Điều kiện để ấp trứng gia cầm

1. Thời gian ấp trứng: 

– Thời gian để ấp trứng vịt là 28 ngày, ấp trứng ngan( vịt xiêm), ngỗng là 30 ngày, trứng cút là 17 ngày, trứng đà điểu là 43 ngày, trứng gà là 21 ngày.

– Tuy vậy có thể dao động: trứng nhỏ nỏ trước từ 5-10 giờ, trứng to nở muộn hơn so với quy định 5-10 giờ.

– Từ đặc điểm này, nếu có điều kiện cần phân loại trứng có khối lượng to , nhỏ khác nhau cho vào cúng khay để dễ theo dõi trứng nỏ tập trung, cùng lúc. Không nên áp chung các loại trứng gia cầm khác loài trong cùng một lò vì chế độ nhiệt của mỗi loài là khác nhau.

 

– Trứng mới vào máy ấp còn lạnh nên 3-4 ngày đầu cần cung cấp nhiệt độ cao hơn các giai đoạn ấp sau.

– Đối với trứng gà, trứng vịt và trứng ngan xấp xỉ 38 độ C (phụ thuộc vào điều kiện từng nơi ấp), sau đó giảm nhiệt độ từ từ, đến 3 – 4 ngày trước khi nở nhiệt độ giảm 0,5 – 10 độ C.

– Trong những ngày nóng, cần hạ nhiệt độ phòng ấp bằng cách mở máy ấp, phun nước ấm( 35-360C), phun nước làm mát phòng ấp.

 

3. Độ ẩm: 

– Những ngày đầu tiên yêu cầu nhiệt độ cao, độ ẩm cũng cao để giảm bớt sự bốc hơi nước trong trứng.

– Đến giữa thời kì ấp, do việc trao đổi chất của phôi tăng, lượng nước nội sinh tạo ra cần phải thoát ra ngoài trứng nên yêu cầu nhiệt độ lò ấp trứng và phòng ấp giảm đi.

– Vào vài ngày cuối của thời kỳ ấp, sự trao đổi chất của phôi mạnh nhất, nhiệt độ của trứng tăng lên cao nhất nên nhiệt độ của lò ấp phải giảm nhưng đồng thời ẩm độ của lò phải tăng (phun nước ấm lên trứng )để vừa hạ nhiệt trứng vừa tánh gà nở bị sát vỏ và chết tắc.

 

4. Không khí:

– Không khí rất cần cho sự tao đổi khí của phôi vì vậy máy ấp phải đủ thông thoáng, khí trong máy ấp phải được lưu thông đều.

– Đảo trứng để điều hoa nhiệt độ, ẩm độ và không khí tại mọi vị trí của quả trứng.