Hướng dẫn cách hạch toán tài khoản 154 theo quyết định 48

Cách hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Cách hạch toán tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

class=”p0″ style=”text-align:center”>

Tài khoản 154 dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm ở các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,…) hoặc ở các đơn vị kinh doanh dịch vụ (vận tải, bưu điện, du lịch, khách sạn,…), gia công chế biến, hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức các loại hình hoạt động này.

Cách hạch toán nghiệp vụ bán hàng trên Excel

Cách hạch toán nghiệp vụ mua hàng trên Excel

Cách hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất kinh doanh, hạch toán trên tài khoản 154 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng bộ phận sản xuất, đội sản xuất, công trường,….); theo loại, nhóm sản phẩm, hoặc chi tiết bộ phận sản phẩm: theo từng loại dịch vụ, theo từng công đoạn dịch vụ.

Chi phí sản xuất, kinh doanh phản ánh trên Tài khoản 154 gồm những chi phí sau:

KẾT CẤU:

Bên Nợ:

Bên Có:

Số Dư Bên Nợ:

Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.

Cách hạch toán tài khoản 154

1. Khi xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ, hạch toán:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 152, 153

– Nếu công cụ dụng cụ có giá trị lớn sử dụng cho nhiều kỳ sản xuất, kinh doanh phải phân bổ dần, hạch toán:

Nợ TK 142 hoặc TK 242

Có TK 153 – công cụ dụng cụ

– Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 142- Chi phí trả trước ngắn hạn

Có TK 242- Chi hí trả trước dài hạn.

2. Trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho hoạt động sản xuất sản phẩm hạch toán:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 331, 111, 112,…..

3. Trường hợp số nguyên liệu, vật liệu xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ cuối kỳ nhập lại kho, hạch toán:

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

4. Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng, ghi:

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 334 – Phải trả người lao động

5. Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn (phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu) tính trên số tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng theo chế độ quy định, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Có TK 334 – Phải trả phải nộp khác (3382, 3383, 3384)

6. Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất,… thuộc các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ

7. Chi phí điện, nước, điện thoại,… thuộc phân xưởng, bộ phận, sản xuất, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế GTGT)

Có TK 111, 112, 331…

8. Nhập kho sản phẩm hoàn thành (đối với các công ty sản xuất), ghi:

Nợ TK 155-Thành phẩm

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

9. Trường hợp sản phẩm sản xuất xong, không tiến hành nhập kho mà chuyển giao thẳng cho người mua hàng hoặc các công ty về dịch vụ khi hoàn thành dịch vụ, kế toán hạch toán:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

10. Khi xác định chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trức tiếp vượt trên mức bình thường không tính vào giá thành sản phẩm, kế toán phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường (không được tính vào trị giá hàng tồn kho) vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang