Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim

Chăm sóc bệnh nhân suy tim

Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim

style=”text-align:center”>

Thiquocgia.vn xin gửi tới bạn đọc bài viết kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nêu rõ kế hoạch chăm sóc cho người bệnh bị suy tim từ việc chẩn đoán bệnh, lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện kế hoạch chăm sóc… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp

Mẫu kế hoạch chăm sóc

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sốt xuất huyết

Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh suy tim

style=”text-align:center”>

Chăm sóc bệnh nhân suy tim là công việc của điều dưỡng viên khi chăm sóc người bệnh nằm điều trị tại các cơ sở y tế. Bài kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim là mẫu kế hoạch chăm sóc mang tính chất tham khảo. Để chăm sóc người bệnh tốt nhất điều dưỡng viên cần kết hợp với thực tế người bệnh và kiến thức tích lũy của điều dưỡng viên để lập kế hoạch chăm sóc người bệnh suy tim và thực hiện chăm sóc người bệnh suy tim tốt nhất.

1. Để lập được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim chúng ta cần lưu ý những điểm sau:

– Nắm vững giải phẫu của tim

– Nắm vững kiến thức sinh lý tuần hoàn trong cơ thể

– Năm vững sinh lý bệnh liên quan đến vấn đề tim mạch

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim

Khi các bạn đã nắm vững được một số lý thuyết cơ sở thì hãy đi vào phần trọng tâm của bài kế hoạch chăm sóc mẫu: Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh suy tim. Chi tiết cụ thể các vấn đề được chúng tôi cụ thể hóa như sau:

I. Nhận định bệnh nhân

1. Hỏi bệnh:

Khi tiếp xúc với một bệnh nhân được chẩn đoán là suy tim giúp người điều dưỡng có thể có thêm nhiều thông tin có ích trong việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh suy tim. Người điều dưỡng viên cần hỏi bệnh nhân:

– Dùng những lời nói nhẹ nhàng, dễ nghe.

– Từ ngữ dễ hiểu và phù hợp với phong tục tập quán của địa phương.

– Câu hỏi dễ hiểu, dễ trả lời, phù hợp với trình độ nhận thức của người bệnh.

Tránh:

– Ăn nói thiếu tôn trọng, lễ phép.

– Đặt câu hỏi quá chuyên môn, dùng từ ngữ chuyên môn người bệnh không hiểu dẫn đến không trả lời được.

– Các vấn đề khác cần chú ý khi khai thác thông tin bệnh từ bệnh nhân

Nội dung hỏi bệnh như sau:

– Bệnh nhân được chẩn đoán suy tim từ bao giờ? Đã điều trị ở đâu chưa?

+ Bệnh nhân được chẩn đoán suy tim và những khoảng thời gian khác nhau sẽ giúp cho điều dưỡng viên có những đánh giá chính xác, thiết thực nhất về tình trạng bệnh. Từ đó lập kế hoạch chăm sóc sao cho phù hợp nhất.

+ Nếu người bệnh chưa điều trị thì bỏ qua, người bệnh đã điều trị thì hỏi thêm: Người bệnh điều trị ở đâu, người bệnh đã dùng những thuốc gì, sau khi dùng thuốc tiến triển như thế nào?

– Có mắc bệnh gì có liên quan đến bệnh tim mạch không?

+ Nếu người bệnh có mắc các bệnh tim mạch liên quan thì người điều dưỡng cần khai thác kỹ các thông tin này để điền vào tiền sử và có đánh giá về tình trạng bệnh tốt hơn: Người bệnh mắc các bệnh gì về tim mạch? Người bệnh đã điều trị ở đâu chưa (Lặp lại các bước như câu hỏi ở trên)?

– Bệnh nhân đã dùng thuốc gì chưa? Có đáp ứng với thuốc đó không?

– Có bị khó chịu khi dùng thuốc không?

– Một ngày bệnh nhân ăn mấy bữa? Mỗi bữa ăn được bao nhiêu? Cụ thể người bệnh ăn những gì?

– Một ngày người bệnh đi tiểu mấy lần? Mỗi lần đi tiểu được bao nhiêu?

– Một ngày người bệnh đi đại tiện mấy lần? Tính chất (Màu + Mùi + Vị) phân của mỗi lần đi đại tiện như thế nào?

– Có bị khó thở không? Kiểm tra nhịp thở và SPO2 để đánh giá tình trạng này.

– Có bị xanh tím không?

+ Điều dưỡng viên sử dụng kỹ thuật khám da để kiểm tra xem da người bệnh có trạng thái khác không? Nếu có cần ghi ngay vào phiếu chăm sóc và kiểm tra xem cần lâm sàng: Xét nghiệm máu các chỉ số thể hiện như thế nào?

– Nếu người bệnh có khó thở thì: Khó thở khi bình thường hay khi gắng sức?

2. Quan sát:

Màu da, sắc mặt, móng tay, móng chân. Điều dưỡng viên sử dụng kỹ thuật khám cơ bản nhé.

Tình trạng tinh thần: Tỉnh, tiếp xúc tốt….

Quan sát tĩnh mạch cổ: Chủ yếu là xem có nổi rõ, cộm không thôi.

Kiểu thở, nhịp thở, vị trí tim đập ở ngực.

– Người bệnh có cảm thấy khó thở không? Điều dưỡng viên cần kiểm tra nhịp thở của người bệnh là bao nhiêu?

Tình trạng phù toàn thân, mí mắt và mắt cá. Chú ý: Phù tím

3. Thu thập các dữ liệu liên quan đến người bệnh:

Sổ y bạ, giấy ra viện lần trước, giấy chuyển viện, các xét nghiệm.

Các thuốc sử dụng và cách sử dụng thuốc.

Chú ý: Các phần trên bổ trợ cho chúng ta hoàn thành các mục trong phần nhận định:

– Quá trình bệnh lý.

– Hiện tại:

+ Cơ năng

+ Toàn trạng

+ Khám và đánh giá các cơ quan

– Cận lâm sàng

– Tiền sử.

II. Chẩn đoán điều dưỡng

Một số chẩn đoán điều dưỡng có thể tham khảo do hay gặp ở bệnh nhân suy tim:

– Khó thở do tăng áp lực ở phổi.

– Xanh tím do giảm độ bão hoà oxy máu.

– Số lượng nước tiểu ít do giảm tuần hoàn hiệu dụng.

– Bệnh nhân lo lắng liên quan đến tình trạng bệnh.

– Nguy cơ phù phổi cấp do suy tim trái.

– Nguy cơ bội nhiễm phổi do ứ máu ở phổi.

III. Lập kế hoạch chăm sóc

Chăm sóc cơ bản:

Chế độ nghỉ ngơi: bệnh nhân nằm ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi.

Chế độ ăn uống.

Vận động nhẹ nhàng ngoài cơn khó thở..

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim

Thực hiện chăm sóc:

1. Khó thở do tăng áp lực ở phổi.

– Làm thông thoáng đường thở: nớ rộng quần áo, hút đàm nếu có

– Cho người bệnh nằm nghỉ ở tư thế nửa ngồi.

– Nếu người bệnh có cơn khó thở kịch phát về đêm thì ngay từ đầu tối khuyên người bệnh nằm ngủ ở tư thế nửa ngồi.

– Thực hiện y |ệnh thuốc lợi tiểu. Chú ý cho NB uống vào buổi sáng để tránh mất ngủ do đái đêm. Theo dõi các biểu hiện thiếu Kali máu và khuyến khích người bệnh ăn các loại rau quả chứa nhiều Kali.

– Cho người bệnh thở oxy khi có y lệnh.

Theo dõi tần số, tính chất thở

Theo dõi SpO2

Theo dõi tình trạng da niêm? Lồng ngực có di động theo nhịp thở không?

Theo dõi Khí máu Động mạch

Không để bệnh căng thẳng

2. Xanh tím do giảm độ bão hoà oxy máu.

Để người bệnh nằm nghỉ, tránh các hoạt động gắng sức.

(Tuy nhiên cần khuyên NB vận động nhẹ nhàng các chi để phòng biến chứng tắc mạch)

– Thực hiện y lệnh thuốc trợ tim.

(Chú ý theo dõi tần số tim và tác dụng phụ của thuốc)

– Thực hiện y lệnh thuốc giãn mạch

(Chú ý theo dõi huyết áp và tác dụng phụ của thuốc).

3. Số lượng nước tiểu ít do giảm tuần hoàn hiệu dụng.

– Khuyến khích người bệnh nằm nghỉ nhiều.

– Thực hiện y lệnh thuốc lợi tiểu (chú ý bù Kali).

– Khuyên người bệnh không ăn mặn, hạn chế nước uống.

– Theo dõi lượng nước tiểu hàng ngày.

Hạn chế nước uống, lượng nước đưa vào căn cứ vào lượng nước tiểu hàng ngày.

Chế độ ăn nhạt muối, suy tim độ I, độ II lượng muối ăn dưới 2 g /ngày, độ III và độ IV lượng muối ăn dưới 0,5 g/ngày.

4. Bệnh nhân lo lắng liên quan đến tình trạng bệnh.

Giải thích cho bệnh nhân về tình trạng bệnh theo hướng tích cực

Cung cấp thêm kiến thức về bệnh cho bệnh nhân

5. Nguy cơ phù phổi cấp do suy tim trái.

Theo dõi con khó thở: Lúc đầu khó thở khi gắng sức, về sau khó thở từng cơn, có khi khó thở đột ngột, khó thở tăng dần

Theo dõi tính chất ho: Ho hay xảy ra vào ban đêm khi bệnh nhân gắng sức, đôi khi đờm có lẫn máu.

Khó thở khi nằm: cơ hoành nâng cao trong lúc nằm + dồn máu tư thế => làm tăng áp thủy tĩnh mao mạch phổi.

6. Nguy cơ bội nhiễm phổi do ứ máu ở phổi.

– Đảm bảo dinh dưỡng

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy tim

7. Giáo dục sức khoẻ:

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi.

Lao động và vận động.

Dùng thuốc và tái khám định kỳ.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

IV. Thực hiện chăm sóc cơ bản:

Nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường theo tư thế nửa nằm nửa ngồi trong trường hợp suy tim nặng.

Cần giảm hoặc bỏ hẳn các hoạt động gắng sức.

Chế độ ăn nhạt dưới 0,5g muối/ngày trong trường hợp suy tim nặng.

Các trường hợp khác dùng rất hạn chế muối 1-2 g/ngày.

Ăn nhiều hoa quả để tăng vitamin và kali: chuối tiêu, cam.

Hạn chế uống nước: dựa vào lượng nước tiểu trong 24 giờ để uống bù nước.

Khuyên bệnh nhân nên xoa bóp và làm một số động tác ở các chi, nhất là hai chi dưới để làm cho máu ngoại vi về tim dễ dàng hơn, giảm bớt các nguy cơ gây tắc mạch, vận động nhẹ nhàng không gây mệt.

Thực hiện y lệnh của thầy thuốc:

Cho bệnh nhân dùng thuốc theo đúng chỉ định.

Cần lưu ý khi dùng thuốc điều trị suy tim phải dùng kèm kali clorua.

Trước khi dùng digoxin, isolanid phải đếm mạch, nếu mạch chậm phải báo cho bác sĩ biết.

Thực hiện các xét nghiệm: xét nghiệm máu, nước tiểu, điện tim siêu âm, X quang phổi, áp lực tĩnh mạch trung tâm.

Theo dõi:

Mạch, nhịp tim, ECG.

Nhiệt độ, huyết áp theo mức độ suy tim.

Lượng nước tiểu trong 24 giờ.

Tình trạng hô hấp: nhịp thở, kiểu thở, tần số thở.

Tình trạng tinh thần, màu sắc của da.

Giáo dục sức khoẻ:

Hướng dẫn bệnh nhân chế độ ăn uống, nghỉ ngơi: ăn nhạt, tránh làm việc nặng, gắng sức và các biến chứng nguy hiểm của suy tim nếu không được điều trị, chăm sóc tốt.

Hướng dẫn bệnh nhân cách tự xoa bóp, vận động.

Hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc theo đơn, chế độ khám định kỳ.

Đánh giá quá trình chăm sóc

Một bệnh nhân suy tim được đánh giá chăm sóc tốt nếu:

Bệnh nhân cảm thấy đỡ khó thở, phù giảm, gan nhỏ lại, mạch giảm, số lượng nước tiểu dần dần trở về bình thường.

Bệnh nhân được chăm sóc chu đáo cả về thể chất lẫn tinh thần.

Không xảy ra các tác dụng phụ của thuốc.

Các dấu hiệu sinh tồn, các kết quả xét nghiệm được theo dõi và ghi chép đầy đủ.

Bệnh nhân được hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, tự vận động và xoa bóp, đồng thời tuân thủ chỉ định điều trị và chăm sóc của thầy thuốc.