Du lịch là gì – Một số khái niệm chuyên ngành du lịch bạn cần biết

Du lịch là gì

Tìm hiểu về du lịch và những khái niệm trong ngành du lich

Ngày nay, du lịch là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống con người, ngoài ra chúng đã, đang và tiếp tục trở thành lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ quan trọng trong nền kinh tế ở hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhưng bản chất, khái niệm của du lịch là gì ? Tra Cứu Du Lịch sẽ cùng bạn đi tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

Du lịch là gì

Theo định nghĩa của Luật du lịch Việt Nam thì du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người (cá nhân hoặc tập thể) đến những nơi không thuộc khu vực mình cư trú thường xuyên nhằm mục đích tham quan, vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định (không bao gồm mục đích công việc).

Ngành du lịch có mối liên kết mạnh mẽ với các nhóm ngành khác (nhất là về dịch vụ) như: ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, giao thông, giải trí. Có thể nói, chúng có mối quan hệ cùng tiến, cùng lùi với nhau. Ngành du lịch hiện mang lại rất nhiều cơ hội việc làm, mức thu nhập tốt dành cho người lao động.

Khách du lịch là gì

Khách du lịch họ chính là những du khách từ bên ngoài đến với những địa điểm, vùng đất danh lam thắng cảnh nhằm mục đích tham quan danh lam thắng cảnh và tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí, thư giãn, tìm hiểu văn hóa… kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế, dịch vụ và qua đêm tại cơ sở lưu trú của ngành du lịch.

Những nghề nghiệp trong ngành du lịch có tiềm năng

Hướng dẫn viên (HDV) du lịch

HDV chính là những người kết nối khách du lịch đến gần hơn với văn hóa, con người ở địa phương du lịch. Nhiệm vụ chính của họ sẽ là các công việc đón tiếp, tổ chức hoạt động, giới thiệu các thông tin về văn hóa – xã hội, sắp xếp việc di chuyển, ăn ở… cũng như đảm bảo sự an toàn cho du khách trong suốt chuyến đi, thời gian du lịch của mình. Hiện nay, đội ngũ HDV du lịch có chuyên môn ở nước ta đang thiếu hụt trầm trọng.

Nhân viên Nhà hàng – Khách sạn (NHKS)

NHKS đóng vai trò không thể thiếu trong ngành du lịch. Chất lượng dịch vụ NHKS đạt chất lượng sẽ thu hút nhiều khách du lịch đến với địa phương cũng như du lịch sẽ mang đến nguồn khách ổn định cho các cơ sở này. Nhân viên lễ tân, pha chế, phục vụ bàn, buồng phòng… trong các NHKS đều là những công việc hấp dẫn với mức thu nhập tốt. Tuy nhiên, tốc độ NHKS ở nước ta đang phát triển quá nhanh dẫn đến tình trạng luôn “khát” nhân lực có tay nghề, chuyên môn và thậm chí là đội ngũ quản lý.

Điều hành du lịch

Đây là những người tuy làm việc trong văn phòng nhưng họ lại có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo các hoạt động du lịch diễn ra suôn sẻ, trôi chảy nhằm tạo ấn tượng, hài lòng tốt nhất cho khách hàng. Hiện nay, tình hình nhân lực điều hành du lịch ở nước ta đang được đánh giá là thiếu lớp kế cận. Nguyên nhân một phần được chỉ ra là do công việc có áp lực cao và tương đối phức tạp.

Marketing du lịch

Từ lâu, chất lượng của marketing du lịch ở nước ta thật sự chưa được đánh giá cao so với các nước khác trong khu vực. Một phần nguyên nhân là do lĩnh vực này đã không được quan tâm đúng mức nên nhân lực ngành này chất lượng chưa cao. Nên chính vì thế, trong vài năm gần đây nhân viên marketing du lịch giỏi nghề ngày càng được các công ty săn đón và đóng vai trò quan trọng trong những sự đổi mới. Ngoài 4 nghề nghiệp trên thì các nghề nghiệp khác như: chăm sóc khách hàng, tổ chức vui chơi giải trí, nghiên cứu về du lịch, bảo trì, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo du lịch… cũng đang âm thầm đóng góp vào những sự đổi mới, thành công của du lịch Việt Nam.

Xu hướng phát triển du lịch trong tương lai như thế nào

+ Các loại hình du lịch nghĩ dưỡng độc đáo kết hợp với tham quan, du thuyền trên vịnh, chèo thuyền, lướt ván sẽ được chú trọng.

+ Du lịch mạo hiểm như leo núi, nhảy dù, thám hiểm hang động, chèo thuyền vượt thác sẽ được nhiều bạn trẻ khám phá.

+ Du lịch chữa bệnh kết hợp với các phương pháp như tắm nước nóng, nước khoáng, ngâm thuốc bắc, tắm bùn, ăn chay cùng sẽ là một loại hình được bậc trung niên quan tâm. Và ngoài ra còn rất nhiều xu hướng phát triển từ nhiều ngách du lịch nhỏ nên yêu thích loại hình du lịch nào thì các bạn nên tìm hiểu kỹ nhé. Có thể, ngành du lịch Việt Nam vẫn đang tích cực từng ngày đổi mới và vươn mình phát triển mạnh mẽ.

Một số thuật ngữ trong ngành du lịch cần nắm rõ

FIT  trong du lịch là gì

FIT là một thuật ngữ được dùng rất phổ biến trong lĩnh vực Nhà hàng – Khách sạn. Đặc biệt là trong giai đoạn Du lịch phát triển như hiện nay. .Vậy thuật ngữ FIT trong du lịch là gì ? Quy trình check in, check out cho FIT như thế nào ? 
 
Có thể khẳng định, những khái niệm này đối với nhân viên lễ tân hoặc những ai yêu thích công việc Nhà hàng – Khách sạn rất quan trọng. Hiểu rõ những khái niệm này sẽ giúp công việc trở nên suôn sẻ và hiệu quả hơn.
 
FIT là viết tắt của cụm từ Frequent Independent Travelers, có nghĩa là khách du lịch lẻ, tự do, không đi theo công ty lữ hành hay tour. Đây là đối tượng khách chính của các khách sạn. Họ có thể tự lên lịch trình, đi du lịch một mình, cặp đôi hoặc đi với nhóm bạn để tận hưởng kỳ nghỉ tự túc…
 
Tương tự như FIT, GIT cũng là một nhóm khách thường xuyên tại các khách sạn. Nhưng ngược lại với FIT, GIT là viết tắt của cụm từ Group Inclusive Tour. Có nghĩa là hình thức đặt tour tham quan theo đoàn và trọn gói. Khi đó, các đại lý du lịch có trách nhiệm định ra các tiêu chí như mức giá, địa điểm lưu trú, thời gian và số lượng khách.

Quy trình check in cho khách FIT

– Thông thường, với nhóm khách FIT, họ sẽ đặt phòng từ trước. Do đó, khi thực hiện check in, nhân viên Lễ tân phải thực hiện theo quy trình sau:
 
– Nhiệt tình, vui vẻ chào đón khách đến với khách sạn.
 
– Tiếp nhận thông tin cá nhân, chứng minh thư hoặc passport của khách.
 
– Xin thông tin đặt phòng của khách và kiểm tra lại thông tin trên hệ thống đặt phòng.
 
– Yêu cầu khách điền vào phiếu đăng ký khách sạn. Sẵn sàng hướng dẫn khách điền chính xác. Đối chiếu thông tin đăng ký với chứng minh thư để đảm bảo các thông tin phải hoàn toàn trùng khớp với nhau. Sau đó, hoàn thành phiếu đăng ký nhận phòng.

– Yêu cầu và hướng dẫn khách điền thông tin vào phiếu đăng ký. Đối chiếu, kiểm tra thông tin khách đã điền trên phiếu đăng ký với chứng minh thư thư hay hộ chiếu, đảm bảo các thông tin phải trùng khớp, để hoàn thành phiếu đăng ký nhận phòng.

– Tìm hiểu những yêu cầu khác của khách lưu trú. Nếu có thì điền phần thông tin vào phần mềm quản lý của khách sạn.

– Xác nhận hình thức thanh toán có thể thanh toán bằng VISA, tiền mặt… Nếu khách đã đặt cọc tiền thì đưa biên nhận cho khách và lưu ý khách giữ đến khi làm thủ tục thanh toán trả phòng.

– Trường hợp khách sử dụng các coupon, voucher giảm giá, khuyến mãi, nhân viên Lễ tân phải kiểm tra thật kỹ thông tin, nội dung của các mã rồi xác nhận lại với khách, để đảm bảo tính chính xác khi thanh toán.

– Thông báo với khách các dịch vụ kèm theo, như: Tiệc buffet, thời gian, địa điểm ăn sáng hoặc các dịch vụ, chương trình khuyến mại của khách sạn đang được áp dụng.

– Giao chìa khóa phòng cho khách, thông báo cách sử dụng chìa khóa và những nội quy của khách sạn nếu khách làm mất chìa. – Gửi lời chúc khách có kỳ nghỉ vui vẻ.

– Sau cùng thông báo cho nhân viên Bellman đưa khách lên nhận phòng.

Quy trình check out cho khách FIT

Khi hết thời gian lưu trú, Lễ tân thực hiện quy trình check out cho khách FIT như sau:

– Kiểm tra thông tin và xác nhận lại với khách về những dịch vụ khách đã sử dụng cùng với các dịch vụ phát sinh trong quá trình lưu trú.

– Nhập các chi phí phát sinh vào hệ thống quản lý của khách sạn.

– In hóa đơn và giao cho khách, để khách kiểm tra.

– Sau đó, xác nhận với khách phương thức thanh toán.

– Nếu là du khách nước ngoài, nhân viên Lễ tân phải thông báo tỷ giá ngoại tệ với khách hàng và ghi chú phương thức thanh toán trên hóa đơn để khách dễ kiểm tra.

– Sau đó, kiểm tra lại với bộ phận Buồng phòng về tình trạng phòng của khách. Nếu khách để quên vật dụng thì gửi trả lại cho khách.

– Nhận lại chìa khóa phòng từ khách.

– Trao trả cho khách các giấy tờ đã lưu giữ ban đầu.

– Cập nhật tình trạng phòng khách vừa trả lên hệ thống. Bạn có thể hỏi về mức độ hài lòng của khách trong thời gian lưu trú nếu có thời gian. Đừng quên gửi lời chúc đến khách và hẹn gặp lại.

GIT trong du lịch là gì

GIT được viết tắt từ cụm từ Group Inclusive Tour là loại hình đặt tour du lịch theo đoàn, đây là loại hình phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp các nước trên thế giới. Khi sử dụng GIT, các đại lý du lịch sẽ cung cấp các tour trọn gói có sẵn hoặc thiết kế các tour dựa theo các yêu cầu của khách hàng (mức giá, số lượng người, thời gian, địa điểm…).

GIT có những lợi ích gì

Trong nhịp sống bận rộn hiện nay thì loại hình GIT mang lại nhiều lợi ích cho những người yêu thích du lịch nhưng lại không có quá nhiều thời gian để tự lên lịch trình hay chưa có kinh nghiệm lên kế hoạch du lịch cho nhóm, gia đình…

– Không cần tự thiết kế lịch trình: dù bạn chọn tour có sẵn hay theo ý bạn thì đại lý du lịch sẽ thay bạn lên lịch trình cụ thể về thời gian, nơi ăn uống, phương tiện di chuyển…

– Sự an toàn cho chuyến đi: thông thường khi thiết kế tour du lịch cho khách, các công ty luôn phải đảm bảo yếu tố an toàn tối đa cho khách. Ngoài ra, trong suốt chuyến đi luôn có hướng dẫn viên theo dõi, hỗ trợ bạn ngay khi cần thiết.

– Không phải lo lắng về các phương án dự phòng: so với các chuyến đi tự túc thì bạn phải tính đến các phương án dự phòng về chi phí, các tình huống có thể xảy ra… Nhưng chọn GIT thì bạn chỉ việc thoải mái tận hưởng chuyến đi của mình, mọi chuyện còn lại công ty du lịch sẽ lo.

– Được khám phá trọn vẹn điểm đến: với các tour của loại hình GIT thì các hướng dẫn viên sẽ giới thiệu đầy đủ thông tin, chính xác về các danh lam thắng cảnh, địa điểm. Ngoài ra, ở một số nơi vẫn chỉ chấp nhận cho khách tham quan theo đoàn, tour.

– Cơ hội giao lưu với nhiều bạn mới: thường với các nhóm khách số lượng nhỏ và vừa thì các đại lý du lịch sẽ ghép thành một đoàn lớn. Vì vậy, bạn có cơ hội tiếp xúc làm quen với những người bạn mới trong chuyến đi.

Cách sử dụng dịch vụ GIT du lịch

Với hình thức GIT, du khách phải phải đặt tour trước ít nhất 10 ngày bắt đầu chuyến đi.

– Bước 1: Du khách chọn hãng lữ hành và liên hệ đặt tour và dịch vụ mong muốn.

– Bước 2: Sau khi đã thống nhất về lịch trình, du khách phải đặt cọc trước 30% giá trị tour để các công ty du lịch đảm bảo dịch vụ: đặt vé máy bay, phòng ở khách sạn…

– Bước 3: Sau khi chuyển tiền cọc, hãng lữ hành sẽ gửi xác nhận đặt dịch vụ bằng email.

– Bước 4: Đến ngày đầu tiên đi tour, du khách phải thanh toán 70% chi phí còn lại của chuyến đi cho đơn vị cung cấp dịch vụ.

Quy trình Check – in GIT Nhân viên Lễ tân khách sạn cần biết

Trước khi khách đoàn đến

Nhân viên Lễ tân phải tiếp nhân hồ sơ đặt phòng từ đoàn, chuẩn bị đầy đủ thông tin theo yêu cầu của khách đoàn. Sau đó, Lễ tân thông báo những thông tin cần thiết về đoàn cho các bộ phận khác trong khách sạn nắm rõ như Buồng phòng, Nhà hàng, An ninh… để có sự phối hợp tốt nhất.

Và trong giai đoạn này, Lễ tân phải tiến hành các bước để chuẩn bị phòng cho khách đoàn như:

– Kiểm tra tình trạng phòng cho khách

– Kiểm tra thời gian check – in/check – out của đoàn.

– Phân phòng, chuẩn bị chìa khóa, phiếu nhận phòng…

– Chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến thủ tục check – in và sắp xếp hồ sơ khách đoàn rõ ràng.

Khi khách đoàn đến

Trường hợp các phòng đã sẵn sàng làm thủ tục cho khách

– Nhân viên Lễ tân chào đón đoàn và báo cho bộ phận phục vụ tại phòng phục vụ Welcome Drink.

– Hướng dẫn khách đoàn đến khu vực check – in.

– Làm việc với trưởng đoàn về danh sách khách đoàn cùng phương thức thanh toán. – Thu nhận giấy tờ tùy thân của khách đoàn và yêu cầu trưởng đoàn đại diện ký tên các biểu mẫu check – in.

– Thông tin và nhờ sự hỗ trợ của trưởng đoàn về các quy định, dịch vụ, thanh toán trong khách sạn cho các du khách. – Thông báo nơi ăn uống cho trưởng đoàn và hướng dẫn khách đoàn đến thang máy.

– Phối hợp với các bộ phận liên quan đưa khách đến phòng và giao hành lý cho khách.

– Cập nhật thông tin và check – in khách đoàn vào hệ thống quản lý trên máy tính của khách sạn.

– Cất hoặc trả lại giấy tờ tùy thân cho khách.

Trường hợp chưa có sẵn phòng

– Làm theo quy trình thủ tục đăng ký nhận phòng.

– Hỗ trợ khách sắp xếp hành lý và mời khách dùng nước.

– Giao tiếp với khách, thông báo về thời gian có thể nhận phòng.

– Hoàn thành các bước còn lại khi đã có phòng sẵn sàng phục vụ khách. Với những thông tin thú vị về GIT, Tra Cứu Du Lịch đã giúp bạn khám phá về loại hình GIT trong du lịch là gì để có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Bên cạnh đó, hy vọng với gợi ý này, bạn có thêm một sự lựa chọn cho chuyến đi sắp tới của gia đình hoặc nhóm bạn mình trở nên hoàn hảo hơn.

Lữ hành là gì

Trong nền kinh tế hiện đại, lữ hành là một khái niệm khá quen thuộc và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là một trong những ngành học dẫn đầu về nhu cầu nhân lực, có mức lương cao. Theo đó, ngành học Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành đang dần trở thành xu thế lựa chọn của khá nhiều bạn trẻ.

Lữ hành là gì? Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là ngành học như thế nào? ra trường làm gì? chắc chắn là nỗi trăn trở của các bạn thí sinh trước khi quyết định gắn bó lâu dài với ngành học triển vọng này. Giải đáp được những câu hỏi này, bạn sẽ chọn được cho mình một tương lai nghề nghiệp vững chắc.

Khái niệm lữ hành

Lữ hành là một hoạt động nhằm thực hiện một chuyến đi từ nơi này đến nơi khác bằng nhiều loại phương tiện khác nhau với nhiều lý do và mục đích khác nhau, nhưng không nhất thiết phải quay trở lại điểm xuất phát.

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là gì

Khái niệm Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là ngành học năng động, bao gồm quá trình quản lý và điều hành du lịch, chịu trách nhiệm phân công công việc theo các hướng dẫn viên du lịch, tiếp nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết những phát sinh, thiết kế các chương trình du lịch, sự kiện liên quan tới du lịch…

Ngoài ra, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được xem là ngành “công nghiệp không khói”. Đây là một ngành kinh tế mũi nhọn và giàu tiềm năng nhất của thế kỷ trong xu hướng toàn cầu hóa.

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành học những gì

Học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, các bạn sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức tổng quan về du lịch như:

– Địa lý du lịch, văn hóa

– Khoa học quản lý, quản trị kinh doanh

– Tâm lý và tập quán của du khách trong nước và quốc tế

– Các kỹ năng nghiệp vụ về hướng dẫn du lịch

– Thiết kế tour, quản lý và điều hành tour

– Thiết kế và quản trị sự kiện du lịch

Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng quan trọng khác bao gồm:

– Quản lý, điều hành, giám sát các nghiệp vụ cơ bản trong các đơn vị kinh doanh, du lịch.

– Tham gia điều chỉnh và thực hiện chiến lược, dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các chính sách tại cơ quan quản lý nhà nước về du lịch.

– Thực hiện các nghiên cứu độc lập có tính thực tiễn trong du lịch.

– Tham gia nghiên cứu khoa học giảng dạy về du lịch Mặt khác, khi tham gia các khóa học này, bạn còn được học để phục vụ cho nghề nghiệp tương lai, bạn sẽ được tiếp cận với các môn học thực tế như: Văn hóa tổ chức, Kinh tế du lịch, Văn hóa du lịch, Marketing du lịch, Phong tục, Tập quán, Lễ hội truyền thống, Du lịch tôn giáo và Tín ngưỡng, Quản trị lữ hành, Quản trị sự kiện, Địa lý du lịch, Hướng dẫn du lịch…

Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành ra trường làm gì

Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành có thể tự tin để làm ở các vị trí công việc như sau:

– Hướng dẫn viên du lịch hoặc chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị – sự kiện – Quản trị – điều hành – thiết kế tour tại các công ty trong và ngoài nước hoặc các tổ chức phi chính phủ, chuyên viên tại các Sở, Ban, Ngành về Du lịch

– Nghiên cứu, giảng dạy về du lịch tại các cơ sở đào tạo, việc nghiên cứu… Đặc biệt, bạn còn có thể khẳng định khả năng của bản thân khi tự chủ mô hình kinh doanh độc lập. Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ du lịch – lữ hành của riêng mình là một trong những xu hướng được nhiều người ưu tiên lựa chọn.

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, mỗi năm ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cần thêm gần 40.000 lao động. Tuy nhiên, lượng sinh viên học chuyên ngành này ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm. Trong đó, có hơn 12% là sinh viên có trình độ cao đẳng và đại học trở lên.

Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú và đa dạng cho các cử nhân chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với mức lương khởi điểm hấp dẫn, khoản 8 – 10 triệu đồng/tháng cùng với chế độ ưu đãi tốt. 

Nên học Quản trị Dịch vụ Du lịch Lữ hành hay Quản trị Nhà hàng – Khách sạn

Quản trị Dịch vụ Du lịch Lữ hành và Quản trị Nhà hàng – Khách sạn là 2 ngành nghề được nhiều bạn trẻ chọn lựa nhất hiện nay vì cùng mang lại cơ hội làm việc và thăng tiến rộng mở. Tuy nhiên, nếu bạn yêu thích công việc được di chuyển, khám phá mọi nơi hãy chọn Quản trị Dịch vụ Du lịch Lữ hành. Nhưng nếu bạn yêu thích môi trường năng động, chuyên nghiệp mong muốn sở hữu một homestay, khách sạn hay resort của riêng mình thì Quản trị Nhà hàng Khách sạn chính là sự chọn lựa thích hợp dành cho bạn. Hơn nữa, bạn cũng phải lựa chọn dựa vào khả năng, sở trường của bản thân cũng như mục tiêu và điều kiện của bản thân, mà bạn chọn lựa cho phù hợp. Chính vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ để đưa ra chọn lựa đúng đắn nhé!

Nguồn cet.edu.vn