Giới Thiệu Các Bệnh Về Khớp Phổ Biến Ở Người Việt Nam, Tìm Hiểu Về Các Bệnh Cơ Xương Khớp Thường Gặp

Bệnh xương khớp thường liên quan đến quá trình thoái hóa hoặc thay đổi nội tiết tự nhiên của cơ thể. Khiêng vác nặng, sai tư thế trong thời gian dài cũng khiến khớp lão hóa sớm. Hậu quả là hệ thống sụn khớp và hệ thống xương, cụ thể là xương dưới sụn bị ảnh hưởng

“Giải mã “ cấu trúc của hệ vận động cơ-xương-khớp Top 10 bệnh xương khớp thường gặp Triệu chứng bệnh xương khớp Các phương pháp chẩn đoán Điều trị các bệnh xương khớp Thay đổi lối sống và dinh dưỡng
“Giải mã “ cấu trúc của hệ vận động cơ-xương-khớp Top 10 bệnh xương khớp thường gặp Triệu chứng bệnh xương khớp Các phương pháp chẩn đoán Điều trị các bệnh xương khớp Thay đổi lối sống và dinh dưỡng

Sụn khớp và xương dưới sụn là hai thành phần quan trọng trong hệ cơ xương khớp bên trong cơ thể. Khi bị ảnh hưởng có khả năng làm biến đổi cấu trúc khớp và ảnh hưởng đến khả năng vận động.

Bạn đang xem: Các bệnh về khớp

Vì vậy, trong điều trị bệnh xương khớp, song song với việc dùng thuốc điều trị theo chỉ dẫn, người bệnh nên duy trì thường xuyên việc bổ sung các dưỡng chất an toàn để bảo vệ hai thành phần quan trọng này. Sụn khớp và xương dưới sụn ổn định là nền tảng cơ bản để điều trị bệnh xương khớp hiệu quả, người già, người trẻ sống vui, sống khỏe, làm nên những điều ý nghĩa.

“Giải mã “ cấu trúc của hệ vận động cơ-xương-khớp

Hệ vận động bao gồm các yếu tố cơ-xương-khớp cấu thành, đảm bảo những chuyển động của cơ thể diễn ra tự nhiên, thuần thục.

Cấu tạo của hệ vận động

Nhờ hệ vận động mà cơ thể ta có hình dạng nhất định, thể hiện được những động tác lao động, biểu lộ được những cảm xúc của mình.

Xương gồm 206 chiếc (ở người trưởng thành), dài, ngắn, dẹt khác nhau hợp lại tạo thành bộ xương nâng đỡ cơ thể, che chở cho các cơ quan bên trong khỏi những chấn thương lý học.

– Bộ xương được chia làm bốn loại xương: Xương dài (xương cánh tay, xương đùi, xương cẳng chân…); Xương ngắn (xương đốt sống, xương cổ chân, cổ tay…); Xương dẹt (xương bả vai, xương cánh chậu, các xương sọ) và xương hình bất định (xương hàm trên, xương thái dương, xương ở nền sọ).

– Khớp xương thì được chia làm: Khớp bất động (khớp giữa xương đỉnh và xương trán, khớp giữa xương đỉnh và xương thái dương, khớp giữa xương liên hàm với xương hàm trên…); Khớp bán động (khớp bán động háng, khớp mu, khớp giữa các thân đốt sống…) và khớp động hay còn gọi là khớp hoạt dịch – có ổ khớp chứa chất hoạt dịch (phổ biến ở các chi).

Chính vì là bộ khung chịu lực cho toàn cơ thể nên phần thụ động (gồm xương và khớp xương) rất dễ bị bào mòn, tổn thương dẫn đến thay đổi cấu trúc. Ở bài viết này, chúng ta chỉ phân tích nhiều đến các khớp động của phần thụ động, bởi vì bệnh lý tại khớp động là bệnh lý thường gặp nhất trong các loại bệnh của hệ cơ xương khớp.

*

Hệ xương giúp bảo vệ nội tạng bên trong cơ thể, giúp cơ thể đứng vững và di chuyển (hình minh họa)

Cấu tạo của khớp động – Nơi mắc các bệnh xương khớp nhiều nhất

Mỗi vị trí khớp có các thành phần cấu tạo khác nhau. Có chỗ có thành phần chuyên dụng cho hoạt động này nhưng có chỗ lại không có (chẳng hạn khớp cầu giúp xoay vòng chỉ có ở cánh tay). Một khớp động thường được cấu tạo bởi các thành phần sau:

Gồm hai hay nhiều đầu xương tiếp giáp với nhau, mỗi đầu xương được bao bọc bởi một lớp sụn mặt khớp mỏng, các đầu xương thường có hình thể khớp với nhau.

Để hai xương khớp khít vào nhau, đôi khi giữa chúng còn có các sụn bổ trợ, gồm sụn thêm (sụn chêm chặt giữa hai đầu xương, dày mỏng tùy theo khớp và di chuyển theo động tác của khớp như ở khớp thái dương hàm, khớp đầu gối) và sụn viền (tổ chức sụn của một đầu khớp có tác dụng lắp đầy mặt khớp để cho hai mặt khớp ôm chặt nhau).

Hình túi, bao quanh khớp gồm cả hai đầu xương và các sụn bổ khuyết. Tùy theo chiều cử động mà độ dày mỏng ở các vị trí khác nhau. Bao khớp gồm hai lớp. Lớp ngoài là màng sợi dày có nhiệm vụ bảo vệ do có chứa các sợi collagen từ màng bọc xương kéo đến, các dây thần kinh cảm giác, xúc giác. Lớp trong là bao hoạt dịch.

Bao hoạt dịch: là một túi hoạt dịch chứa dịch lỏng nhất quán như lòng đỏ trứng ( vì vậy còn có tên gọi khác là túi hoạt dịch) và có các tế bào tiết dịch. Chất lỏng này là một siêu lọc từ huyết tương, và chứa các protein có nguồn gốc từ huyết tương và protein được sản xuất bởi các tế bào trong các mô khớp. Bao hoạt dịch thường nằm xung quanh vai, khuỷu tay, hông, đầu gối, bàn chân. Thành phần này có vai trò như một lớp đệm giữa xương và các bộ phận xung quanh như cơ bắp, gân, da, từ đó giúp cho ta cử động dễ dàng hơn.

Màng hoạt dịch: là lớp màng bao phủ bao hoạt dịch, có nhiệm vụ tiết dịch cung cấp oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng khớp, giảm ma sát, hấp thụ sốc. Đồng thời, lớp màng này cũng loại bỏ carbon dioxide và chất thải trao đổi chất từ các tế bào sụn trong sụn xung quanh.

Là khoảng trống bao quanh hai đầu xương và các sụn khớp được giới hạn bởi bao hoạt dịch và chứa đầy hoạt dịch hay dịch khớp.

Là những bó sợi sinh keo đàn hồi nối hai đầu xương với nhau. Dây chằng cùng với bao khớp giữ chiều hoạt động của khớp. Dây chằng có hai loại gồm dây chằng ngoại biên (là dây chằng nằm trong hoặc ngoài vách bao sợi) và dây chằng gian khớp (nằm trong xoang khớp, bám nối giữa hai mặt khớp, nằm bên trong màng hoạt dịch).

Giới hạn bởi các mặt khớp và bao khớp, có bao hoạt dịch lót mặt trong bao khớp. Trong ổ khớp có chất hoạt dịch. Vì vậy nên khớp động còn được gọi là khớp hoạt dịch.

Giúp quay cánh tay một vòng hoàn chỉnh vì cánh tay được liên kết bởi một khớp cầu. Khớp này gồm một đầu của xương thứ nhất tròn như quả bóng (hình cầu) khớp với một hốc tròn của đầu xương thứ hai.

*

Cấu tạo khớp gối – một khớp động điển hình của hệ cơ xương khớp (hình minh họa)

Top 10 bệnh xương khớp thường gặp

Thoái hóa khớp và viêm khớp là hai tình trạng thường gặp nhất của xương khớp. Các loại bệnh còn lại là do bẩm sinh, sự thay đổi nội tiết, di truyền hoặc quá trình sinh hoạt ăn uống hoặc cũng có một số trường hợp chưa rõ nguyên nhân (như ung thư xương).

1. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp cũng là một trong các bệnh của hệ cơ xương khớp thường gặp. Đây là tình trạng tổn thương phần sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp.

Thoái hóa khớp tiến triển chậm và hay gặp ở người trung niên, lớn tuổi (khoảng từ 50 trở đi). Đặc biệt, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn nam giới do những thay đổi về nội tiết và quá trình sinh nở. Thoái hóa khớp không thể chữa trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh.

2. Viêm khớp

Viêm khớp là căn bệnh về xương khớp phổ biến gặp ở mọi lứa tuổi. Viêm khớp chủ yếu xảy ra ở người từ 65 tuổi trở lên, nhưng không phải ở lứa tuổi nhỏ hơn không mắc phải căn bệnh này vì gần một nửa số người mắc phải ở độ tuổi trẻ. Độ tuổi từ 18 đến 44 tỉ lệ người mắc phải là 7,3%. Tuổi từ 45 đến 64 là 30,3%, trên 65 tuổi là 49,3%.

Số liệu trên cho thấy tuổi tác càng cao, tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp càng nhiều, tuy nhiên đó không phải là nguyên nhân duy nhất. Căn bệnh này chiếm 26% ở nữ giới và 19% ở nam giới mọi lứa tuổi. Các số liệu này từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC). Những người thừa cân, béo phì sẽ nằm trong diện nguy cơ nhiều hơn.

Tình trạng viêm cũng có thể xảy ra do chấn thương, va đập hoặc tình trạng lão hóa, bào mọn sụn khớp và xương dưới sụn, cộng thêm việc vận động khớp không hợp lý dẫn đến khớp bị viêm. Phản ứng viêm xảy ra chính là cơ chế tự vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài như chấn thương hoặc từ bên trong như di truyền, nhiễm trùng,… Và cũng chính vì thế nên khi nhắc đến viêm khớp hãy nghĩ ngay đến tình trạng sưng, viêm, nóng đỏ và đau ở một vị trí nào đó của khớp.

Có rất nhiều dạng viêm khớp khác nhau, tuy nhiên một số dạng thường thấy là: viêm khớp dạng thấp, viêm do thoái hóa, thấp khớp cấp, bệnh gout, viêm khớp nhiễm trùng. Đa số các bệnh viêm khớp đều khó điều trị dứt điểm. Bệnh dễ tái phát trở lại và tăng nặng hơn. Để lâu ngày có thể dẫn đến đau nhức, mất khả năng vận động hoặc thậm chí bị tàn phế nên cần cải thiện sớm.

*

Gần một nửa số người mắc bệnh xương khớp ở độ tuổi trẻ (hình minh họa)

3. Viêm khớp dạng thấp

Là một dạng của bệnh viêm khớp nhưng nguy hiểm hơn. Viêm khớp dạng thấp một tình trạng viêm mạn tính tự miễn trong các khớp. Bệnh xảy ra khi hệ thống tự miễn dịch tấn công lên mô xung quanh của khớp được gọi là bao hoạt dịch. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều khớp và cũng có thể ảnh hưởng đến các mô và cơ quan khác của cơ thể. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều nghiên cứu, nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp vẫn chưa được biết một cách đầy đủ. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy viêm khớp dạng thấp có liên quan yếu tố di truyền.

Tại Việt Nam, viêm khớp thường gặp ở phụ nữ chiếm 70 – 80%, đa số là phụ nữ trung niên độ tuổi từ 30 – 60 tuổi. Có trường hợp trẻ em mắc nhưng tỉ lệ này khá ít.

Viêm cột sống dính khớp: Viêm cột sống dính khớp là một bệnh thấp viêm đặc trưng bởi tổn thương khớp cùng chậu, cột sống và các khớp ở chi dưới, thường kèm theo viêm các điểm bám gân. Bệnh tiến triển chậm song có xu hướng dính khớp. Hơn 90% những người bị ảnh hưởng có một kháng nguyên bạch cầu đặc trưng được gọi là kháng nguyên HLA-B27. Cơ chế cơ bản được cho là tự miễn dịch hoặc gây viêm tự động.

Xem thêm: Triết Lý Nhân Sinh Nghĩa Là Gì, Hỏi Đáp 24/7

4. Loãng xương

Nói về loãng xương, PGS.TS Đặng Hồng Hoa (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) cho hay: Loãng xương là tình trạng giảm mật độ xương và hủy hoại cấu trúc xương đến mức có thể tăng nguy cơ gãy xương. Cấu trúc xương bị xốp dạng tổ ong và mỏng hơn xương bình thường dẫn đến giảm khả năng chịu lực và chống đỡ của xương.

Nguyên nhân gây bệnh xương khớp loại này là do thay đổi nội tiết tố, tuổi tác, dùng thuốc… Đặc biệt ở phụ nữ, tốc độ mất xương giai đoạn mãn kinh từ 1 – 3% mỗi năm, kéo dài từ 5 – 10 năm sau khi mãn kinh.

5. Gãy xương

Gãy xương là tình trạng thương tổn làm mất tính liên tục của xương do nguyên nhân có thể do chấn thương hoặc do bệnh lý. Tình trạng mất tính liên tục hoàn toàn gọi là gãy xương hoàn toàn, tình trạng mất tính liên tục không hoàn toàn gọi là gãy xương không hoàn toàn.

6. Bệnh gout

Bệnh gút là do lắng đọng các tinh thể muối urat hoặc tinh thể acid uric gây viêm các khớp, thường gặp ở nam giới, tuổi từ 40 trở lên. Bệnh thường có những đợt cấp kịch phát, tái phát nhiều lần rồi trở thành mạn tính. Các nguyên nhân gây tăng acid uric máu và bệnh gút bao gồm: Các nguyên nhân làm giảm bài tiết acid uric (bệnh thận, một số thuốc…), các nguyên nhân làm tăng sản xuất acid uric (chủ yếu do ăn nhiều thịt đỏ như chó, bò, dê, cá biển) và các yếu tố khác liên quan như di truyền, gia đình, tuổi tác hay giới tính.

7. Thoát vị đĩa đệm

Thêm một bệnh về xương khớp phổ biến hiện nay là thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là do nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do các yếu tố như: di truyền, tư thế sai trong lao động, vận động, thoái hóa tự nhiên… Ngoài ra, bị tai nạn, chấn thương cột sống cũng gây thoát vị đĩa đệm.

Người bị thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm mất nước. Bệnh gây nên những triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ, gáy lan ra hai vai xuống cánh tay, bàn tay… Song song đó bệnh thường gây đau cột sống và đau rễ thần kinh, mỗi đợt đau kéo dài từ 1-2 tuần. Giai đoạn đầu có thể đau âm ỉ nhưng càng về sau càng đau nhiều và dữ dội hơn.

Tương tự như thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm khó chữa trị khỏi hoàn toàn. Một khi nhân nhầy đã thoát ra ngoài, cột sống sẽ trở nên yếu và dễ bị mất ổn định. Hơn nữa, cơn đau thoát vị có thể khiến cho dáng đi đứng của người bệnh bị thay đổi, dẫn đến teo cơ, vẹo cột sống.

*

Nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra, chèn ép vào hệ thần kinh gây đau khớp lan truyền xuống các dây thần kinh lân cận (hình minh họa)

8. Gai cột sống

Gai cột sống là một diễn tiến của căn bệnh thoái hóa cột sống xảy ra khi các gai xương hình thành tại khu vực giao nhau của các đốt cột sống. Các gai cột sống này là sự phát triển thêm ra của xương tại nơi đầu đốt sống, đĩa sụn, dây chằng quanh khớp do viêm khớp cột sống mạn tính, chấn thương hay sự tích tụ canxi ở các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống gây ra.

Gai cột sống có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên xương sống của cơ thể nhưng thông thường hay gặp gai cột sống cổ và gai cột sống lưng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh gai cột sống sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh khó chịu, cảm giác đau ở vùng thắt lưng, đau vai hoặc cổ nếu gai chèn ép vào dây thần kinh, đau có thể lan xuống cánh tay, tê bì chân tay, thậm chí làm hạn chế cử động.

9. Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống (gọi tắt là lupus) xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công vào các mô lành mạnh của chính cơ thể bạn. Điều này dẫn đến tình trạng viêm mạn tính và gây tổn hại cho nhiều mô và nhiều hệ thống khác nhau của cơ thể như các khớp, da, thận, tim, phổi, các tế bào máu và não. Trong đó, có triệu chứng trên da xuất hiện phổ biến nhất (70% người bệnh) và thường trỏe nên xấu đi khi phơi ra nắng (tiếp xúc với ánh sáng).

Trong đợt bùng phát, bệnh hay gặp triệu chứng đau cơ, đau các khớp nhỏ của bàn tay-cổ tay, cứng khớp và phù. Tuy không chữa được hoàn toàn, nhưng có thể điều trị hiệu quả với thuốc. Bệnh thường không làm giảm khả năng vận động hay hủy hoại khớp.

10. Ung thư xương

Ung thư xương là sự xuất hiện một khối u ác tính ở trong xương. Những khối u này thường phát triển rất mạnh và cạnh tranh với những mô xương lành, có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

Triệu chứng bệnh xương khớp

Triệu chứng có bệnh xương khớp nếu như liệt kê cụ thể cho mỗi căn bệnh thì nhiều vô số kể. Mỗi khớp như vậy sẽ có những khó khăn khi vận động riêng, mỗi loại bệnh sẽ có những đặc hiệu về các triệu chứng sưng, đau, tê bì và cứng khớp khác nhau.

Nhìn chung, đau khớp nào thì di chuyển khó khăn khớp đó. Cơn đau đến từng cơn, có đợt kéo dài vài ngày, 1-2 tuần sau đó thì quay lại thì nặng hơn. Vòng tuần hoàn cứ thế lặp lại. Bên cạnh đó, người bệnh cũng hay gặp phải cứng khớp vào buổi sáng hay sau những lúc ngồi hoặc nằm lâu, ít cử động. Có thể liệt kê các triệu chứng của bệnh xương khớp vào các nhóm sau:

Đau khớp

Triệu chứng phổ biến nhất của đau cơ xương khớp là đau khớp và đây là lý do khiến hầu hết người bệnh tìm đến viện điều trị. Đau có thể khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh xương khớp và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Đa số người bị bệnh xương khớp thấy đau nhức khớp tăng lên khi hoạt động và giảm bớt khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng đau do bệnh xương khớp phổ biến khác bao gồm đau trầm trọng hơn đi kèm với hoạt động, tăng lên do thay đổi thời tiết, đau khi tâm trạng xấu.

Sưng khớp

Có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng khớp là viêm khớp. Nguyên nhân phổ biến thứ hai gây sưng khớp là tổn thương khớp do va đập, tai nạn. Một số xét nghiệm có thể được thực hiện như kiểm tra máu, chọc hút dịch khớp. Các xét nghiệm phân tích dịch khớp có thể giúp xác định xem có bệnh xương khớp hay do các nguyên nhân khác gây sưng khớp như nhiễm khuẩn hoặc bệnh gout.

Cứng khớp

Những người bị bệnh xương khớp hầu như luôn luôn cảm thấy cứng khớp. Cứng khớp thường nặng hơn vào buổi sáng hoặc sau thời gian dài ngồi cố định ở một vị trí. Khi bạn di chuyển và hoạt động, cứng khớp thuyên giảm một chút. Các cách khác để giảm cứng khớp là sử dụng nhiệt và các thuốc chống viêm.

*

Cứng khớp do thoái hóa khớp sẽ kéo dài dưới 30 phút và do viêm khớp dạng thấp sẽ lâu hơn (hình minh họa)

Cảm nhận khớp mài mòn

Khi sụn khớp bị mòn đi, lớp lót mịn bao phủ khớp sẽ bị mất. Khớp di chuyển không được trơn tru. Có thể cảm nhận hoặc thậm chí nghe thấy âm thanh “lụp cụp” thô ráp. Đặt tay lên khớp khi uốn cong khớp lại có thể cảm nhận cảm giác này.

Đau khi nhấn khớp

Các khớp bị viêm rất nhạy cảm. Nếu một khớp bị viêm, nhấn xung quanh khớp và có cảm giác đau là dấu hiệu cho thấy khớp bị viêm.

Nóng và đỏ vùng da quanh khớp

Bệnh xương khớp mà thường gặp là viêm khớp hay gout có thể dẫn đến các triệu chứng của nóng và đỏ khớp. Khi thấy những triệu chứng này nên đến bác sĩ để khám bởi vì chúng cũng có thể gợi ý tới một bệnh nhiễm trùng khớp tiềm ẩn.

Các khối sưng và u nhô lên xung quanh khớp

Bệnh xương khớp có thể gây ra sự hình thành của túi chất lỏng hoặc gai xương. Chúng biểu hiện như là những khối u xung quanh khớp. Các khối sưng và u nhô lên có thể không nhạy cảm với sự va chạm, nhưng có vẻ ngoài không đều. Hầu hết người bệnh nhận thấy những biểu hiện này trên các khớp nhỏ của các ngón tay, chúng cũng có thể xảy ra ở các khớp khác trên cơ thể.

Biến dạng khớp

Khi sụn khớp và xương dưới bị mòn bởi bệnh xương khớp, khớp có thể xuất hiện sự biến dạng. Nếu sụn khớp bị mòn, xương dưới dụn và khớp có thể xuất hiện các góc cạnh. Biến dạng khớp thường được nhìn thấy ở các khớp ngón tay, khớp gối.

Đau lan truyền

Có một loại bệnh đặc biệt đó là thoái vị đĩa đệm cổ & thăt lưng (thắt lưng thường gặp hơn). Bệnh gây nên những triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân (theo dây thần kinh tọa), hay đau từ vùng cổ, gáy lan ra hai vai xuống cánh tay, bàn tay… Mỗi đợt đau kéo dài từ 1 – 2 tuần.

Nguyên nhân gây bệnh xương khớp

Dù bắt đầu khởi phát từ nguyên nhân gì, di truyền hay tuổi tác, chấn thương hay quá trình vận động, ăn uống… thì đa phần các nguyên nhân nguyên phát gây bệnh xương khớp kể trên đều có liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch, gây tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn. Thứ phát và nguyên phát, hai nguyên nhân này cứ luân phiên cộng hưởng khiến khớp ngày càng suy sụp.

Xương trong cơ thể chúng ta xảy ra liên tục quá trình tạo xương và hủy xương để xương luôn luôn được mới. Khi ta già đi, quá trình tạo xương và hủy xương không còn cân bằng nữa, hủy nhiều hơn tạo. Điều này dẫn đến loãng xương, khiến xương giòn và dễ vỡ hơn, các thành phần và tính chất của sụn cũng thay đổi theo. Sụn khớp mất nước làm khả năng giảm ma sát bị kém đi và dần bị bào mòn. Đồng thời dây chằng cũng như các mô liên kết khác trở nên kém đàn hồi và không còn linh hoạt theo tuổi tác. Những thay đổi đó khiến biên độ hoạt động của khớp giảm, khi có một tác động làm sụn bị phá vỡ gây ra viêm, thoái hóa và đau nhức. Do đó, việc chăm sóc, duy trì độ ổn định của lớp đệm sụn khớp và xương dưới sụn là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc chống lại các vấn đề bệnh lý tại xương khớp, giúp hệ vận động khỏe khoắn và tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn.

Bên cạnh đó, nghiên cứu được công bố trên Orthoinfo, một ấn phẩm của viện phẫu thuật chỉnh hình Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng: Không được vận động thường xuyên sẽ tạo ra những thay đổi trong hệ thống xương khớp của chúng ta và đây có thể là nguyên nhân nền gây ra các bệnh xương khớp. Người tuổi càng lớn thì càng ít vận động. Khi mọi người thường xuyên đưa ra những lý do để biện minh cho việc lười vận động thì lợi ích mà một bài tập vận động toàn thân ngắn cũng đã mang lại hiệu quả không ngờ, tăng biên độ hoạt động khớp để đảm bảo tính linh hoạt. Tập tạ, rèn luyện sức mạnh là cách để xây dựng cũng như bảo tồn khối cơ bắp, ngăn chặn lão hóa và lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.

Các phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán hiện nay vẫn còn chịu ảnh hưởng nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ-ACR (American College of Rheumatology) năm 1991. Các phương pháp thăm dò hình ảnh chẩn đoán chủ yếu là X-quang, siêu âm khớp, cộng hưởng từ MRI, nội soi khớp và một số xét nghiệm dịch khớp, xét nghiệm máu và sinh hóa khác.