Đặc điểm và kỹ thuật nuôi bồ câu pháp

 

Một cặp bồ câu sinh sản có thể dùng sản xuất trong 5 năm. Tuy nhiên, sau 3 năm, khả năng sinh sản có chiều hướng giảm, cần phải thay thế.

 

+ Khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.

 

+ Chim đạt từ 4-5 tháng.

 

-Phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình:

 

+ Con trống: đầu thô, có phản xạ gù mái lúc thành thục, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp.

 

+ Con mái: nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.

 

 

-Yêu cầu chuồng nuôi: Có ánh nắng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh được gió lùa, mưa.

 

 

 

chuồng nuôi bao gồm các ô chuồng. Mỗi một đôi chim trống mái sinh sản được nuôi trong một ô chuồng. Kích thước của một ô chuồng:Chiều cao: 40 cm, chiều sâu: 60 cm, chiều rộng: 50 cm

 

 

Kích thước của một gian: Chiều dài:6 m, Chiều rộng: 3.5m, Chiều cao: 5.5 m( cả mái)

 

Mật độ nuôi thả là 10-14 con/ m2

 

chuồng nuôi dưỡng chim thịt (Nuôi vỗ béo thương phẩm từ 21- 30 ngày tuổi):

 

chuồng nuôi có cấu tạo tương tự như chuồng nuôi cá thể nhưng mật độ là 40-50 con/ m2

 

3. Thiết bị nuôi chim 

 

– Ổ đẻ

 

+ Do đang trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần 2 ổ, một ổ để đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới.

 

+ Ổ có thể làm bằng gỗ, chất dẻo.

 

+ Yêu cầu: Sạch sẽ, khô ráo, tiện cho việc vệ sinh, thay rửa thường xuyên.

 

+ Kích thước của ổ:

 

Đường kính: 20-25cm

 

Chiều cao: 7-8 cm

 

-Ngoài ra, trong chuồng nuôi chim bồ câu, cần có máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung.

 

-Bóng đèn: Cần vào mùa đông ở miền Bắc, lắp bóng 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm từ 3-4h với cường độ 5w/m2 nền chuồng

 

 

Khẩu phần ăn

 

–      Khẩu phần 1: Sử dụng nguyên liệu thông thường

 

Chim sinh sản: Ngô (50%) + Đỗ xanh( 30%)+ Gạo xay(20%)

 

Chim dò: Ngô (50%)+ Đỗ xanh( 25%) + Gaọ xay( 25%)

 

–          Khẩu phần 2: Sử dụng kết hợp cám gà công nghiệp

 

Chim sinh sản: Cám viên công nghiệp(60%)+ Ngô hạt đỏ( 40%)

 

Chim dò:  Cám viên công nghiệp (48%)+ Ngô hạt đỏ (52%)

 

 

–    Cách phối trộn là: Khoáng (85%)+ Muối( 10%)+ Sỏi( 5%)

 

Cách cho ăn

 

–     Thời gian: Sáng lúc 8-9h, chiều 14-15h.

 

–     Khối lượng: Thông thường lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể.

 

Chim dò: 40-50g /con/ngày

 

Chim sinh sản:   Khi nuôi con: 125- 130g / đôi/ngày;  Không nuôi con:90-100g/ đôi/ ngày

 

5. Nước uống

 

-Nước uống: sạch sẽ, không màu, không mùi, được thay hằng ngày.

 

-Có thể bổ sung Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết.

 

 

Thời kỳ đẻ và ấp trứng

 

-Dùng rơm khô, sạch sẽ để lót ổ.

 

-Nơi ấp trứng phải yên tĩnh, giảm tầm nhìn, ánh sáng.

 

-Cần theo dõi ngày chim đẻ bằng cách ghi chép lại, để có thể ghép ấp những quả trứng có cùng ngày đẻ hoặc chênh lệch nhau 2-3 ngày( số lượng trứng ghép ấp tối đa: 3 quả/ ổ)

 

-Khi chim ấp được 18-20 ngày, trứng sẽ nở thành con. Những đôi chỉ nở 1 con thì có thể ghép nuôi vào những ổ 1 con khác cùng ngày nở, hoặc chênh lệch 2-3 ngày. Số lượng con ghép tối đa : 3 con/ ổ.

 

Thời kỳ nuôi con

 

– Thay lót ổ thường xuyên( 2-3 ngày/ lần)

 

– Khi chim non được 7-10 ngày, cho ổ đẻ thứ hai vào.

 

Thời kỳ nuôi vỗ béo

 

-Khi bồ câu được 20-21 ngày tuổi, khối lượng cơ thể đạt 350-400g/ con, tiến hành tách khỏi mẹ để nuôi vỗ béo.

 

-Thức ăn dùng để nhồi: Ngô (80%)+ Đậu xanh (20%)

 

-Cách nhồi: Thức ăn được nghiền nhỏ, viên thành viên nhỏ ngâm cho mềm rồi sấy khô, đảm bảo tỷ lệ thức ăn/ nước là 1:1

 

-Chú ý không để có không gian cho chim hoạt động nhiều, đảm bảo ngoài giờ ăn uống thì thời gian ngủ là chính.

 

Thời kỳ chim dò

 

-Sau khi bồ câu được 28-30 ngày tuổi, tiến hành tách chim non khỏi mẹ, đưa vào chuồng quần thể nuôi.

 

-Bổ sung vitamin, các chất kháng sinh vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hóa và phòng chống các bệnh thường gặp ở chim bồ câu.