Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh THPT trong hoạt động giáo dục và dạy học module 5

Đáp án mô đun 5 THPT

Kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh THPT trong hoạt động giáo dục và dạy học module 5 là mẫu giáo viên phải lập và nộp lên hệ thống khi tham gia tập huấn module 5: Tư vấn và hỗ trợ học sinh trung học cơ sở trong hoạt động giáo dục và dạy học. Dưới đây là một số mẫu dành cho các khối lớp THPT mà chúng tôi sưu tầm được, mời các bạn tham khảo và tải về.

Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo và được chia sẻ miễn phí tới các thầy cô, các thầy cô chỉ nên lấy ý tưởng để hoàn thiện bài làm của mình sao cho đầy đủ nội dung, chứ không nên sao chép y nguyên.

Nộp kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh trong hoạt động giáo dục và dạy học

style=”text-align:center”>

KẾ HOẠCH TƯ VẤN, HỖ TRỢ HỌC SINH THPT VỚI CHỦ ĐỀ “AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG”

1. Xác định khó khăn của học sinh

Hiện nay, tai nạn giao thông là vấn đề mang tính toàn cầu, là thách thức lớn đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế giới. Theo thông kê của UB An toàn giao thông quốc gia trong 9 tháng năm 2021, trên địa bàn cả nước xảy ra 8.135 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 5.237 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 2.898 vụ va chạm giao thông làm 4.146 người chết, 2.695 người bị thương và 2.932 người bị thương nhẹ. Đặc biệt tai nạn giao thông xảy ra đối với trẻ em ở lứa tuổi học sinh đang được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng, là mối lo chung của toàn xã hội. Theo thống kê, trung bình mỗi năm có tới 2.000 trẻ em thiệt mạng vì tai nạn giao thông trên cả nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về tai nạn giao thông ở lứa tuổi học sinh một trong số đó phải kể đến là nhận thức của các em còn chưa được nâng cao, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ…) và các quy định về an toàn giao thông (chiếm dụng lòng đường…)

2. Xây dựng kế hoạch tư vấn hỗ trợ

2.1. Mục tiêu

– Đẩy mạnh công tác tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường

– Tăng cường công tác quản lí nhằm đảm bảo khắc phục tình trạng vi phạm an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường

– Nâng cao hơn nữa nhận thức, ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh

– Tăng cường ý thức trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần với nhà trường đảm bảo công tác an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường

2.2. Kế hoạch tư vấn hỗ trợ cụ thể.

2.2.1. Nội dung tư vấn

– Kiến thức pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường

– Nguyên nhân gây mất an toàn giao thông

– Tác hại, hậu quả của tình trạng vi phạm an toàn giao thông

– Kĩ năng, tình huống xử lí khi tham gia giao thông.

2.2.2. Cách thức tư vấn

– Tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt lớp (GVCN), trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt đoàn.

– Mời các đồng chí cảnh sát giao thông về nói chuyện tuyên truyền về an toàn giao thông với các em trong các buổi sinh hoạt dưới cờ.

– Giáo dục tích hợp trong quá trình dạy học các môn như (GDCD…)

– Ban giám hiệu, giáo viên, phụ huynh học sinh, BCH Đoàn tổ chức tuyên truyền toàn trường với chủ đề: “Tuổi trẻ học đường nói không với vi phạm an toàn giao thông”

Tổ chức cho HS xem các video, tranh ảnh… trong các tiết chủ nhiệm hoặc các hoạt động ngoại khóa

– Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về an toàn giao thông

– Tổ chức các hội diễn tiểu phẩm, hội thi rung chuông vàng về ATGT.

2.2.3. Hình thức tư vấn hỗ trợ học sinh

Tư vấn trực tiếp và gián tiếp

Giáo viên hoặc người phụ trách sử dụng nhiều phương pháp để tư vấn hỗ trợ học sinh (tuyên truyền toàn trường, tổ chứ các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông, hoặc tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt đoàn, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp cũng như các giáo viên có thể tích hợp trong quá trình dạy các môn học)

Thành lập nhóm zalo, facebook để học sinh có thể mạnh dạn trao đổi những nội dung, kiến thức về an toàn giao thông.

2.2.4. Thời gian

– Các hoạt động, hình thức tư vấn sẽ được tổ chức xen kẽ tùy theo thời điểm, nhu cầu của học sinh.

– Hòm thư những điều em muốn nói sẽ được mở vào giữa tiết 2 thứ sáu hàng tuần.

2.2.5. Người thực hiện: Ban giám hiệu, Ban chấp hành Đoàn, GVCN, GV bộ môn, Công an giao thông trên địa bàn huyện

2.2.6. Phương tiện, điều kiện thực hiện: Máy chiếu, ti vi, tranh ảnh, pa nô, áp phích, loa đài, bản kế hoạch tuyên truyền, tài liệu phục vụ.

2.2.7. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ sau khi thực hiện kế hoạch

STT

Tiêu chí đánh giá kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh

THPT với chủ đề “An toàn giao thông cho học sinh trong nhà trường”

Điểm

1

Xác định khó khăn của học sinh

30

2

Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ

70

2.1 Xác định mục tiêu

10

2.2. Xây dựng kế hoạch tư vấn, hỗ trợ cụ thể

60

2.2.1. Nội dung tư vấn

10

2.2.2. Cách thức tư vấn

10

2.2.3. Hình thức tư vấn, hỗ trợ học sinh

10

2.2.4.Thời gian

10

2.2.5. Người thực hiện

10

2.2.6. Phương tiên, điều kiện thực hiện

10

2.2.7. Đánh giá kết quả tư vấn, hỗ trợ sau khi thực hiện kế hoạch

10

Tổng điểm

100

Trên đây là kế hoạch tư vấn, hỗ trợ học sinh Trường THPT ……. năm học 2022 – 2023, đề nghị các cá nhân nghiêm túc thực hiện./.

Mời các bạn tham khảo các giáo án khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu.