
+Biểu hiện lâm sàng: thỏ ngứa, rụng lông và đóng vảy. Thỏ ngứa thì lấy hai chân trước cào vuốt tai vào mồm cắn, lắc đầu, dụi đầu vào thành lồng hoặc đồ vật xung quanh, hai chân trước vẩy vẩy, hai chân sau dậm dật xuống đáy lồng. Ở các điểm ghẻ lúc đầu thấy rụng lông, sau đó thấy các vẩy rộp trắng xám, dầy cộp dần lên và khô cứng lại. Nhiều khi ở dưới vảy ghẻ có mủ do nhiễm trùng gây viêm da. Cơ thể bị nhiễm độc do ghẻ tiết ra, mất máu, thỏ không yên tĩnh, mất ngủ, kém ăn, gầy dần và chết.
– Thuốc điều trị bệnh ghẻ trước dây thường dùng thuốc sức LAIS nhưng vì phải sức nơi thỏ ghẻ nên rất khó khống chế được hoàn toàn. Từ năm 1998 đến nay thuốc trị bệnh ghẻ đặc hiệu nhất là sử dụng thuốc dạng ống chích Vermectin, sử dung với liều lượng 0,7 ml/3kg thể trọng, thuốc nên có tác dụng nhanh trong vòng một tuần và có hiệu lực trong vòng 6 tháng.
– Ở cơ sở nuôi thỏ đã có ghẻ thì cứ 2 tuần lại phải kiểm tra từng con ở các điểm hay mắc ghẻ. Nếu thấy con nào bị ghẻ thì phải cách ly điều trị kịp thời và dùng lửa hoặc nước sôi sát trùng toàn bộ lồng chuồng và các dụng cụ chăn nuôi khác.
– Ghẻ thỏ là một chủng riêng nên không lây sang người, khi điều trị ghẻ thỏ nếu bị gây ngứa là do tác động cơ học chứ không phải ghẻ ký sinh gây bệnh cho người, chỉ cần tắm rửa sạch là hết.
2. Bệnh cầu trùng ( cocidiosis )
– Đây là bệnh phổ biến, dễ gây thiệt hại trong chăn nuôi thỏ. Bệnh do đơn bào ký sinh Eimeria gây nên trong đều kiẹn chăn nuôi và vệ sinh kém. Có hai dạng bệnh: cầu trùng gan và cầu trùng ruột, hai dạng này khác nhau về bệnh tích.
– Từ lúc hai tuần tuổi thỏ con bắt đầu sơ nhiễm kén cầu trùng, kén này thường xuyên ký sinh trong cơ thể thỏ; sau khi cai sữa, thỏ tiếp tục nhiễm cầu trùng trong phân thỏ thải ra. Nếu mật độ nuôi nhốt lớn, ẩm thấp, tối tăm, ngột ngạt, dinh dưỡng kém, thỏ thiếu chất, sức đề kháng của cơ thẻ giảm sút thì cầu trùng phát triển nhanh: vừa phân hủy tế bào đường ruột, gan, vừa tiết độc tố làm thỏ gầy yếu, nhiễm độc và chết, thường thỏ bị cầu trùng chết nhiều vào lúc 2 -3 thàng tuổi. Thỏ 5 – 6 tháng tuổi trở đi ít bị chết do cầu trùng vì cơ thể lúc này đã có sức đề kháng cao, khả năng đồng hóá của tế bào lớn hơn, chống đỡ quá trình gây bệnh của cầu trùng. Triệu trứng lâm sàng của bệnh cầu trùng ruột là xù lông, thỏ kém ăn, đôi khi ỉa chảy, phân lông có màu xanh, nếu kết hợp với vi trùng gây bệnh viêm ruột thì phân chuyển sang màu đỏ do thấm máu. Thân nhiệt cao hơn bình thường, nước mũi, dãi chảy nhiều. Nếu là cầu trùng gan thì ngoài các triệu trứng trên còn thấy viêm mạc mắt, miệng hơi vàng.
– Bệnh tích cầu trùng ruột, trước hết ta thấy ở túi tiếp giáp ruột non với manh tràng và đầu ruột thừa có nhiều điểm trắng xám to bằng đầu tăm nổi lên, có khi dày đặc trên thành ruột. Do kết hợp với vi trùng đường ruột nên ở ruột thừa, ruột non thường bị viêm, niêm mạc sưng loét đỏ. Nếu cầu trùng gan thì trên mặt gan sưng to, có nhiều điểm chấm và nâu vàng có chất như bã đậu bọc trong tế bào gan làm cho gan cứng lại.
– Khi thỏ mắc bệnh ở mức độ nặng thì rất khó điều trị, cho nên chủ yếu là phải phòng bệnh thật tốt từ khi còn bú mẹ để ngăn cản sự lây lan mầm bệnh và phát bệnh. Biện pháp phòng bệnh như sau:
– Đáy lồng chuồng phải có lỗ, rãnh thoát phân dễ dàng…Hàng ngày phải quét dọn đáy lồng, rửa máng ăn uống, không để thức ăn thô trực tiếp xuống đáy lồng.
– Thức ăn các loại phải sạch sẽ, không bị ôi mốc, biến chất, phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng và số lượng thức ăn theo nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là đủ Vitamin, khoáng, muối…
– Sau khi cai sữa dùng thuốc Anticoc hoặc các loại Sulfamit như Sulfaquinoxalin, Sulfathiazol, Sulfadimethoxin… trộn với thức ăn tinh với liều 0,1- 0,2 g trên 1 kg thể trọng, ăn trong 3 ngày liền, nghỉ 2 ngày lại cho ăn tiếp 3 ngày nữa hoặc cho ăn liên tục trong năm ngày liền sẽ có tác dụng cản trở sự phát triển của cầu trùng trong cơ thể.
Nếu trong đàn có một số con chết vì bệnh cầu trùng thì có nghĩa là cả đàn đã nhiễm nặng, cần dùng thuốc như trên với liều gấp đôi và uống điều trị trong 5 ngày liền. Đồng thời bồi bổ thức ăn giàu đạm và sinh tố.
3. Bệnh hoại huyết thỏ:
Là bệnh xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới nhưng mới xảy ra ở Việt Nam vào năm 1999. Đây là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virut gây ra và có tính lây lan rất nhanh và rộng. Trong môi trường nhiễm bệnh, điều kiện vệ sinh, nuôi dưỡng kém, bệnh bùng phát rất nhanh và rộng gây chết thỏ hàng loạt. Bệnh chủ yếu xảy ra ở thỏ lớn từ 1,5 tháng tuổi trở lên.
+Triệu chứng lâm sàng: Thỏ vẫn ăn uống bình thường, đôi khi thỏ bỏ ăn trong thời gian ngắn rồi chết hàng loạt. Trước khi chết thỏ giãy giụa, quay vòng, máu ộc ra ở mũi; gan sưng to, bở; vành tim, phổi, khí quản xuất huyết.
+ Phòng trị:
– Việc điều trị không có kết quả, chủ yếu phòng là chính bằng cách: Tiêm phòng định kỳ bằng vaccin VHD bại huyết với liều lượng 1ml/con; phòng thường xuyên 6 – 8 tháng 1 lần.
– Cùng với việc tiêm phòng phải thường xuyên vệ sinh sát trùng chuồng trại để tránh sự tồn tại và xâm nhập của mầm bệnh.
– Thực chất của bệnh này là do rối loạn tiêu hoá do chuyển tiếp thức ăn đột ngột; thức ăn, nước uống bị dính tạp chất bẩn, dính nước mưa, nước hồ ao bẩn, uống nước lạnh hoặc thỏ nằm trên đáy lồng cao bị gió lùa vào bụng… Ở lứa tuổi sau khi cai sữa một tuần đến khi được 3 tháng là hay bị mắc bệnh này.
– Phân thỏ lúc đầu hơi nhão, sau đó lỏng dần, thấm dính bết lông quanh hậu môn. Thỏ kém ăn, lờ đờ, uống nước nhiều, gầy yếu rồi chết.
– Khi thấy phân nhão cần đình chỉ ngay các loại thức ăn, nước uống hoặc yếu tố khác mất vệ sinh. Đồng thời cho uống ngay nước chiết xuất đặc của cây cỏ mực, búp chè, búp lá ổi, cỏ sữa… có thể cho uống Colinorgen hoặc Sulfaganidin với liều 0,1 g/kg thể trọng, uống trong 3 ngày liền.
4. Bệnh chướng bụng đầy hơi:
Bệnh này xảy ra ở những gia đình nuôi thỏ chủ yếu bằng rau lá, củ quả chứa nhiều nước; có khi do thức ăn bị thối, mốc hoặc chuyển tiếp thức ăn quá đột ngột từ thức ăn thô sang thức ăn xanh với lượng lớn. Mùa mưa khi thỏ khát nước mà cho uống nước cùng với thức ăn thô xanh, củ quả cũng có thể gây bệnh.
– Thỏ bị chướng hơi thể hiện bụng to, phình ra, căng như quả bóng bay, thỏ không yên tĩnh, khó thở và chảy nước miếng, ướt lông quanh hai mép. Nếu không điều trị kịp thời các cơ quan tiêu hoá sẽ căng to hơn chèn ép các cơ quan nội tạng như phổi và sẽ làm thỏ chết ngạt.
– Khi thấy thỏ chướng hơi cần đình chỉ thức ăn xanh và nước uống, chỉ cho ăn ít lá chát, lá chè, lá ổi, lá sắn dây đồng thời cho uống 1-2 muỗng nhỏ dầu thầu dầu, ép cho thỏ chạy nhảy và hoạt động nhiều.
– Cần đề phòng bệnh này bằng cách phơi các loại rau lá chứa nhiều nước trước khi cho ăn, phải chuyển tiếp thức ăn dần dần và cho ăn thức ăn sạch có chất lượng tốt, không cho ăn rau xanh chứa nhiều nước ngay sau khi cho uống nước.
5. Bệnh viêm ruột truyền nhiễm:
Bệnh này do vi trùng nhiều loại, chủ yếu là E.coli nhiễm trong thức ăn, nước uống, khi bú mẹ. Bệnh xảy ra ở các lứa tuổi của thỏ.
– Triệu chứng của bệnh là lông xù, không bóng, kém ăn, sốt cao, phân lỏng và thối, đôi khi lẫn dịch nhờn màu trắng, lông quanh hậu môn và vùng bụng bị thấm bết cả dịch thể và phân. Thỏ con 5 -10 ngày tuổi nhiễm vi trùng qua đường sữa mẹ hoặc khi bú mẹ cũng làm viêm ruột.
– Thể hiện của bệnh là dịch thể, phân lỏng thấm qua hậu môn đến cả vùng bụng nhuộm thành màu vàng, ta gọi là bệnh ” thỏ con ỉa cứt vàng “.
+ Bệnh tích: Viêm ruột tất điển hình: niêm mạc ruột non dầy, có lớp dịch màu vàng xám nhạt phủ lên, có nhiều điểm kết hạt màu trắng lấm chấm bằng hạt kê dày đặc nổi lên trên lớp niêm mạc. Trong khoang bụng chứa nhiều dịch thể màu hồng đỏ. Trên bề mặt các chuỗi hạch thận, lách có những đốm haọi tử trắng nổi lên. Ở niêm mạc ruột già nhiều khi cũng thấy các vùng xuất huyết.
– Dựa vào triệu trứng lâm sàng, cần phát hiện ngay ở giai đoạn đầu dể rđiều trị kịp thời. Dùng Steptomycin pha loãng 1/20 cho uống 2 – 4 lần/ngày, mỗi lần uống 1 – 2 ml, uống 2 -3 ngày liền. Cần kết hợp uống nước chiết xuất các loại cây như cỏ sữa, cỏ mực và uống các sinh tố A, B để tăng khả năng phục hồi sức khoẻ.
6. Bệnh viêm mũi:
Xoang mũi thỏ có rất nhiều vách ngăn phức tạp, trong đó thường chứa đọng các vi khuẩn tiềm sinh và bụi bặm. Nếu bị tác động của môi trường không khí ngột ngạt, thay đổi thời tiếy đột ngột gió lùa mạnh, ẩm thấp, vận chuyển đường dài thỏ mệt nhọc… thì bệnh viêm mũi phát ra, đôi khi kết hợp với bệnh khác như tụ huyết trùng, tụ cầu trùng…bệnh trở nên nặng và phức tạp hơn.
– Thỏ bị viêm mũi sẽ hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở và thở có tiếng ran, sau đó có dịch mũ chảy ra và sốt. Thỏ thường lấy hai chân trước dụi mũi, nên lông phía trong hai bàn chân trước rối dính bết lại.
– Khi thỏ mới bị viêm mũi cần phải thay đổi môi trường hợp vệ sinh và nhỏ thuốc như Streptomycin, Kanamycin vào 2 lỗ mũi, mỗi ngày nhỏ 2 lần cho đến khi khỏi. Nếu bị nặng thì cần tiêm thêm Streptomycin lều 0,1 g/kg thể trọng hoặc Kanamycin với liều 0,05 g/kg thể trọng trong 3 ngày liền.
– Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là tạo môi trường phù hợp, vệ sinh, đặc biệt là khi vận chuyển đi xa cần tránh mưa nắng, gió lùa mạnh, lồng vận chuyển phải có vách ngăn, có đồ lót khô, sạch, không nhốt quá chật để thỏ đè lên nhau.
7. Bệnh tụ huyết trùng:
– Trong niêm mạc đường khí quản của thỏ thường có vi trùng Pesteurella tiềm sinh. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút thì loại vi trùng này có độc lực lớn hơn sẽ gây bệnh ở nhiều dạng khác nhau như: viêm phổi, viêm kết mạc, phế mạc, viêm màng ngoài tim, viêm não dẫn đến thỏ nghiêng đầu.
– Bệnh lây lan nhanh qua đường hô hấp bằng cách hít phải vi trùng ô nhiễm trong phân, bụi không khí. Tụ huyết trùng heo, gà, cũng có thể lây sang thỏ và tăng cường độc lực cho tụ huyết trùng thỏ gây bệnh.
– Triệu chứng lâm sàng của bệnh là gầy yếu, kém ăn, sốt cao 41 -420C, khó thở, kết mạc mắt đỏ, chảy nước mũi có lẫn dịch nhờn. Nhiều khi ở dạng cấp tính, có thể làm thỏ chết đột ngột, chết nhiều trong thời gian ngắn mà không có biểu hiện lâm sàng.
– Thuốc đặc hiệu là Steptomycin với liều lượng 0,1 g/kg thể trọng hoặc dùng Kanamycin tiêm với liều lượng 0,05 g/kg thể trọng, tất cả đều tiêm trong 3 ngày liền.
– Thỏ rất mẫn cảm với vi trùng Pasteurella nên phải đề phòng bằng cách nuôi dưỡng chăm sóc tốt, bảo quản thỏ trong môi trường hợp vệ sinh, không nên nhốt thỏ trên chuồng gà, chuồng heo, vừa ngột ngạt, vừa có nguy cơ lây lan mầm bệnh từ gà sang thỏ.
8. Bệnh tụ cầu trùng:
– Loại vi trùng Staphylococcus có sức đề kháng rất lớn, thường tồn tại trong thiên nhiên ở môi trường bụi bẩn, ẩm thấp, ngột ngạt tối tăm. Vi trùng xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, sây sát ngoài da. Từ tụ điểm ngoài da, vi trùng sinh sản nhanh gây viêm cục bộ và tạo thành khối u ở dưới da hoặc vi trùng theo đường máu vào cơ thể qua nội tạng, tạo nên áp xe ở phổi, gan, não, tuyến sữa, tử cung, buồng trứng, phúc mạc, phế mạc… Thỏ con bú sữa mẹ có lẫn độc tố do vi trùng sinh sản ra sẽ bị nhiễm bệnh. Một trong các nguyên nhân sưng núm vú tắc sữa là do các khối u ở tuyến sữa. Thỏ nghiêng đầu có nguyên nhân có khối u ở não. Thỏ cái vô sinh cũng do nguyên nhân khối u ở tử cung, buồng trứng. Khi khối u ở gan bàn chân bị cọ xát trên đáy lồng chuồng tạo thành vết loét, thấm máu, mưmg mủ gọi là bệnh loét gan bàn chân. Các khối u dưới da có thể nắn vuốt được, lúc đầu thấy cứng, sau đó mềm dần và sưng to lên.
– Tất cả các vết loét ở gan bàn chân, khối u dưới da đều phải điều trị bằng các cắt lông xung quanh, sát trùng bằng thuốc tím hoặc cồn iốt xung quanh vùng đó, khi khối u đã mềm thì dung dao mũi nhọn chích một lỗ, bóp hết dịch mủ như bã đậu ra và sát trùng xung quanh, sau đó nhỏ thuốc kháng sinh như Sunfamit vào trong bọc u vết mổ, cần điều trị 2 -3 ngày liền thì vết thương mới khỏi được.
– Muốn phòng được bệnh này phải tránh được sây sát, vết thương ngoài da. Nếu trên da có vết sây sát phải sức thuốc sát trùng ngay. Hàng ngày phải kiểm tra núm vú thỏ mẹ xem con có cắn cào không. Phải cách ly những con có khối u sau khi mổ để tránh sự lây lan mầm bệnh sang con khác.
9. Bệnh viêm tuyến vú, viêm núm vú:
– Trong điều kiện môi trường mất vệ sinh, thỏ mẹ trong giai đoạn cho con bú hay bị mắc bệnh này. Nguyên nhân chủ yếu là do sữa đọng lại ở tuyến tiết sữa, dần dần bị phân huỷ dẫn đến viêm; cũng có khi bị nhiễm bẩn, nhiễm trùng từ lót ổ qua vết thương ở vú.
– Một hay nhiều núm vú hay cả tuyến sữa bị viêm thì vùng đỏ sẽ sưng to, nóng, đau và đỏ da. Nếu vắt sữa ra sẽ thấy dịch sữa lẫn máu, mủ nhờn, nhiều khi ápxe hình thành ở trong tuyến sữa. Khi đàn con bị đói sữa thì phải nghĩ ngay thỏ mẹ bị viêm vú. Thỏ mẹ bị viêm vú thường mệt nhọc, ít hoạt động, không chịu cho con bú lẫn kém ăn.
– Nếu thỏ bị viêm vú thì trước hết phải bắt thỏ con ra khỏi lồng thỏ mẹ, dùng ống nhỏ thuốc mắt đổ dung dịch thuốc tím loãng sát trùng miệng cả đàn con, sau đó đưa đi nuôi mồ côi ở con mẹ nhiều sữa. Dùng kháng sinh như Penicilin tiêm 5.000UI/kg thể trọng/ngày. . Nếu bị áp xe to mềm thì điều trị như dạng bệnh tụ cầu trùng.
10. Bệnh nấm da:
– Bệnh nấm da hay xảy ra ở đàn thỏ nuôi nhốt nơi ẩm thấp tối tăm và cho ăn thức ăn thô khô hoặc đồ lót ổ đẻ bị mốc.
– Bệnh nấm không làm thỏ ngứa, không tạo thành vẩy dày cộp như bệnh ghẻ mà chủ yếu là rụng lông và hơi sần sùi thành từng đám tròn nhỏ, rồi lan rộng dần trên mặt ngoài vành tai, sống mũi, mí mắt, trán. Nếu bệnh kéo dài thì thỏ cũng gầy yếu.
– Bệnh nấm da thỏ có ý nghĩa về mặt dịch tể học, vì nấm da thỏ lây lan sang người và gây bệnh nấm ở người rất nguy hiểm. Điều trị bệnh nấm tương tự như điều trị bệnh ghẻ.
11. Bệnh bại liệt:
– Đây là bệnh không truyền nhiễm, thường xảy ra ở lứa tuổi thỏ vỗ béo và hậu bị giống do thiếu chất khoáng kéo dài. Cũng có khi do hậu quả của bệnh tụ cầu trùng tạo khối u ở não, cột sống chèn ép hoặc viêm dây thần kinh hoạt động làm bại liệt toàn thân hoặc hai chân sau. Ngoài ra có thể do tác động cơ học như rơi ngã, kẹp chân, đánh nhau gây chấn thương ở đốt xương sống, xương chân…làm thỏ bất động.
– Khi thỏ bị bại liệt thì không có khả năng điều trị và phục hồi được, cần loại thải ngay.
12. Bệnh cảm nóng:
– Mùa khô khi nhiệt độ không khí tăng đột ngột trên 300C hoặc nóng ẩm kéo dài trên 350C, độ ẩm cao, nuôi nhốt chật chội, thông thoáng kém thì thân nhiệt thỏ tăng lên 40 – 410C, dễ làm thỏ bị cảm nóng.
– Biểu hiện của cảm nóng là thỏ nằm bệt bụng xuống đáy lồng, hoặc nằm nghiên người, duỗi chân bất động, thở rất nhanh và nông, mệt nhọc, bỏ ăn, trước khi chết thỏ co giật giãy giụa, có khi thỏ lồng lộn vượt ra khỏi chuồng. Thỏ có chữa gần đến ngày đẻ dễ bị cảm nóng nhất.
-Cách cấp cứu là: cho thỏ nằm yên tĩnh với tư thế tự nhiên ở trong bóng râm mát, thoáng, lấy khăn thấm ướt nước mát lạnh đặt lên đầu, cho uống nước mát và nước đường.
13. Bệnh viêm kết mạc mắt:
– Nguyên nhân của bệnh viêm kết mạc mắt ở dạng không truyền nhiễm là do không khí bụi bặm nhiều, nồng độ amoniac cao, gió lùa mạnh, nắng chiếu trực tiếp hoặc do sây sát vết thương.
– Viêm mắt không truyền nhiễm có thể ở một bên mắt, có khi cả hai mắt đều chảy nước mắt, kết mạc sưng đỏ. Ban ngày có ánh nắng thì thỏ hay nhắm mắt lại, nếu kéo dài có thể có dịch nhờn lẫn mủ chảy ra, thậm chí gây viêm cả giác mạc hoặc viêm cả tròng mắt.
Khi phát hiện bệnh, cần vệ sinh môi trường không khí nuôi nhốt, nhỏ mắt bằng thuốc Chloramphenicol hoặc thuốc mỡ Tetrxyline sứt 2 lần/ngày.