Bệnh viện quận 11 | Hỏi gì?

Cận thị (Myopia, Nearsightedness) là tật khúc xạ thường gặp nhất ở mắt, và trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây, đặc biệt ở học sinh và người lao động trẻ.

Khi bị cận thị, hình ảnh sẽ được hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt bình thường. Cận thị làm giảm sức nhìn, gây cản trở, khó khăn trong việc học tập và sinh hoạt hàng ngày. Các em học sinh từ 7-16 tuổi rất dễ mắc chứng cận thị, và độ cận thị tăng nhanh do mắt phải điều tiết nhiều.

Nguyên nhân gây cận thị:

– Di truyền.

– Bệnh bẩm sinh do yếu tố di truyền, cha mẹ cận thị thì con cũng có thể bị cận thị. Đặc điểm là độ cận cao, độ tăng nhanh cả khi đã ở tuổi trưởng thành, có nhiều biến chứng nguy hiểm… khả năng phục hồi thị lực của bệnh nhân kém dù được điều trị.

– Mắc phải.

Ngoài ra cận thị thường xuất hiện nhiều hơn ở trẻ em ở độ tuổi từ 10 – 16 trong quá trình phát triển của nhãn cầu mắt. Phần lớn là do các em học tập, nhìn gần nhiều và trong điều kiện thiếu ánh sáng, mắt không được nghỉ ngơi hợp lý. Đặc điểm của cận thị mắc phải là mức độ cận nhẹ, bệnh tiến triển chậm, ít tăng độ, độ cận thường ổn định đến tuổi trưởng thành, ít bị biến chứng.

Triệu chứng:

Nếu bị tật cận thị, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi nhìn các vật khác ở xa bệnh nhân phải nheo mắt, căng mắt. Nhưng có thể nhìn thấy rõ các vật ở gần như đọc sách, xem điện thoại, sử dụng máy tính.

Phương pháp điều chỉnh khúc xạ trong cận thị:

Đeo kính gọng là cách thông dụng, rẻ tiền, dễ áp dụng. Tuỳ theo mức độ cận thị, bệnh nhân cần đeo kính thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa.

Đeo kính áp tròng mềm cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn để điều chỉnh tật cận thị. Ưu điểm của kính áp tròng là tính thẩm mỹ cao. Nhược điểm khi đeo kính áp tròng là có thể bị dị ứng với kính áp tròng nếu mắt mẫn cảm, mắt dễ bị khô, vệ sinh không tốt dễ viêm giác mạc.

Đối với những người bị cận thị trên 18 tuổi có thể điều trị bằng phương pháp phẩu thuật. Ưu điểm của phương pháp này là không đau, thời gian phẫu thuật ngắn, độ chính xác cao.

Phẫu thuật thủy tinh thể. Đây là phương pháp cuối cùng trong điều trị tật khúc xạ, phương pháp này được chỉ định khi bệnh nhân có độ cận quá cao và không thể phẫu thuật bằng các phương pháp khác.

Các phương pháp hạn chế tiến triển cận thị:

Đối với người cận thị: Nên hạn chế gây áp lực lên mắt. giảm thời gian xem tivi và giảm làm việc với máy vi tính cũng như đọc sách không quá 45 phút, sau mỗi 45 phút cho mắt nghĩ ngơi bằng cách cho mắt nhắm mắt lại 30 giây.

Ngoài ra bạn cũng cần hoạt động ngoài trơi để mắt điều chỉnh thích hợp với môi trường sống. Với những người cận góc học tập cần bố trí ở nơi có cửa sổ có ánh sáng, tránh những nơi có góc khuất tối, Tư thế ngồi học đúng cách, phù hợp. Không nằm hay quỳ để đọc sách, viết bài, không nên đọc sách khi di chuyển bằng các phương giao thông như: xe hơi, tàu lửa….

Chế độ dinh dưỡng:

Cân bằng dinh dường cũng là giúp mắt bạn tốt hơn. Với những người cận thị nên sử dụng nhiều những thức ăn có màu rực rỡ, trong đó có nhiều loại Vitamin như: A, E, C, B…

Thực hiện thăm khám định kỳ mắt thưởng xuyên 6 tháng 1 lần để được các bác sĩ đưa ra lời khuyên về mắt của bạn được tốt nhất.

BS. Hồ Quốc Thái

Khoa Mắt – Bệnh viện Quận 11