Địa Chỉ Ip Là Gì Tên Miền Là Gì Mà Nếu Không Có Ip Sẽ Không Có Internet

em biết gì về địa chỉ ip và tên miền?

em biết gì về địa chỉ ip và tên miền? Như chúng ta đã biết là một mạng máy tính toàn cầu, do hàng nghìn mạng máy tính từ khắp nơi nối lại tạo nên. Khác với cách tổ chức theo các cấp: nội hạt, liên tỉnh, quốc tế của một mạng viễn thông như mạng điện thoại chẳng hạn, mạng internet tổ chức chỉ có một cấp, các mạng máy tính dù nhỏ, dù to khi nối vào internet đều bình đẳng với nhau. Do cách tổ chức như vậy nên trên internet có cấu trúc địa chỉ, cách đánh địa chỉ đặc biệt, rất khác cách tổ chức địa chỉ của mạng viễn thông. Cùng tìm hiểu về địa chỉ ip và tên miền trong bài viết này nhé!

Mục Lục Bài Viết

1. Tìm hiểu về địa chỉ ip? thế nào là địa chỉ ip?

1.1 Địa chỉ IP là gì?

1.2 Địa chỉ IP dùng để làm gì?

1.3 IP tĩnh là gì?

1.4 IP động là gì?

2. Tên miền. Mục đích chính của việc sử dụng tên miền là gì?

3. Đăng ký tên miền nhằm mục đích gì?

4. Có mấy loại tên miền?

1. Tìm hiểu về địa chỉ ip? thế nào là địa chỉ ip?

1.1 Địa chỉ IP là gì?

thế nào là địa chỉ ip? – Địa chỉ IP hay trong tiếng Anh gọi là IP address hay viết đầy đủ là Internet Protocol address. Đây là 1 địa chỉ được dùng trên mạng máy tính và mạng Internet đảm bảo không 1 địa chỉ nào giống nhau vào 1 cùng thời điểm trên Internet. Công dụng của địa chỉ IP được dùng để cho các thiết bị nhận diện vào trao đổi dữ liệu với nhau. Địa chỉ IP rất hữu ích cho việc dò tìm và giải quyết các vấn đề về xâm nhập cũng như các mối nguy hiểm từ Internet. Những địa chỉ IP này đồng thời cũng giúp giảm spam thư điện tử hoặc khi bạn nhận được những bức thư với những lời đe dọa hay các loại virut nguy hiểm có thể xâm nhập thông qua thư điện tử. Hiện nay thì phổ biến nhất có 2 loại địa chỉ IP là địa chỉ IPv4 và IPv6.

Bạn đang xem: Địa chỉ ip là gì tên miền là gì

Để có thể thực hiện việc truyền tin giữa các máy trên mạng, mỗi máy tính trên mạng Internet đều có một tên riêng và một địa chỉ (dạng số) tương ứng gọi là các địa IP. Địa chỉ IP trên Internet được biểu diễn dưới dạng một dãy số gồm bốn trường, mỗi trường có độ dài nhất định theo mẫu chuẩn (mỗi địa chỉ gồm bốn byte, chia thành bốn trường, mỗi trường một byte) được phân tách bởi dấu chấm (.), Ví dụ: 145.39.5.235.

*

Em biết gì về địa chỉ ip

1.2 Địa chỉ IP dùng để làm gì?

Địa chỉ IP dùng như 1 địa chỉ trên Internet để người dùng có thể kết nối đến. Một địa chỉ IP trên mạng Internet có thể được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau.

Như là 1 địa chỉ để truy cập trang web khi mà chưa có gắn tên miền domain vào.

Như bình thường bạn gõ Google.com sẽ hiển thị ra trang web google . Còn nếu như Google chưa mua tên miền Google.com thì bạn có thể gõ địa chỉ ip là 216.58.199.110 vào trình duyệt web để truy cập trang Google. Qua cổng hay port 80.

Đây chỉ là trong số những công dụng của địa chỉ IP mà thôi. Vì ở những cổng khác nhau hay còn gọi là port thì có thể sử dụng để cho các dịch vụ khác nhau trên Internet.

Cụ thể 1 vài port tiêu biểu cho các dịch vụ Internet như sau:

Port 21: Dành cho FTP là một dạng để truyền file qua mạng Internet

Port 22: Thường dùng cho SSHPort 23: Thường dùng cho TelnetPort 25: Thường dùng cho SMTPPort 80: Thường dùng cho WebsitePort 443: Port cho web đã dùng SSL…

Để trả lời câu hỏi thế nào là địa chỉ ip – Nếu hiểu đơn giản thì Địa chỉ IP là địa chỉ nhà. Còn Port là những căn phòng trong nhà của bạn vậy đó. Như phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ….

Hiện nay thì có 2 loại IP được dùng là IP tĩnh và IP động.

 

1.3 IP tĩnh là gì?

IP tĩnh hay còn gọi là Static IP đây là địa chỉ IP cố định không thay đổi. Địa chỉ IP này thường phải mua và tốn phí duy trì. Bởi vì địa chỉ IP cố định sẽ giúp các dịch vụ hoạt động suôn sẻ không phải cấu hình lại địa chỉ mỗi khi địa chỉ IP thay đổi.

Ví dụ: Như đã nói trên địa chỉ IP của trang Google là 216.58.199.110 vậy nếu không cố định sẵn mà hôm này lại đổi qua địa chỉ khác thì người sử dụng sẽ bị gián đoạn không truy cập được. Gần như mỗi khi thay đổi hosting thì những chủ trang web đều phải cấu hình cập nhật địa chỉ IP mới vào domain còn không thì sẽ không truy cập được.

*

Tp tĩnh là gì?

1.4 IP động là gì?

IP động hay còn gọi là Dynamic IP đây là địa chỉ IP thay đổi liên tục không cố định. Địa chỉ IP động thường được các nhà mạng sử dụng nhầm cung cấp dịch vụ truy cập Internet cho các khách hàng của mình.

Xem thêm: Hướng Dẫn Phân Biệt Gòn Tấm Tiếng Anh Là Gì, Bông Gòn In English

Do tính chất luôn thay đổi nên thường có vụ Reset modem để nhà cung cấp mạng Internet cấp 1 địa chỉ IP mới mỗi khi bị chặn IP do download nhiều hoặc do những nguyên nhân khác.

2. Tên miền. Mục đích chính của việc sử dụng tên miền là gì?

mục đích chính của việc sử dụng tên miền là gì? – Mục đích sử dụng tên miền là để cung cấp một hình thức đại diện, hay nói cách khác, dùng những tên dễ nhận biết, thay cho những tài nguyên Internet mà đa số được đánh địa chỉ bằng số. Cách nhìn trừu tượng này cho phép bất kỳ tài nguyên nào (ở đây là website) đều có thể được di chuyển đến một địa chỉ vật lý khác trong cấu trúc liên kết địa chỉ mạng, có thể là toàn cầu hoặc chỉ cục bộ trong một mạng intranet, mà trên thực tế là đang làm thay đổi địa chỉ IP. Việc dịch từ tên miền sang địa chỉ IP (và ngược lại) do hệ thống DNS trên toàn cầu thực hiện.

Với việc cho phép sử dụng địa chỉ dạng chữ cái không trùng nhau thay cho dãy số, tên miền cho phép người dùng Internet dễ tìm kiếm và liên lạc với các trang web và bất kỳ dịch vụ liên lạc dựa trên IP nào khác. Tính uyển chuyển của hệ thống tên miền cho phép nhiều địa chỉ IP có thể được gán vào một tên miền, hoặc nhiều tên miền đều cùng chỉ đến một địa chỉ IP. Điều này có nghĩa là một máy chủ có thể có nhiều vai trò (như lưu trữ nhiều website độc lập), hoặc cùng một vai trò có thể được trải ra trên nhiều máy chủ. Một địa chỉ IP có thể được gán cho vài máy chủ, như trong mạng anycast.

3. Đăng ký tên miền nhằm mục đích gì?

Đăng ký tên miền (domain) có nhiều mục đích như: Xây dựng website để làm thương mại, quảng cáo, quảng bá thương hiệu, mua bán cho thuê lại,…

Đăng ký và sử dụng nhiều tên miền để xây dựng doanh nghiệp của bạn, bảo vệ thương hiệu và có thể giúp bạn tạo ra một nhận dạng năng động trực tuyến.

Bạn có thể sử dụng những tên miền có nhiều phần đuôi khác nhau: .vn, .com.vn, .biz… và trùng với tên công ty, ngành nghề kinh doanh hoặc các sản phẩm của chính công ty bạn nếu bạn không muốn bỏ lỡ bất kỳ một đối tượng khách hàng nào. Như thế, bạn có thể:

Đẩy mạnh được các sản phẩm, dịch vụ của công ty.Tận dụng triệt để các cơ hội, tiếp cận với các chiến lược quảng cáo nhắm mục tiêu vào các thị trường khác nhau và có thể được liệt kê trong – các công cụ tìm kiếm.Lôi kéo nhiều lượng truy cập thông qua việc cung cấp cho khách hàng nhiều cách tìm kiếm trên mạng.Tránh các trường hợp gõ nhầm (sai lỗi chính tả).Tránh những trường hợp trùng tên.Cung cấp cho khách hàng nhiều cách để tìm kiếm cho bạn khi tìm kiếm trên mạng Internet.

*

Đăng kỳ tên miền nhằm mọc đích gì?

4. Có mấy loại tên miền?

Các loại tên miền được chia theo 2 loại:

Tên miền quốc tế: do Trung tâm quản lý tên miền quốc tế cấp: thường có dạng đuôi .com, .net, .biz, .info, …Tên miền loại này dễ mua, giá rẻ nhưng cũng dễ bị tấn công ăn cắp tên miền.Tên miền quốc gia: do Trung tâm quản lý tên miền của mỗi quốc gia quản lý. Tên miền Việt Nam có đuôi .vn, .com.vn, edu.vn, gov.vn,… do VNNIC quản lý bạn cần làm hồ sơ đăng ký và thanh toán phí khá cao gồm phí đăng ký đóng 1 lần và phí duy trì hàng năm. Tuy nhiên tên miền này được cho là thể hiện sự nghiêm túc và chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của bạn và không sợ bị ăn cắp tên miền.

Ngoài ra tên miền còn được phân cấp là tên miền cấp 1 (.com, .net,…) cấp 2 (.vn ), cấp 3 (.com.vn, .edu.vn, .gov.vn,…)

Doanh nghiệp nên mua tên miền nào ?

Thông thường tên mền gắn liền với thương hiệu của công ty, nên doanh nghiệp nên đăng ký mua hết các tên miền phổ thông như .com; .net; .com.vn; .vn.Nếu doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam nên mua tên miền quốc gia vì sẽ được VNNIC cấp chứng nhận quyền ở hữu tên miền, trách những rắc rối phát sinh sau này do việc tranh chấp tên miền.

Khuyến cáo: Việc công ty có lấy được một tên miền – domain trùng với nhãn hiệu hàng hóa hay không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu của công ty. Nếu công ty xây dựng thương hiệu dựa trên một tên gọi nhưng lại không sở hữu tên miền đó, điều đó có thể dẫn đến việc lượng người dùng sẽ đổ sang một trang của người chủ tên miền khác. Nếu đó là của một đối thủ cạnh tranh, vấn đề sẽ rất nghiêm trọng. Việc quảng bá để phát triển một thương hiệu lớn hiện nay liên quan chặt chẽ tới khả năng đồng bộ nhãn hàng với một tên miền – domain. Bất kỳ một sự nhầm lẫn nào cũng có thể dẫn đến việc mất đi lượng truy cập và số lượng khách hàng tiềm năng vào tay của đối thủ cạnh tranh.

*

Đăng ký tên miền

Hy vọng qua bài viết “em biết gì về địa chỉ ip và tên miền”, sẽ giúp bạn tìm hiểu sơ lược cũng như biết rõ hơn về địa chỉ IP và tên miền. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để xem qua bài viết này. Nếu có nhu cầu bạn hãy đến với chúng tôi – film1streaming.com – film1streaming.com CHUYÊN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ WEBSITE CHUẨN SEO – GIÁ RẺ VÀ CHUYÊN NGHIỆP. ĐỘI NGŨ film1streaming.com CAM KẾT CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ CHẤT LƯỢNG VÀ TỐT NHẤT CHO BẠN.

Do việc truy cập Internet đều thông qua IP. Nên những việc bạn làm qua IP đều phải qua nhà mạng bạn đang sử dụng. Nếu bạn làm những việc vi phạm pháp luật thì cũng rất dễ bị truy ra bạn ở đâu. Và nếu bạn đang suy nghĩ về việc đăng ký nhiều hơn một tên miền, bạn có quyền lên ý tưởng. Đăng ký và sử dụng nhiều tên miền là tên lớn để xây dựng doanh nghiệp của bạn và có thể giúp bạn tạo ra một nhận dạng năng động trực tuyến.