Dev là nghề gì? Tổng hợp kiến thức về nghề lập trình viên

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực đời sống khiến không ít người dùng tò mò và không biết dev là nghề gì. Nếu bạn đang cần tìm đáp án cho câu hỏi này thì có thể tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để được giải đáp.

Dev là nghề gì?

Dev (Developer) được hiểu là những lập trình viên hay kỹ sư phần mềm có khả năng sử dụng các loại ngôn ngữ lập trình khác nhau. Từ đó, xây dựng và bảo trì các chương trình cho máy tính. Nói một cách khác, “Dev” là người chỉ huy rồi xử lý các đoạn mã lập trình để có thể sáng tạo ra những phần mềm máy tính hoàn chỉnh nhất.

Họ được xem là chìa khóa giúp mở ra sự phát triển cho các ứng dụng phần mềm. Người ta thường ví người làm nghề Dev là nhạc trưởng có khả năng chỉ huy dàn nhạc để tạo ra những bản nhạc hoàn hảo nhất.

Dev là nghề gì ?

Dev là nghề gì?

Những người làm nghề Dev thường rất thành thạo về máy tính và cũng có thể rất nổi tiếng trong những lĩnh vực công nghệ phần mềm. Có nhiều nhà lập trình viên còn bị xem là “tin tặc”. Đây là một ngành nghề có tương lai nên đã và đang được rất nhiều người trẻ tuổi có đam mê cũng như có khả năng lập trình theo đuổi.

Bạn đọc tham khảo thêm: Cần chuẩn bị những gì để trở thành Junior Developer chuyên nghiệp?

Các công việc cụ thể cần làm của lập trình viên

Công việc của lập trình viên thường được phân chia cụ thể với nhiều mảng khác nhau như: lập trình web, lập trình database, lập trình hệ thống, lập trình mobile và lập trình game.

Những nhiệm vụ mà các lập trình viên cần đáp ứng được bao gồm:

  • Nâng cấp cũng như sửa chữa cho các ứng dụng có sẵn.
  • Xây dựng mới cho những ứng dụng cần thiết.
  • Xây dựng những chức năng xử lý cho máy tính.
  • Nghiên cứu và phát triển cho nền công nghệ mới.

Lập trình là ngành nghề đang “hot”

Lập trình là ngành nghề đang “hot”

Một số tố chất mà lập trình viên cần phải có

Sau khi biết được Dev là nghề gì và nếu bạn muốn “bén” duyên với nghề này thì cần trang bị cho mình những tố chất sau:

  • Có tính làm việc độc lập và có khả năng làm việc nhóm: Mỗi lập trình viên sẽ giữ vai trò đảm nhận các công việc hoàn toàn khác nhau trong một dự án. Sau khi hoàn thành thì các phần sẽ được nối lại với nhau rồi tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Chính vì vậy, mỗi người lập trình đòi hỏi cần phải có khả năng làm việc độc lập và cũng có thể kết hợp, cộng tác tốt với đồng nghiệp của mình.
  • Người có tố chất làm việc cẩn thận, tỉ mỉ: Lập trình viên là một công việc có tính chất tương đối phức tạp nên đòi hỏi các lập trình viên cần phải xây dựng cho bản thân sự tỉ mỉ, làm việc chú trọng đến từng chi tiết. Bởi vì, chỉ cần một lỗi rất nhỏ xảy ra thì cũng có thể khiến cho sản phẩm cũng như dự án của họ gặp thất bại hoặc phải mất rất nhiều thời gian sửa chữa.

Một “Developer” cần phải có tư duy sáng tạo

Một “Developer” cần phải có tư duy sáng tạo

  • Phải có tư duy sáng tạo, tư duy làm việc logic: Đây chính là một trong những tố chất quan trọng bậc nhất đối với một lập trình viên. Để có thể tạo ra được một sản phẩm sở hữu vẻ đẹp thẩm mỹ tốt thì khả năng thiết kế, khả năng sắp xếp vấn đề, tư duy sáng tạo cần phải được bộc phá kịp lúc. Nếu bạn sở hữu yếu tố này thì hãy mạnh dạn thử sức với lĩnh vực này nhé.
  • Có khả năng tự học hỏi để nâng cao kiến thức: Nghề lập trình là một trong những ngành nghề rất khó. Vậy nên, những bạn trẻ muốn sống chung với nó thì đòi hỏi phải luôn cố gắng tiếp thu và học hỏi thêm thật nhiều kiến thức cũng như thực hành thường xuyên mới có thể nâng cao được kỹ năng làm việc.

Nghề lập trình viên sẽ làm việc ở đâu?

Những bạn theo học nghề Developer thường có nhiều cơ hội làm việc trong các công ty thiết kế phần mềm, công ty trong lĩnh vực công nghệ, bộ phận IT. Hoặc Đây là một trong những công việc đòi hỏi thời gian tiếp xúc với máy tính cao nên bạn có thể làm việc ngay tại văn phòng của công ty hoặc hoàn thành công việc tại nhà (tùy vào từng công ty).

Trên đây, là những chia sẻ của chúng tôi nhằm tìm ra đáp án cho câu hỏi Dev là nghề gì. Hy vọng, thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của một Developer; từ đó hành trang cho bản thân để theo đuổi mục tiêu công việc trong tương lai.