Cầy Hương – Kinh nghiệm nuôi cầy hương, chồn hương tại nhà

Hình ảnh cầy hương châu phi

Nếu bạn là người thích tìm hiểu về thế giới động vật, đặc biệt là các động vật quý. Chắc hẳn không còn lạ gì khi nói đến cầy hương. Một loại động vật mang lại giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Đây là một loại động vật hoang dã nhưng mang lại nhiều giá trị cao, được áp dụng trong việc chữa bệnh.

Chính hiệu quả cũng như giá trị cao công việc nuôi cầy hương đang ngày càng phổ biến ở nước ta. Giúp mang lại thu nhập ổn định cho người dân.

Tuy nhiên đây là loại động vật hoang dã nên khi mang về nuôi cũng cần phải có kĩ thuật đúng đắn. Người chăn nuôi cần tìm hiểu đúng tập tính sống của chúng thì mới đem lại hiệu quả nuôi dưỡng như mong đợi.

Sau khi tổng hợp các thắc mắc đóng góp ý kiến từ nhiều người nuôi cầy hương. Bài viết sau đây Thời Sự sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về cầy hương. Những giá trị mà nó mang lại cũng như cách nuôi cầy hương sao cho hiệu quả nhất.

Hình ảnh cầy hương châu phi
Hình ảnh cầy hương châu phi

Tìm hiểu chi tiết về cầy hương

Cầy hương ở các vùng miền của nước ta đều có nhiều tên gọi khác nhau như : cầy vòi hương, chồn mướp, cầy xạ, cu tỏi, ngận hương. Tên khoa học của nó là Viverricula, thuộc họ cầy Viverridae. Nằm trong bộ ăn thịt Carnivora, thuộc lớp thú và có 11 loài đang tồn tại ở Việt Nam.

Nơi phân bố của cầy hương

Ngoài Việt Nam thì nó còn phân bố khá rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á và các nước Trung Quốc, Ấn Độ. Nó sinh sống chủ yếu ở vùng núi, trung du, nơi có nhiều cây cỏ bụi rậm hay cây bụi thấp như nương rẫy, núi rừng, ven bờ suối, ven đồi,…

Đặc điểm ngoại hình cầy hương

Ngoại hình của cầy hương trưởng thành thì phần thân dài khoảng 55cm tới 70cm. Cân nặng trung bình mỗi con bình thường từ 3 đến 5kg. Đầu cầy hương hơi dài, mõm của nó đen, dài và hơi nhọn về trước như mõm chó nhưng nhỏ hơn, hai tai nhỏ đen.

Răng cầy hương thường mọc từ khoảng 36 tới 40 cái, có 4 chân. Mỗi chẫn có 5 ngón, chân màu đen và ngắn. Màu lông chủ đạo của nó thường là vàng xám, xám sẫm hoặc xám đen. Từ dọc sống lưng tới gần đuôi có các vệt màu đen đậm. Từ bã vai hai bên dọc xuống tới mông có các vệt hay đốm màu đen nhạt hơn ở giữa sống lưng và đậm dần từ vai xuống mông.

Đuôi mỗi con cầy hương thường dài bằng 2 phần 3 thân của chúng. Tức là khoảng từ 35 đến 50 cm, lông ở đuôi có các vòng tròn xám đen và trắng xen kẽ nhau. Thoạt nhìn trông gần giống như lông mèo mướp.

Cầy hương thường sống tự chủ, đơn độc, đây là loài động vật ăn thịt và thực vật (rễ cây non, củ quả…) những thức ăn của chúng thường là các loài động vật khác như chim bọ, chuột, sóc, thằn lằn, côn trùng,… chúng bắt mồi rất giỏi thường hoạt động và ăn vào ban đêm.

Cầy hương ăn gì

Cầy hương ăn gì – Thức ăn chủ yếu của cầy hương là gì

Chúng là loại vật có nhiều chu kì phát dục trong năm nên mùa sinh sản không rõ rệt. Theo nhiều thông tin cho biết, mùa sinh sản thường sẽ tập trung vào tháng 4 đến tháng 6. Khi phát dục con đực tiết ra xạ hương thơm lừng ở tuyến xạ giữa 2 tinh hoàn nhằm quyến rũ kêu gọi con cái.

Cầy hương cái khi sinh con thường sinh trong hang động nhỏ tự đào hoặc các hốc cây. Nó đẻ con rất khỏe mỗi lứa khoảng 1 đến 5 con, trong năm thường sinh từ 1 đến 2 lứa.

Theo nghiên cứu thì sống trong môi trường nuôi dưỡng nhân tạo cầy hương có tuổi thọ khoảng 22 năm. Trong môi trường tự nhiên tuổi thọ khoảng 8 năm vì hệ sinh thái môi trường tự nhiên ngày càng biến đổi và bị săn bắt quá nhiều nên tuổi thọ chúng thấp đi.

Giá trị của cầy Hương

Giá trị về dược liệu, thực phẩm và kinh tế mà cầy hương mang lại là vô cùng to lớn. Nói về dược liệu người ta thường dùng xạ hương của cầy hương đực ( được tiết ra từ tuyến xạ ở kẻ giữa hai tinh hoàn khi nó phát dục) để làm nước hoa.

Xạ hương của nó tiết ra rất thơm có vị cay, ấm, tác dụng giúp giảm đau, giảm căng thẳng cho thần kinh, chống độc,… nên đây được xem như một loại dược liệu rất quý. Thường thì xạ hương của con sống trong môi trường tự nhiên sẽ thơm và tốt hơn xạ hương của con được nuôi nhốt.

Về giá trị thực phẩm thì hiện nay tại các nhà hàng, quán ăn thịt cầy hương được xem như một loại đặc sản đắt tiền. Bởi vì thịt của nó có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, thơm ngọt và mềm.

Chính vì những lợi ích kinh tế này mà con người ngày càng săn bắt chúng nhiều hơn. Con người trở thành mối đe dọa với loài vật này, số lượng sống thực trạng trong tự nhiên của cầy hương trở nên khan hiếm. Điều này khiến người dân ở Việt Nam chúng ta quyết định thuần hóa và mang chúng về chăn nuôi.

Cầy hương là gì - Có giá trị kinh tế ra sao
Cầy hương là gì – Có giá trị kinh tế ra sao

Kỹ thuật nuôi cầy hương tại nhà

Kĩ thuật nuôi cấy cầy hương cũng không phải đơn giản vì đây là loài sống quen trong môi trường tự nhiên hoang dã. Thế nên khi mang về nhân giống lên thì phải hiểu rõ tập tính, thói quen sinh trưởng và ăn uống của chúng.

Bước chọn giống ban đầu cũng rất quan trọng, phải chọn con khỏe, dễ thích nghi. Sau đó là chọn thức ăn phù hợp và xây dựng chuồng trại phải đúng cách. Mỗi nơi có cách xây dựng chuồng trại khác nhau nhưng vẫn dựa theo quy tắc chung. Chuồng nuôi cầy phải thật rộng rãi, thoáng mát thuận tiện cho con trưởng thành di chuyển, sinh sản.

Nuôi cầy hương tại nhà người dân phải đăng kí với kiểm lâm. Cũng như các loại vật nuôi khác thì cầy hương cũng sẽ dễ có dịch bệnh nên cần được chăm sóc kĩ. Nên vệ sinh thường xuyên cho cầy để giúp chúng dễ dàng thuận lợi trong việc phát triển.

Giá cầy hương hiện nay bao nhiêu tiền

Cầy hương nuôi thành công sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi. Cầy con nuôi sau nửa năm trở lên có thể bán, giá cầy hương hiện nay hơn 1,500,000đ/con. Còn muốn để đẻ phải nuôi trên 1 năm, con cái chuẩn bị vào thời kì sinh sản giá phải trên 20 triệu một con.

Tuy mang lại lợi nhuận nhiều cho người dân nhưng chúng ta nên cố gắng để cầy hương được tồn tại phát triển tốt trong môi trường sinh thái tự nhiên để đảm bảo hệ sinh thái của chúng được bảo vệ bền vững.
Hy vọng bài viết về cầy hương đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích.