Kế hoạch phòng chống dịch bệnh mùa Đông – Xuân năm học 2017-2018

Kế hoạch phòng chống dịch bệnh

Kế hoạch phòng chống dịch bệnh mùa Đông – xuân tại các trường học năm học 2017-2018

id=”mcetoc_1c7agalaq0″ style=”text-align:center”>

Thiquocgia.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết kế hoạch phòng chống dịch bệnh mùa Đông – xuân tại các trường học năm học 2017-2018 để bạn đọc cùng tham khảo và có thể lập được kế hoạch phòng chống dịch bệnh mùa Đông – Xuân cho riêng trường mình. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2018

Kế hoạch phòng chống các bệnh truyền nhiễm năm học 2017 – 2018

Kế hoạch phòng cháy chữa cháy năm học 2017 – 2018

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……

TRƯỜNG ……………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: …………

…………., ngày…tháng…năm…

KẾ HOẠCH

id=”mcetoc_1c7agbe4n1″ style=”text-align:center”>

PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH

id=”mcetoc_1c7agbe4n2″ style=”text-align:center”>

NĂM HỌC: ……………………

Căn cứ kế hoạch số ……………….. ngày … tháng … năm …. về kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học …………….. cấp ……………..;

Căn cứ kế hoạch năm học …………………. của trường …………………;

Trường …………………. xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm học ……. như sau:

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

– Nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng chống dịch bệnh trong CB-GV-CNV và học sinh, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với diễn biến của dịch bệnh.

– Xác định công tác phòng chống dịch bệnh là nhiệm vụ quan trọng. Tổ chức tốt hoạt động phòng chống dịch bệnh nhằm đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong thời gian công tác, học tập tại trường.

– Truyền thông phòng bệnh, vệ sinh môi trường, kiểm soát bệnh trong nhà trường, phối hợp với ngành y tế trong việc kiểm soát vùng nguy cơ, xử lý triệt để các ổ dịch nhỏ, không để dịch lan rộng.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Hoạt động truyền thông:

1.1. Tổ chức truyền thông:

Nhà trường phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tổ chức tập huấn, truyền thông các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho cán bộ y tế, nhân viên nhà trường.

Tổ chức truyền thông và vận động phụ huynh học sinh tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh: sốt xuất huyết, tay chân miệng, rubela, sởi, các chủng cúm A, Ebola, các bệnh theo mùa…

1.2. Nội dung truyền thông:

– Tuyên truyền biện pháp phòng bệnh với các thông điệp:

+ Diệt lăng quăng mỗi tuần tại nhà, tại cơ quan, đơn vị là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh sốt xuất huyết.

+ Rửa tay, vệ sinh – khử khuẩn vật dụng, đồ chơi, nhà cửa là biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng bệnh tay chân miệng.

+ Ăn sạch, uống sạch, ở sạch để phòng bệnh tay chân miệng.

– Truyền thông phát hiện bệnh sớm: Truyền thông các dấu hiệu sớm của bệnh và các dấu hiệu nặng của bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, rubela, sởi, các chủng cúm A, Ebola, …

1.3. Hình thức truyền thông:

– Treo băng rôn, áp phích tuyên truyền phòng, chống bệnh các dịch bệnh (thông điệp truyền thông) tại trường học.

– Truyền thông cho giáo viên, nhân viên, học sinh trường, lồng ghép trong sinh hoạt dưới cờ, trong các giờ sinh hoạt tập thể, vào những ngày đầu của năm học và thường xuyên phát thanh toàn trường vào các giờ ra chơi, truyền thông các biện pháp phòng bệnh dịch bệnh cho học sinh hiểu để tự giác thực hiện theo và nhắc nhở gia đình cùng thực hiện.

– Thường xuyên phát thanh toàn trường các biện pháp phòng dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, rubela, sởi, các chủng cúm A, Ebola vào các giờ phụ huynh đưa đón cháu.

2. Tăng cường vệ sinh trường lớp:

– Tổ chức tổng vệ sinh toàn trường, phun thuốc sát khuẩn để phòng chống dịch bệnh chuẩn bị vào năm học mới.

– Tăng cường vệ sinh môi trường trường học, khu vực bếp ăn bán trú, căn tin, các khu vệ sinh. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ trường lớp, bếp ăn, căn tin, khu vệ sinh, chú ý các bề mặt, vật dụng hay tiếp xúc (tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn…). Các khu vực vệ sinh đều được trang bị vòi nước rửa tay, đủ nước sạch, xà phòng. Mở cửa thông thoáng lớp học, hội trường, phòng làm việc, …

– Thường xuyên kiểm tra bảo đảm trong trường học không có lăng quăng. Trong khuôn viên trường không có nước tù đọng, không có các dụng cụ, vật chứa có nước mưa tù đọng để lăng quăng phát sinh, thả cá bảy màu những hồ chậu thủy cảnh, hòn non bộ…

– Thực hiện vệ sinh lớp học, môi trường, đồ dùng học sinh bán trú được dọn rửa, phơi nắng, lau khô trước khi cho vào tủ kính; khử khuẩn môi trường lớp học bằng dung dịch CloraminB vào cuối mỗi tuần nhằm đảm bảo trường học luôn sạch sẽ và an toàn.

3. Kiểm soát nghiêm ngặt bệnh trong trường học:

– Nhân viên y tế kiểm tra ghi nhận vào nhật ký y tế nhà trường cụ thể những trường hợp có dấu hiệu bệnh, thông báo đến cha mẹ học sinh, đồng thời thông báo ngay cho trung tâm Y tế dự phòng để triển khai kịp thời các biện pháp kiểm soát bệnh trong nhà trường.

– Liên hệ thường xuyên với Trung tâm Y tế dự phòng để nắm vững tình hình các dịch bệnh theo mùa từ đó chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh hiệu quả.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

– Xây dựng kế hoạch tăng cường thực hiện biện pháp phòng bệnh như vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng học, đảm bảo nước uống, thức ăn hợp vệ sinh.

– Thực hiện những việc sau đây để tăng cường năng lực phòng chống dịch bệnh trong trường:

+ Tăng cường vệ sinh trường lớp, vệ sinh môi trường, tạo sự thông thoáng trong các phòng bán trú, lớp học, thư viện, phòng vi tính…

+ Tăng cường bố trí hợp lý và đảm bảo đầy đủ các cụm vòi nước sạch và xà phòng đủ để học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường thực hiện việc rửa tay thường xuyên.

+ Tăng cường truyền thông đến học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường biết cách phòng ngừa nhiễm bệnh bằng những phương tiện truyền thông mà TTYTDP cung cấp như tờ rơi, bích chương, phát thanh, …

+ Hướng dẫn cho học sinh, thầy cô, nhân viên trong trường khi mắc bệnh hoặc phát hiện có người trong trường mắc một trong những bệnh có thể lây lan thành dịch phải thông báo y tế trường học biết để nhà trường cùng với TTYTDP tổ chức xử lý môi trường trong trường học kịp thời, tránh lây lan.

+ Đối với bệnh nhân phải được điều trị cách ly tại nhà hoặc bệnh viện, không được tự ý đi học, tránh lây nhiễm cho người khác; thông qua học sinh giúp tuyên truyền gia đình tự giác thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, tự giác dẹp bỏ các vật chứa nước không cần thiết ở trong và xung quanh nhà.

– CB-GV-NV trong trường thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh môi trường, khử khuẩn, diệt muỗi, diệt lăng quăng trước ngày khai giảng năm học mới; tổ chức thả cá trong các hòn non bộ, các hồ chứa nước…

– Thông báo kịp thời cho TTYTDP để xử lý ngay khi có thông tin về học sinh mắc các bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao và tiến hành các biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Trên đây là kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trường ……………………….. năm học …………../.

Nơi nhận:

– Hiệu trưởng (để báo cáo);

– Các bộ phận nhà trường (phối hợp thực hiện);

– Lưu: VT, YT

Người lập kế hoạch

Nhân viên y tế

DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG