Có ý kiến cho rằng giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa, em có đồng tình với ý kiến đó không?

Có phải giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa?

Có ý kiến cho rằng giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa, em có đồng tình với ý kiến đó không? Giữ lời hứa là một biểu hiện của giữ chữ tín, nhưng liệu giữ chữ tín có phải chỉ là cần giữ lời hứa là đủ? Cùng Hoatieu.vn đi tìm câu trả lời nhé.

1. Có ý kiến cho rằng giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa, em có đồng tình với ý kiến đó không?

id=”mcetoc_1fh9n9s3d8″>

Em không đồng ý với ý kiến cho rằng giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa, vì:

Giữ chứ tín không chỉ đơn thuần là giữ lời hứa mà còn phải biết tin tưởng người khác, tin người khác thì người ta mới tin mình, mình mới giữ được cái “tín” của mình. Không thể nào mong mỏi người ta tin mình nhưng mình không tin tưởng người ta.

Giữ chữ tín còn phải thể hiện ở ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa (chất lượng, hiệu quả, sự tin cậy của mọi người…) trong công việc, quan hệ xã hội và quan hệ hợp tác kinh doanh.

Giữ chữ tín được thể hiện ở nhiều khía cạnh, biểu hiện, bao gồm giữ lời hứa, trách nhiệm, cách thức thực hiện lời hứa,…

=> Giữ chứ tín không chỉ là giữ lời hứa.

2. Học sinh cần làm gì để giữ chữ tín?

id=”mcetoc_1fh9n9s3d9″>

Có ý kiến cho rằng giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa, em có đồng tình với ý kiến đó không?

Giữ chứ tín là phẩm chất tốt đẹp mà mỗi người cần có, vậy học sinh cần làm gì để giữ chữ tín và rèn luyện phẩm chất tốt đẹp này?

Để giữ chữ tín, học sinh có thể rèn luyện những hành vi, thói quen sau đây:

3. Câu ca dao tục ngữ về giữ chữ tín

id=”mcetoc_1fh9n9s3ea”>

Việc giữ chữ tín đã được lưu giữ nhiều trong những câu ca dao, tục ngữ mà ông cha ta để lại để:

– Một lần bất tín, vạn lần bất tin;

– Người sao một hẹn thì nên

Người sao chín hẹn thì quên cả mười

Để đọc thêm các câu ca dao, tục ngữ về giữ chữ tín khác, mời các bạn tham khảo bài: Câu ca dao, tục ngữ về giữ chữ tín.

4. Ý nghĩa của việc giữ chữ tín

id=”mcetoc_1fh9n9s3eb”>

Biết giữ chữ tín đem lại nhiều ý nghĩa cho con người trong cuộc sống, rèn luyện tính cách cho con người, trở thành phiên bản tốt đẹp hơn của chính mình.

Chữ tín trong cuộc sống hàng ngày rất quan trọng. Sống biết giữ chữ tín sẽ gây dựng được lòng tin, mọi người tin tưởng sẽ dễ dàng giúp đỡ bạn trong cuộc sống. Người biết giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.

Tín – Nghĩa luôn đi cùng với nhau, có tin tưởng nhau thì mới hình thành nên ơn nghĩa. Giữ chữ tín là tạo nên sự tin tưởng mật thiết, khi đó niềm tin cao cả mới được hình thành và tạo ra các mối quan hệ bền chặt – Con người có tin tưởng nhau thì mới gắn bó được với nhau, chân thành từ đó mới được tạo ra. Khi sự chân thành được tạo lập thì cuộc sống sẽ được hòa thuận và tươi đẹp hơn. Từ những suy luận sâu xa ấy có thể nói ” Chữ tín là cầu nối giữa con người với nhau, là nền tảng để con người sống chân thành hòa thuận với nhau “.

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc quan điểm về ý kiến giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa và các biểu hiện, hành vi cần thiết để rèn luyện phẩm chất này.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn