Khắc phục tình trạng heo nái bỏ ăn không sốt

Dưới đây là gợi ý điều bạn cần chú ý.

Heo nái khi mới cai sữa có thể do nhớ con dẫn đến không ăn. Đây là hiện tượng bình thường và sẽ nhanh chóng hết sau vài ngày. Sau khi phối giống, heo nái ăn rất tốt. Vì vậy, nếu sau khi phối giống, heo nái biếng, bỏ ăn là dấu hiệu bất thường. Heo nái có lẽ đã bị bệnh, bà con cần phải tìm căn nguyên của bệnh… Nguyên nhân bệnh có thể do thay đổi khẩu phần, mùi vị thức ăn đột ngột, heo nái không quen ăn sẽ bỏ thức ăn hoặc ủi phá thức ăn vung vãi. Nếu vậy bà con nên pha trộn thức ăn cũ với thức ăn mới theo tỉ lệ tăng dần thức ăn mới theo thời gian.  Dần dần heo sẽ quen, tuyệt đối không nên thay đổi thức ăn đột ngột dẫn đến tình trạng nái bỏ ăn sẽ mất sức. Trường hợp heo nái bệnh thì chỉ cần ngửi thức ăn xong rồi bỏ đi, dáng đi mệt nhọc uể oải, thiếu sức sống.

 

Bên cạnh việc heo nái bỏ ăn còn có vài trường hợp mà bà con cần lưu ý

 

Mắt đỏ:

Khi heo sốt cao, lòng trắng mắt sẽ đỏ ngầu. Khi triệu chứng mắt đỏ xuất hiện sẽ kèm theo sự tăng nhịp hô hấp, heo thở hồng hộc, có chảy nước dãi, nguy hiểm đến sinh mạng. Heo nái bị sốt thường nằm mê ngủ, quan sát thấy sườn ngực bụng thở nhanh, trường hợp nếu sốt nặng thường há mõm để thở. Nếu sốt nặng quá sẽ làm heo nái hư thai, ra thai hoặc thai tiêu thai dần trong tử cung, khiến heo nái thành vô sinh.

 

Heo đi lại không yên trong chuồng:

Heo nái bà con thấy sau khi ăn xong nằm xuống ngủ ngay là dấu hiệu tốt, lợn khoẻ. Song nếu thấy ăn hai bữa chính rồi mà heo cứ đi lại không yên trong chuồng. Bà con hãy lưu ý sự bất thường này:

– Có thể heo nái động đực chờ giao phối.

– Heo đang bị sốt hoặc nhiễm bệnh, say nắng, khiến não bị ảnh hưởng, nhìn heo thẫn thờ, mắt không tinh; mũi, mép có thể chảy nước dãi, thở nặng nhọc; hông, bụng thóp vì không ăn; đánh hoặc tiêm thuốc không chạy, không có phản ứng đau, hay bị các heo khoẻ cắn xé vì trạng thái bất thường kể trên. Trường hợp này cần phải có sự giúp đỡ, can thiệp của thú y để giải quyết.

 

Chúc bà con thành công!!!